Trò ơi, đừng đứng dưới đèn đường mỗi đêm!
Cập nhật lúc 08:27, 23/10/2010 (GMT+7)
Tốt nghiệp Đại học năm 2007 tôi về công tác tại một trường THPT của một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Ở trường học tôi dạy môn địa lý, năm thứ 2 công tác tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11B3 của trường.
|
Trong lúc này xúc cảm dâng lên nghẹn cổ, tôi chỉ biết kêu rằng “trò ơi” (ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Vì là lớp hệ B nên gồm rất nhiều học sinh cá biệt. Là giáo viên chủ nhiệm của một lớp như vậy thật là một thách thức cho một người mới vào nghề như tôi. Tôi đã cố gắng để làm một chủ nhiệm tốt nên đến từng nhà các học sinh cá biệt để động viên và hiểu hơn hoàn cảnh của các em… Ở trong lớp có Luyến là học sinh nữ và cũng là một học sinh cá biệt.
Tôi đặc biệt quan tâm đến Luyến vì lực học của em kém nhưng lại tỏ ra rất ăn chơi và ngông nghênh. Trong sổ học bạ của em từ thời lớp 10 cô giáo cũ nhận xét bằng những từ không thiện cảm… Tôi đã tỏ ra rất gần gũi như người anh trai vừa động viên những lựa chọn, hỏi han và khơi thế mạnh của Luyến để em có lựa chọn mà phấn đấu thi đại học.
Sau này Luyến lại bảo chọn khối C, khối có môn địa tôi dạy. Hai thầy trò vì thế mà gần gũi hơn. Tôi không phủ nhận đôi khi tôi thấy Luyến có sức hút đặc biệt, đôi mắt của em rất đẹp, giờ tôi giảng em rất chăm chú lắng nghe… Nhưng tình cảm của tôi dành cho Luyến chỉ mãi là tình cảm thầy trò.
Nhưng vấn đề là ở Luyến, cô học sinh từng là cá biệt đó bỗng trở nên ngoan hiền, viết thư cho tôi bày tỏ tình cảm…Tôi đã gặp riêng nói chuyện để em đừng ảo tưởng, đừng hi vọng và dồn sức vào học hành. Hôm đó Luyến đã khóc thật nhiều và tuyên bố sẽ giữ mãi trong long tình yêu với tôi.
Tôi không muốn em hiểu lầm và tiếp tục ảo tưởng nên tôi cư xử rất dứt khoát. Thời gian đó tôi cũng đã để ý đến 1 giáo viên nữ khác ở trong trường. Rồi tình yêu của hai người có công việc ổn định nảy sinh. Tôi quyết định làm đám cưới sau 3 tháng yêu nhau. Hai vợ chồng cùng làm giáo viên, chúng tôi sống bình thường, hòa hợp và hạnh phúc.
Thế nhưng ở lớp học, một số học sinh cá biệt đã được tôi “cảm hóa” nhưng Luyến thì lại nổi lên, em nghỉ học thường xuyên, đánh nhau và hỗn với nhiều thầy cô giáo.
Khi hội đồng nhà trường họp để xem xét biện pháp kỉ luật với em thì em đã bỏ học. Tôi tìm đến nhà nhưng không gặp được Luyến. Gia đình cũng bảo rằng không khuyên nhủ được em… Tôi buông xuôi vì sợ tình huống khó xử.
Sau khoảng 4 tháng, trong đêm đi từ nhà bố mẹ vợ về nhà mình, tôi thấy Luyến đứng cạnh một cậu con trai, ăn mặc hớ hênh trên cây cầu cạnh Quốc lộ. Ở huyện này người ta rỉ tai nhau rằng đó là điểm vẫy khách của gái mại dâm. Nó chỉ cách trường cũ khoảng 12 km, cách nhà Luyến 20km. Tôi ghé đến, em nhìn tôi ngượng ngùng rồi tiện lấy chiếc giầy ném tôi…
Hỏi han qua các học trò khác, tôi biết tình hình của Luyến. Tôi thấy xót xa lắm. Tôi day dứt vì nghĩ rằng đó là do một phần lỗi lầm của mình. Lỗi lầm là do tôi đã quá tận tâm ư? Cái hình ảnh của Luyến bên cây cầu đó cứ ám ảnh tôi, làm sao tôi xóa được nó trong tâm can của mình?
Tôi nghĩ đến cái cơ cực của một cô gái làm nghề ấy dưới những ngọn đèn mờ. Trong lúc viết những dòng này xúc cảm dâng lên nghẹn cổ, tôi chỉ biết kêu rằng "trò ơi!".
Bạn đọc chia sẻ tâm sự của mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về: banbandoc@vietnamnet.vn (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ).
Ý kiến bạn đọc
nguyễn hoài thương, tổ 20- đường núi thành- quận hải châu -thành phố đà nẵng, 09:51, 28/10/2010
Ai cũng có những quảng trời riêng nhưng quảng trời đó chỉ tồn tại khi con người ta biết chấp nhận và cố gắng vượt qua chấp nhận hiện thức.và tôi khẳng định thầy không có lổi gì trong chuyện này,vì thầy là một người thầy yêu học sinh quan tâm và muốn học sinh của mình tiến bộ thầy cũng có cái khó khăn của mình.Thầy đã làm trọn và làm đúng lương tâm của một thầy giáo.cuộc đời là vậy có những chuyện xảy ra mà mình không mong muốn tôi mong thầy đừng trách bản thân mình nữa và chúc thầy hạnh phúc
Nguyễn Ngọc Long, Ninh Bình, 00:51, 27/10/2010
Thực ra vào hoàn cảnh của thầy cũng khó , thầy cũng đã làm hết sức mình để cảm hóa luyến một cô học trò ngỗ ngược ... , Nhưng khi luyến viết tình cảm của luyến dành cho thầy thì thầy lại đón nhận nó một cách lạnh lùng quá , nếu thầy khéo léo hơn một chút nói để cho luyến hiểu đó chỉ là tình cảm thầy trò chứ không phải là tình yêu , thầy đừng lạnh lùng và chấm rứt luôn thì có lẽ cuộc đời luyến đã không như thế ,
Lê Phong, Buôn Ma Thuột, 11:11, 26/10/2010
Bạn là người thầy tốt có tâm huyết và trong sáng,có lẽ không ai trách bạn cả trong tình huống trên vì lúc đó bạn còn trẻ so với cuộc đời này.Bạn có tâm có lòng nhân ái chưa đủ cái mà cô học trò cần là sự tôn trọng ở nhân cách mà bạn đã tạo ra lúc đầu khi bạn chủ nhiệm ,đúng ra bạn sư phạm một chút thôi bạn đã thắp sáng được lòng tự trọng tình yêu cho cô học trò nhưng bạn đã không giữ được ngọn lửa ấy và để nó tắt mất thật tiếc cho cô học trò khi không có điểm tựa cô sẽ gục ngã .Tôi đã 30 năm dạy học cũng có tình huống như bạn hồi trẻ nhưng tôi xử sự khác bạn vẫn tôn trọng và hứa khi em học hành có nghề nghiệp và sau đó cô gái bướng bỉnh ấy học ,có nghề và lúc đó cô đi lấy chồng bỏ lại ông thầy đã thắp sáng cho cô ước mơ làm một người tốt.Tôi rất hạnh phúc của một ông lái đò đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Bùi Thị Tĩnh, Trường Sơn-Lục Nam-Băc Giang, 21:23, 25/10/2010
Em chào thầy!
Em biết thầy có những tâm tư cho cô trò đó.
Ngày đó em cũng là một cô học trò ngoan cố, nhưng lực học của em không đến nỗi tồi.
Em cũng có tình cảm với thầy giáo dạy sử của mình. Thầy ấy rất hiền luôn mang lại cho em những kiến thức mới nhất. Hồi đó em khâm phục thầy ấy nhiều lắm, và em coi thầy hơn cả người anh trai của mình, em cũng hay lấy sự chú ý từ thầy. Em không viết thư thổ lộ mà em hành động bằng việc học của mình.
Nhưng em không cho thầy giáo em biết điều đó, và em chỉ cố gắng thôi, thầy hơn em những 8 tuổi kia. Rồi khi em cũng cố được đến đích
thầy đã chọn em đi thi học sinh giỏi tỉnh bằng sự cố gắng của em chứ không phải bằng tình cảm mà thầy dành cho em.
Em biết giữa tình cảm thầy trò nó có một cái gì đó rất lạ, mà cúng có thể em không vượt qua nổi ranh giới ấy.
em đi học trong nam, năm nay là năm thứ 3 rồi. em đã xa thầy 3 năm nhưng em vẫn không thể quên được hình ảnh của thầy ấy.
Nguồi thầy em sẽ luôn mang theo hình ảnh đến mãi cộc đời này.
Em biết ơn thầy ấy, chúc cho thầy ấy luôn mạnh khỏe công tác tốt.
Và thầy cũng vậy, thầy đừng suy nghĩ nhiều về cô học trò đó, đến một lúc nào đó cô ấy sẽ phải quay đầu lại thôi,
chúc thầy thành công trong cuộc sống.
khanh linh, hanoi, 19:36, 25/10/2010
mình thấy thầy làm như vậy là một thầy giáo có trách nhiệm rồi. e hoc sinh kia đa la học sinh cá biệt từ trước khi thầy làm chủ nhiệm lớp. e học sinh đấy đã suy nghĩ chưa chín chắn lên mới chọn công việc như vậy. mình nghĩ thây lên nói cho gia đình e đấy biết để kịp thời khuyên ngăn ko lên để e đấy lấn sâu vào con đương đấy.nếu thầy có cơ hội thi thầy thử khuyên e đấy xem sao. minh chúc thầy thành công .
Hoàng anh, vt, 12:57, 25/10/2010
Thật sự đọc qua câu chuyện của bạn thì mình cũng có hình ảnh của bạn trong đó. Mình cũng là 1 giáo viên nên mình hiểu chuyện đó. Nhưng ở đây cách xứ lý tình huống này bạn thật sự chưa sáng suốt! Mong rằng những bạn là Giáo viên Nam tương lai hãy đọc những điều này để hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống!!
thuan_hanoi, DHQGHN, 09:21, 25/10/2010
có lẽ đó sẽ là kỉ niệm buồn của bạn! Khi tôi mới bước vào ngành giáo dục, cũng có những khó khăn nhất định khi phải ứng xử nhiều tình huống trong sư phạm khi giáo dục các em. Thầy tuy còn trẻ nhưng cũng đi dạy 2 năm rồi thì phải, thầy ứng xử vậy là hơi kém. Thầy phải nghiêm túc rút ra bài học cho mình lần sau. Sự đã rồi, thầy cố thử khuyên giải em học sinh kia xem sao. Dù sao tôi nghĩ tiếng nói của thầy vẫn khá trọng lượng với em học sinh đó! Mình là thầy phải cư xử sao cho khéo léo, không làm hỏng việc và không làm hại ai hay ai phải buồn cả. Chúc thầy sớm vượt qua kho khăn!
Huyền Thanh, Cần thơ, 07:34, 25/10/2010
"Thầy ơi" Tình yêu thời học trò chỉ là thang thuốc thôi thầy ạ . Gần đến ngày 20 tháng 11 rồi nhân đây tôi cũng muốn tâm sự cùng các thầy giáo trẻ mong các thầy hãy biến những thang thuốc ấy thành những thang thuốc bổ để yêu trò của mình nhé.
Ngày tôi học phổ thông đất nước mới qua chiến tranh mọi thứ còn thiếu thốn vô cùng 7 năm học phổ thông tôi chưa một lần được học thầy hình ảnh thầy trong văn thơ đẹp biết nhường nào. Tôi và những người bạn chỉ mong năm học tớcó một môn được học thầy . Đúng là ông trời cũng thấu hiểu vào cấp ba thầy chủ nhiệm lớp là thầy dây môn sử . Đây cũng là lớp đầu và cũng là lớp cuối cùng thầy làm chủ nhiệm nên chúng tôi rất yêu quý thầy dù bây giờ đều đã gọi là già .
Ngày đó trong lớp tôi học sinh nữ phần nhiều thầy đẹp trai mỗi lần tới tiết của thầy mọi người đều háo hức . Đặc biệt thầy là bộ đội ra nên thầy kể về chiến trường , anh bộ đội thì tuyệt vời vô cùng . Tình yêu thầy trong mỗi chúng tôi ngày càng nhiều hình như thầy cũng nhận ra điều đó . Thầy giảng về tình yêu trong đó thầy nhấn mạnh tình yêu khác giới VD tại sao con gái yêu bố nhiều hơn mẹ .....và từng ngày từng ngày qua đi ba năm học hết trong mỗi chúng tôi đều mang trong mình một tình yêu lấp lánh về người thầy 40 nữ học trò của thầy hôm nay ai cũng có một ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay thì làm thầy quả là khó hơn nhiều như các thầy ơi hãy nghĩ về học trò trước rồi hãy nghĩ cho mình thì như vậy mỗi người thầy sẽ hạnh phúc vô vàn. Thầy đừng buông tay các em nhất là những em gái khi chúng yêu thầy vì hết ba năm học đó ra trường chúng sẽ hiểu đó chỉ là tình cha com mà thôi tuổi còn nhỏ mà ngỗ nhậm và đễ bị tổn thương .
Rất mong thầy có lớp lớp học trò thành đạt.
thu, hn, 23:53, 24/10/2010
Bạn đã làm tất cả. Bạn nên tự hào về điều đó. Người quyết định cuộc đời của cô bé đó là chính cô ấy, không phải bạn. Và cô bé ấy thay vì tiếp tục hướng về tương lai thì lại tự đẩy mình ngã chỉ vì những cú sốc đầu đời. Bạn từ chối tình cảm của cô bé ấy là điều không thể không làm. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng hơn chút nữa, tinh tế hơn tí nữa, đừng quá phũ phàng thì có lẽ cô bé vẫn có cơ hội để có cuộc đời tốt hơn. Thôi thì, đây coi như là kinh nghiệm, một kinh nghiệm không mấy vui.
daminh, 21:17, 24/10/2010
em nghĩ, bây giờ ko phải là lúc hối hận. anh hãy bàn bạc với vợ, rằng a muốn giúp e học sinh ấy rời khỏi con đường gái mại dâm ấy. rồi a cùng với gdinh e học sinh ấy, bàn bạc cùng nhau kéo em ấy về. nếu a đã từng cảm hóa được 1 lần, sẽ có lần thứ 2. dĩ nhiên, a phải khéo léo để e ấy ko ngộ nhận tình cảm của mình. Vì e ấy thiếu tình thương, nên khi có ai giúp đỡ mình thì rung động. chỉ cần, a, và gia đình cô bé hết sức yêu thương, khuyến khích e ấy quay lại, ko coi thường, trách mắng... hướng e ấy chọn con đường đúng đắn cho mình. Em tin anh sẽ làm cô học trò ấy hoàn lương. Đừng sống để sau này phải hối hận, anh à
Lư Tuấn Nghĩa, Bến Cát-Bình Dương, 07:19, 24/10/2010
còn rất nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề không nhất thiết chon cách cự tuyệt như vậy!bản thân là một giáo viên có một trình độ nhất định,phải biết khuyên nhủ Luyến một cách nhẹ nhàng và thấu đáo để Luyến nhận thức được tình cảm của mình và tình cảm của một người thầy đối với một học trò mình đang dẫn dắt quan tâm.Con đường mà Luyến chọn đối với Luyến là một cách trả thù mù quáng.Phải ngăn chặn hành vi trả thù mà Luyến đang chọn!
Nguyễn Đức Anh, 22:19, 23/10/2010
Thưa thầy,
Thầy đừng buồn. Mọi cá thể đều quyết định tương lai bản thân mình. Không ai có thể cứu được 1 người mà người đó không cứu được bản thân mình.
Có thể em Luyến đó bây giờ là gái ,nhưng nếu có sự giúp đỡ thì 10 năm nữa, em ấy không chừng lại là 1 người mẹ tốt, 1 công dân gương mẫu. Cuộc đời của 1 con người rất dài, dài hơn nhiều so với ta tưởng tượng.
Đừng nhìn lại quá khứ mà mong thầy hãy hướng đến tương lai của bao em khác nữa. những người non nớt mà chưa hiểu được mặt tối của xã hội.
hanoi, 19:03, 23/10/2010
Thày chưa vì trò. Nếu vì trò, thày có sự minh mẫn hơn khi giải quyết tình thế. Là tôi, tôi sẽ trao đổi với người yêu và đồng nghiệp để thông cảm, hoãn cưới để em bình tĩnh hơn, học cao hơn, qua cái tuổi nhạy cảm. Trò yêu thày là tình cảm rất bình thường, nhất là khi chưa tỉnh táo để phân biệt tình yêu, thày là người minh mẫn hơn và dẫn tình cảm đó đúng hướng.
Thầy nên nói với vợ, đồng nghiệp, gặp em đó để động viên. Cứu người là khó và cần làm.
phan thi thu thao, tien giang, 19:00, 23/10/2010
Có lẽ bạn còn trẻ và chưa đủ kinh nghiệm giải quyết vấn đề! Từ một cô bé ngỗ ngược, được thầy cảm hóa, cô bé dần trở nên ngoan hiền. Thế nhưng sau đó, cô bé lại rơi vào tình trạng xấu hơn trước! Bây giờ thì cô bé kia không thể trở lại trường học như những người bạn cùng trang lứa.Hy vọng cô bé ấy sẽ được cộng đồng giúp đỡ và định hướng cho em vào trường học nghề.
duy an, tp nam dinh, 18:48, 23/10/2010
Tôi thấy anh sai lầm thật anh đã bóp chết niềm tin duy nhất trong con bé. đáng lẽ anh phải tạo niềm tin khác cho nó chứ, việc làm của anh chẳng khác nào cho một người ăn xin đang đói rách không 1 xu dính túi 5 đồng và lây đi 10 đồng. Nếu muốn giúp con bé thì thiếu gì cách anh phải tạo cho nguười ăn xin 1 cái cần câu cơm, thì con bé cần có 1 cái cần câu tinh thần
Tran Son, 18:30, 23/10/2010
Trong các nghề, làm nghề giáo là khó nhất.( tui không làm trong ngành GD).
Các kỹ sư TÂM HỒN.
Các nghề khác có sai thì cũng bị ảnh hưởng ít. Kỹ sư có thiết kế sai thì ảnh hưởng ít và sửa chữa lại được( vì còn cả 1 tập thể cùng quyết định trước khi thực hiện). Còn thầy giáo chỉ cần sai trong tích tắc, cả 1 tập thể hoc sinh bị ảnh hưởng và hậu quả thì kéo dài và nhiều việc khác liên đới.
Người thầy ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có cả kiến thức xã hội, tâm lý, sự từng trải....( Cho dù có nâng lương giáo viên lên cao cũng chả giải quyết được ). Đôi khi, muốn tốt mà không phù hợp với đối tượng, với điều kiện xung quanh thì cũng thất bại. Chỉ mong sao các thầy cô vững bước trên con đường giáo dục. Nếu mà chỉ một sơ suất, một thất bại mà bỏ nghề thì sao mà đủ giáo viên dạy dỗ các em.
chia se, Lao cai, 17:04, 23/10/2010
Trong giáo dục không phải cài gì cũng thay đổi ngay được nhất là chuyện tình cảm. Trường hợp này bạn đã làm không tốt và cũng đã giết một đời học sinh.
Hoàng Nhật Linh, Quảng Ngãi, 15:02, 23/10/2010
Đọc bài của bạn tôi cũng cảm thấy thương cho ng con gái tên Luyến đó.cô ấy đã đc bạn cảm hóa nhưng khi cảm hóa bạn lại k dùng đúng cách của 1 ng thầy.mà bạn lại để cô ấy hiểu rằng đó là tình yêu.chắc bạn biết vì sao cô ấy lại trở thành như thế rồi chứ?Tôi không trách bạn vì bạn cũng đâu biết kết cục lại như vậy.Nhưng thà bạn hảy im lặng và để cô ấy cứ ảo tưởng thì sẻ tốt hơn.
nguyen ngoc han, bac ninh, 14:34, 23/10/2010
Chuyen tinh cam giua hoc sinh va thay giao la binh thuong nhung se co nhung cach khac de giai quyet
th, thanhhoa, 13:04, 23/10/2010
Phải chănng đây là một bài học kinh nghiệm? thầy cự tuyệt mọt cách chóng vánh thế phải chăng sợ cô giáo kia hiểu nhầm thầy, nên chăng gỡ rối từ từ cho em học sinh đó? làm được như vậy thầy phải hy sinh thật nhiều và trò của thầy sẽ vượt qua đựoc lúc yếu lòng đó
bhanh, 11:54, 23/10/2010
Minh cung la mot giao vien, minh rat thong cam cho hoan canh cua ban.ban da rat tot va nhiet tinh voi HS nhung ban ah gia ma ban nhiet tinh hon nua, biet dau su the lai khac.nhung du sao chuyen cung da roi.minh nghi bay gio ban van co the giup co hoc tro nho do tro lai truong day ban ah.co len ban.dung de e dan than vao con duong toi loi.co len."niem tin chien thang se dua ta den ben bo vui.."co be tro lai truong khong chi tuong lai cua e ma con la niem hanh phuc cua rat nhieu nguoi trong do co ban day.chuc ban thanh cong.
ruarua, ha noi, 09:01, 23/10/2010
Làm giáo viên rồi mới biết, cho dù học sinh của mình có như thế nào đi nữa thì vẫn thấy thương chúng! Chỉ đơn giản, chúng là học trò của mình!