221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1105520
Thứ trưởng Lê Tiến Thọ: "Vụ" HHVN 2008 phải giải quyết sớm!
1
Article
null
Thứ trưởng Lê Tiến Thọ: 'Vụ' HHVN 2008 phải giải quyết sớm!
,

 - "Tôi đã nói với anh Dương Xuân Nam rằng dự thảo đang ở chỗ tôi, và đề nghị của anh ấy là hạ tiêu chuẩn dự thi của các thí sinh ở các cuộc sắc đẹp vẫn đang có hai luồng ý kiến và chờ Bộ trưởng quyết định" - ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ VH - TT - DL bày tỏ. 

Từ trái qua: Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, Hoa hậu Thùy Dung và ông Dương Xuân Nam

Trong cuộc họp báo gần đây, ông Dương Xuân Nam - Trưởng BTC cuộc thi HHVN 2008 nói với báo chí rằng dự thảo mới quy chế 37 ở mục thể lệ có sự thay đổi: Thí sinh dự các cuộc thi sắc đẹp chỉ cần học PTTH, và rằng dự thảo đang nằm ở bàn làm việc của Thứ trưởng mấy tháng nay nhưng do bận việc nên chưa ký. Ông nói gì về điều này?

- Dự thảo mới về quy chế 37 đang để ở trên bàn của tôi thật. Nhưng nội dung dự thảo mục thể lệ vẫn giữ nguyên: Thí sinh dự thi phải tốt nghiệp THPT, và có ý kiến của anh Dương Xuân Nam khi đi tham dự hội thảo quy chế 37 của Bộ hồi tháng 4/2008. Nhưng đó chỉ là một ý kiến. Còn nhiều ý kiến khác cho rằng để cho hoa hậu mang tầm cỡ quốc gia thì phải tốt nghiệp PTTH.

Vụ Pháp chế cùng với Cục NTBD trình lên Bộ dự thảo mới này, trong đó có xin ý kiến Bộ trưởng Bộ VH - TT và DL Hoàng Tuấn Anh về những vấn đề nói trên, chứ không phải là đã thống nhất chỉ có mỗi việc tôi ký nữa là xong. Xin nói rằng tôi không được ký văn bản, mà Bộ trưởng mới là người ký văn bản pháp quy của nhà nước.

Ban tổ chức đã thừa nhận rằng ’’có thiếu sót khi nhanh nhạy đi trước một chút’’. Chiếu theo quy chế 37 của Bộ VH-TT (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) thì rõ ràng BTC làm sai luật, vậy phía Bộ đã có động thái gì?

- BTC HHVN 2008 nói với báo chí đại ý muốn đi trước thời đại một chút và dựa trên tinh thần đổi mới, nhưng đổi mới cũng phải có quy chế nhất định. Không thể cầm đèn chạy trước ô tô được.

Hôm nay họp giao ban của Bộ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh có ý kiến chỉ đạo thanh tra của Bộ sẽ kiểm tra xem việc thực hiện đề án của BTC HHVN 2008 có gì sai với quy chế của Bộ không?

Tôi nghĩ việc này phải giải quyết cho sớm để trả lời với công luận một cách rõ ràng. Nhưng phải xem sai đến đâu rồi mới có kết luận. Cấp phép sai đã là hỏng rồi huống hồ tổ chức sai. Việc nào cũng phải có quy định về mặt quản lý nhà nước.

Với luồng thông tin tân Hoa hậu VN 2008 Trần Thị Thùy Dung đang có ’’nghi án’’ làm học bạ giả, với tư cách người làm quản lý văn hóa ông có ý kiến gì? Đứng ở góc độ một khán giả bình thường ông có sự chia sẻ gì với tân hoa hậu?

- Bạn đặt cho tôi hai vị trí: Một là lãnh đạo, hai là khán giả bình thường cơ à?... Tôi nghĩ rằng muốn đánh giá cho cụ thể thì phải được kết luận bởi các cơ quan nhà nước để làm sao trắng ra trắng, đen ra đen, đừng làm cho dư luận rối lên. Hai là ảnh hưởng tới tư tưởng một con người.

Trong trường hợp các cơ quan chức năng kết luận ban tổ chức HHVN 2008 vi phạm quy chế thì phía Bộ sẽ xử lý thế nào, thưa ông?

- Sẽ xử lý trên cơ sở của pháp luật. Ví dụ BTC sai thì họ phải chịu trách nhiệm. Và thanh tra sẽ dựa vào nghị định 56 xử phạt và từ các quy chế của cuộc thi hoa hậu.

Còn nếu hoa hậu Thùy Dung vi phạm quy chế ấy, thì liệu cô có tiếp tục được giữ vương miện hay không?

- Cái này tôi lại phải nói là trên cơ sở chờ để thanh tra có ý kiến đề xuất. Thanh tra từ các kết luận sẽ áp vào quy định của nhà nước (nếu có sai phạm) và khi đó cũng không loại trừ việc Thùy Dung bị tước vương miện.

Nếu cơ quan chức năng chứng minh được quả thực Thùy Dung chưa tốt nghiêp PTTH thì cô có đủ tư cách để tham dự Hoa hậu Thế giới 2008 diễn ra giữa tháng 11 tại Nam Phi không?

- Phải có kết luận trong nước đã rồi mới đi thế giới. Khi không giữ được vương miện trong nước thì làm sao đi quốc tế được?! Mà cũng phải xem BTC Hoa hậu Thế giới tổ chức có mời đại diện Việt Nam không đã. Khi có được giấy mời thì phải được cơ quan cử đi - đó là Cục NTBD.

Tất nhiên người đẹp đại diện phải đạt các tiêu chí như: Có trình độ ngoại ngữ, từng đoạt một danh hiệu trong nước, chấp thuận những điều kiện của cuộc thi đó và phải được một đơn vị đứng ra đưa đi. Năm nay, ví dụ BTC HHTG mời Nguyễn Thụy Vân hay Ngô Phương Lan hay một ai đó đi thi thì biết đâu đấy.

Lâu nay báo Tiền Phong là đơn vị ’’độc quyền’’ tổ chức Hoa hậu Việt Nam. Vậy có sự thay đổi gì thời gian tới trong việc quyết định đơn vị tổ chức không?

- Trong quy chế mới có đề nghị: Nếu đơn vị nào để xảy ra những sự cố thì dựa trên cơ sở pháp luật để đánh giá là sẽ không cho tổ chức một kỳ tiếp theo.

Thứ trưởng Lê Tiến Thọ. Ảnh: Sơn Hà
Hai năm trở lại đây, có rất nhiều cuộc thi hoa hậu, và những tai tiếng xảy ra từ những cuộc thi như thế cũng nhiều lên. Đứng từ góc độ một người quản lý văn hóa, ông có nghĩ rằng nên thắt chặt việc cấp phép tổ chức hoa hậu trong thời gian tới không?

- Tôi rất chia sẻ với ý kiến của bạn. Vì vậy, mới hai năm quy chế ra đời đã có cuộc họp đánh giá và đang phải chỉnh sửa lại văn bản. Phải ’’thắt chặt’’ lại chứ không ’’mở’’ tràn lan. Ngay như danh từ hoa hậu không phải cấp nào cũng được, như vùng miền thống nhất là hoa khôi, cấp tỉnh là người đẹp.

Thêm một điều nữa là không được tổ chức rộng ở vùng miền, tức là nơi nào cũng tổ chức được. Đơn vị nào đăng cai thì chỉ tổ chức ở tỉnh đó thôi. Ví dụ Hoa hậu Du lịch, Hà Nội đứng ra đăng cai thì tất cả mọi hoạt động từ vòng sơ khảo, chung kết mọi cái đều được tổ chức trên địa bàn của Hà Nội.

Điều nữa là ban giám khảo phải làm hai đề xuất: Một là ban giám khảo của vòng sơ khảo chọn ra bao nhiêu người theo đề án sau đó BGK giải tán. Vòng chung kết lập ra BGK khác để tránh trường hợp một người cứ đi theo suốt trong quá trình và không có ý kiến khách quan.

Một điều nữa là người của BTC thì không được tham gia trong ban giám khảo. Các cán bộ ở hai cơ quan cấp phép như Cục NTBD, Bộ VH - TT - DL không được tham gia thành viên BGK. Và BGK do BTC đề xuất nhưng phải được cơ quan cấp phép chấp thuận. 

- Cảm ơn Thứ trưởng về cuộc trò chuyện!

  • Sơn Hà (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,