221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1257421
Chính phủ ủng hộ địa phương "quyết" mức phạt giao thông
0
Article
null
Chính phủ ủng hộ địa phương 'quyết' mức phạt giao thông
,

- Trước kiến nghị của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, trong Nghị định về xử phạt vi phạm giao thông sắp tới, Chính phủ dự kiến sẽ giao cho địa phương tự quyết định mức xử phạt vi phạm giao thông.

 

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết tại Hội nghị An toàn Giao thông năm 2009, được tổ chức sáng 12/1/2010.

 

2 TP quyết tâm theo đuổi đề nghị tăng mức xử phạt

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài “không dám báo cáo về những mặt tích cực” trong ùn tắc và tai nạn giao thông, bởi theo ông Tài, “kết quả là không như mong muốn” khi số vụ tai nạn, số người chết chỉ giảm nhẹ còn số vụ ùn tắc thì nhiều: 74 vụ ùn tắc trên 30 phút, còn số vụ ùn tắc trên 60 phút là 18 vụ.

 

Ông Tài chỉ rõ nguyên nhân: Pháp quy hoạch TP.HCM là cho 2 triệu dân, nhưng nay đã lên tới 9 triệu dân với số lượng xe cơ giới là 5 triệu. Trong khi đó thành phố cũng chưa có đường vành đai 3, chưa có trung tâm điều hành giao thông. "Nếu chỉ đem số xe này xếp ra đường thôi cũng đã không đủ", ông Tài nói.

 

Thêm vào đó, ý thức giao thông của người dân thấp, “cũng ông đó ra nước ngoài thì chấp hành tốt nhưng về lại vi phạm”, ông Tài ví dụ. Trong khi, lực lượng CSGT của thành phố cũng chỉ vẻn vẹn 600 người.

 

Mô tả ảnh.
2 TP lớn quyết tâm theo đuổi đề xuất tăng mức vi phạm giao thông để hy vọng kéo giảm ùn tắc. Ảnh:VNN

 

Vì vậy, bên cạnh những giải pháp dài hơi mà thành phố đã bắt đầu làm như quy hoạch giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, di dời trường học, xây tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, ông Tài cho biết, trước mắt thành phố sẽ xiết chặt vấn đề nhập cư, đề xuất tăng số lượng cảnh sát, tăng phí lưu thông, dừng đỗ phương tiện cá nhân trong thành phố.

 

Đặc biệt, ông Tài khẳng định thành phố tiếp tục đeo đuổi kiến nghị được tăng mức xử phạt vi phạm giao thông: “Nếu Chính phủ thấy không thể tăng mức xử phạt được trên cả nước thì cũng nên để cho các thành phố lớn được tăng. Vì ví dụ như xử một cái ô tô đỗ sai chỉ trăm ngàn là quá nhẹ”, ông Tài nói.

Cùng chung quan điểm, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cũng kiến nghị Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đồng thời cho biết Hà Nội đã báo cáo lên Chính phủ xin phép tăng mức xử phạt vi phạm, tăng phí đăng ký trước bạ, phí đăng kiểm, đồng thời kiến nghị các bộ liên quan cân đối nhập khẩu phương tiện để Hà Nội có lộ trình hạn chế xe cá nhân.

 

CSGT phải tăng cường "phạt nguội"

 

Tiếp thu những kiến nghị của các địa phương, nhất là của Hà Nội và TP.HCM, Phó  Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong Nghị định về xử phạt sắp tới, Chính phủ dự kiến sẽ giao cho địa phương tự quyết định mức xử phạt giao thông.


Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công an quan tâm tới kiến nghị tăng số lượng CSGT của Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Nam. Dù vậy, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, muốn tăng được thì phải có quá trình tuyển chọn, đào tạo và phải chờ. Trong thời gian đó, ngành công an nên đẩy mạnh xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh (phạt nguội)

 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Đã thí điểm và thấy có hiệu quả thì phải mở rộng "phạt nguội". "Phạt nguội" sẽ làm người ta tự giác hơn, vì khi đi qua đoạn đường đó, không thấy bóng CSGT nhưng người dân vẫn sợ".

 

Để thực hiện tốt "phạt nguội", ông Hải yêu cầu ngành công an khẩn trương hoàn thiện, bổ sung bộ cơ sở dữ liệu về phương tiện, việc sang tên đổi chủ phải được thực hiện nghiêm.

 

“Làm sao phải xã hội hóa, kêu gọi bên ngoài vào đầu tư thiết bị máy móc, camera để phạt nguội”, Phó Thủ tướng Hải gợi mở thêm.

Để ưu tiên xóa các "điểm đen” tai nạn giao thông, Phó Thủ tướng “thúc” các địa phương đề xuất cơ chế đặc thù, Chính phủ sẽ ưu tiên giải quyết. Bởi con số người chết, bị thương chỉ giảm 1,9 và 0,7% là còn quá xa con số 5% mà Chính phủ mong muốn.


“Chúng ta đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp. Trong đó, tai nạn giao thông cũng phải là một tiêu chí. Một nước công nghiệp phải có số người chết vì tai nạn giao thông ít. Ngược lại, số người chết vì TNGT cao thì đó là nước lạc hậu”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.

 

Theo Uỷ ban ATGT Quốc gia, năm qua cả nước đã xảy ra 12.492 vụ TNGT, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người; so với năm 2008 giảm 390 vụ (-3,0%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-1,9%). 


Năm 2009 có 33 tỉnh, thành phố giảm số người chết vì TNGT, trong đó có 21 địa phương giảm trên 5%. Đặc biệt, có 5 địa phương giảm hơn 20% số người chết so với năm 2008 là: Cao Bằng, Quảng Ninh, Tây Ninh, Ninh Thuận, Lâm Đồng. 31 tỉnh, thành phố tăng số người chết, trong đó 7 địa phương tăng trên 25% là: Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hóa.

 

  • . Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,