221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1231099
Đề nghị Quốc hội xem xét việc tăng mức phạt giao thông
0
Article
null
Đề nghị Quốc hội xem xét việc tăng mức phạt giao thông
,

 - Sau khi bị Bộ Tư pháp phản bác đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm giao thông ở HN và TP.HCM cao hơn các nơi khác, Bộ GTVT đã rút đề xuất này khỏi dự thảo nghị định nhưng vẫn đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) xem xét khi đưa vào mục “vấn đề còn có ý kiến khác nhau”.

Giải thích cho việc tiếp tục kiến nghị UBTVQH xem xét, trao đổi với VietNamNet chiều 20/8, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) cho biết: Bộ đề nghị Chính phủ báo cáo UB Thường vụ QH xem xét vì Pháp lệnh Xử phạt hành chính do UBTVQH thông qua chứ không phải Chính phủ. Nếu được UBTVQH đồng ý thì UBTVQH sẽ giao lại cho Chính phủ, Chính phủ sẽ ban hành văn bản quy định.

 

“Trong Dự thảo Bộ GTVT bỏ ra vì ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp có những căn cứ, nhưng Nghị định thì cần ban hành sớm nên chúng tôi đưa vào mục còn ý kiến khác nhau để bàn thêm sau, vì dẫu sao đây là vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều”, bà  Hiền  nói.

 

Mô tả ảnh.
Bộ GTVT đã rút đề xuất tăng gấp đôi mức xử phạt vi giao thông ở Hà Nội và TP.HCM so với các nơi khác ra khỏi dự thảo Nghị định, song vẫn kiến nghị UBTVQH xem xét thêm  Ảnh:VNN

 

Trong văn bản giải trình với Chính phủ do Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng ký, sau khi bị Bộ Tư pháp góp ý, Bộ GTVT cho rằng, thực tiễn thời gian qua, công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông đô thị ở thành phố Hà Nội và TP.HCM có nhiều khó khăn và phức tạp hơn so với các địa phương khác. 

Tại hai thành phố này, do có mật độ dân cư lớn, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ cao, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Vì vậy ở hai thành phố này, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần phải có chế tài xử phạt cao hơn so với mức quy định chung để bảo đảm tính răn đe.
 

Trước đó, theo dự thảo Nghị định qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ GTVT xây dựng, mức phạt được áp dụng tại hai địa phương là Hà Nội và TPHCM có thể cao hơn đến 100% so với mức quy định chung.
Trên phương diện quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Ban Soạn thảo đồng tình với đề nghị của hai thành phố. 

Tuy nhiên, căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung đề nghị “trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP.HC được áp dụng mức phạt tiền cao hơn mức quy định chung đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của hai thành phố chưa đủ cơ sở để đưa vào Dự thảo Nghị định.

Vì  vậy, Ban Soạn thảo đề nghị chưa quy định vấn đề này trong Dự thảo Nghị định; đồng thời đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội “cho phép Chính phủ thực hiện thí điểm việc áp dụng mức phạt tiền cao hơn mức quy định chung đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sau khi được Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thống nhất đã được trình Chính phủ.

Trước đó, nhiều ý kiến đề nghị không quy định thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với các lực lượng cảnh sát khác và công an xã, nhưng Ban Soạn thảo đề nghị giữ nguyên với lý do:

Bộ GTVT viện dẫn khoản 3, Điều 87, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. 

Do đó, trên cơ sở Luật Công an nhân dân năm 2005, Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì có thể quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an xã đối với một số hành vi vi phạm hành chính phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Theo Bộ GTVT, thời gian qua các lực lượng cảnh sát khác và công an xã đã thực hiện khá tốt vai trò của mình trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và ngăn chặn các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, trong khi lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng.

Năm 2008, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã đã phát hiện giúp xử phạt trên 282.000 vụ vi phạm, với số tiền trên 52 tỷ đồng

  •  Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));