221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
534132
16,6 tỷ đồng vào túi ''cò'' ra sao?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
16,6 tỷ đồng vào túi ''cò'' ra sao?
,

(VietNamNet) – Một “cò” mua đất một cách bất hợp pháp của dân rồi bán lại cho công ty nhà nước hưởng chênh lệch 16,6 tỷ đồng mà các cấp chính quyền không hay biết. “Chuyện thật như đùa” xảy ra ở phường 12 quận Gò Vấp.

Lấy tiền Nhà nước dễ như “trở bàn tay”?

Soạn: AM 173531 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đất bỏ hoang chờ thi công tại một dự án    

Công ty địa ốc Gò Môn (thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn) là đơn vị được giao thực hiện 2 dự án xây dựng khu dân cư tại phường 12, gồm dự án 8,2 ha và khu 2,9 ha (theo quyết định số 16653/KTST - QH ngày 18/11/1998 và quyết định 1116/KTST – QĐ ngày 10/4/2001).

 

Liên quan tới dự án 8,25 ha, ngày 8-9-2000, 13 hộ dân đồng ý lập giấy tay ủy quyền cho bà Phạm Thị Tuyết Lan, một tư nhân thường trú tại 376/2C Phan Đăng Lưu phường 1, Phú Nhuận, thay mặt thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ và chuyển quy hoạch SDĐ trên diện tích 91.874 m2. Điều đáng nói là các hộ này chỉ ủy quyền cho bà Lan một việc hoàn toàn khác với thực tế là bà Lan đã “lén lún” chuyển nhượng QSDĐ của dân cho công ty địa ốc Gò Môn.

 

Biết ký hợp đồng mua bán đất với bà Lan mà chưa thông qua 13 hộ dân là sai, nhưng để hợp thức hóa sai phạm này, công ty địa ốc Gò Môn đã “mướn” ông Dương Công Hiệp – Phó trưởng phòng QLĐT quận Gò Vấp “tham mưu” cho các hộ dân làm đơn xin trả đất cho Nhà nước còn công ty địa ốc Gò Môn làm đơn xin cấp đất và xin sử dụng đất xây dựng. Lỡ bị bà Lan lừa bán đất, các hộ dân buộc phải làm “hợp đồng tay” bán số đất của mình cho bà Lan với giá từ 100 – 150.000 đồng/m2, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo làm đơn “trả lại đất cho Nhà nước” của phòng QLĐT.

 

Tại dự án 2,9 ha khu dân cư phường 12, công ty địa ốc Gò Môn ký hợp đồng không số với bà Phạm Thị Tuyết Lan chuyển nhượng trên 29.800 m2 với giá 290.000 đồng/m2. Cũng theo sự hướng dẫn của Phòng QLĐT Gò Vấp, ngoài việc ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với bà Lan theo giấy ủy quyền không có xác nhận của chính quyền địa phương công ty địa ốc còn ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với 6 hộ dân (thực tế không trả tiền đền bù cho dân) nhằm hợp thức hóa trình tự thủ tục xin giao đất thực hiện dự án cũng như số tiền đã chi cho bà Lan 8,326 tỉ đồng.

 

Theo tính tóan tại khu 8,25 ha, 13 hộ dân đã chuyển nhượng cho bà Lan với giá từ 100.000đ đến 150.000đ/m2. Số đất này đã bà Lan “sang tay” cho công ty địa ốc Gò Môn theo giá 280.000đ/m2 và đã được công ty thanh toán số tiền trên 22,865 tỉ đồng. Số tiền chênh lệch mà bà Lan hưởng là 11,832 tỉ đồng. Còn tại khu đất 2,9 ha, bà Lan “mua” của các hộ dân với giá từ 100.000đ đến 140.000đ/m2, nhưng lại “bán” lại cho công ty địa ốc Gò Môn với giá 290.000đ/m2, hưởng phần chênh lệch hơn 4,772 tỉ đồng (dù đã ký hợp đồng chuyển nhượng QSĐ với các hộ dân nhưng công ty địa ốc Gò Môn không chi một đồng nào cho họ).

Như vậy, tổng số tiền mà bà Phạm Thị Tuyết Lan hưởng lợi bất chính là trên 16,604 tỉ đồng từ việc mua bán, chuyển nhượng trái phép.  

“Tiếp tay” và làm ngơ?

 

Soạn: AM 173535 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhiều dự án đang được triển khai tại TP.HCM.

Theo thanh tra, tại tờ trình số 375/TT-UB-QLĐT ngày 3/8/2001 và số 73/TT-UB-QLĐT ngày 4/2/2002 đề nghị Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM giao đất cho Công ty địa ốc Gò Môn để thực hiện dự án, UBND phường 12, phòng QLĐT, UBND quận Gò Vấp đều báo cáo là Công ty địa ốc Gò Môn đã đền bù cho các hộ dân. Đây báo cáo sai sự thật vì thực tế giữa công ty và các hộ dân không lập thủ tục đền bù, không biên bản thoả thuận, biên bản kiểm tra hiện trạng đền bù… nhưng công ty đã chi 31 tỷ đồng mua lại của bà Phạm Thị Tuyết Lan.

 

Liên quan tới trách nhiệm của ông Trần Kim Long - Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, Đoàn thanh tra cho biết ông này chỉ dựa vào tham mưu của phòng Quản lý đô thị (QLĐT) để ký 2 tờ trình báo cáo sai sự thật với UBND TP.HCM và Thủ tướng mà thiếu kiểm tra thực tế, không phát hiện kịp thời việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy mô lớn (hơn 11ha của 2 dự án), không có biện pháp ngăn chặn để tư nhân lợi dụng “móc túi” Nhà nước hơn 16 tỷ đồng. Hơn thế, chính ông Long là người đầu tiên “giới thiệu” khu đất 10ha có nguồn gốc tư nhân cho Công ty địa ốc Gò Môn, rồi sau đó công ty này mới có ý định mua đất của bà Lan (theo cáo cáo số 28/2004/CV – GM ngày 16/02/2004 của Công ty địa ốc Gò Môn – PV).  

 

Phòng quản lý đô thị Gò Vấp tuy biết việc chuyển nhượng giữa bà Lan với 19 hộ dân nhưng lại báo cáo cấp trên không đúng thực tế, đó là chưa kể việc hướng dẫn Công ty địa ốc Gò Môn hợp thức hoá sai phạm. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về ông Dương Công Hiệp, Phó trưởng phòng QLĐT. Trưởng phòng là ông Lâm Văn Trừ phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn là đơn vị chủ quản, phê duyệt thiết kế và dự toán cho công ty “con” Gò Môn để công ty “con” chi sai nguyên tắc 31 tỷ nên cũng không nằm ngoài trách nhiệm.

 

Thanh tra TP.HCM  đã đề nghị thu hồi hơn 16 tỷ đồng của bà Phạm Thị Tuyết Lan trục lợi bất chính… Đây là vụ buôn bán đất đai điển hình và là sai phạm được làm rõ nhất.

 

Tuy nhiên, trong phần kiến nghị xử lý, cơ quan thanh tra lại “quá nhẹ” đối với các cá nhân tổ chức tiếp tay hoặc làm ngơ trước hành vi mua bán đất – một dạng “cò đất” của bà Lan. Đề nghị mức xử lý “kiểm điểm và có mức kỷ luật tương xứng” xem ra còn quá chung chung, chưa đúng tầm và thiếu tính răn đe trong tình hình quản lý đất đai còn phức tạp như hiện nay.

 

  • Thái Thiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,