Tp.HCM: Nhiều ngành học có nguy cơ bị "xóa sổ"

Cập nhật lúc 12:30, 14/09/2010 (GMT+7)

- Ngành tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, Pháp, thậm chí Kinh tế gia đình, quản lý văn hóa,... đang có nguy cơ khó có thể tồn tại vì lượng hồ sơ xin vào học chỉ đếm trên đầu ngón tay.

TIN BÀI MỚI

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Mô tả ảnh.
Nhiều ngành học không còn hấp dẫn thí sinh. (Ảnh minh họa: VNN)
Nguyện vọng 3 vào các trường ĐH, CĐ chuẩn bị đến hạn nộp hồ sơ xét tuyển (từ 15-30/9) nhưng dấu hiệu đã cho thấy, năm học này nhiều trường sẽ phải lược bớt các ngành học khi không đủ hồ sơ thí sinh xin học.

Điển hình nhất có thể kể đến ngành tiếng Trung, tiếng Nhật. Đại diện Ban tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM cho biết, ngành tiếng Trung và Trung Quốc học của trường năm nay chỉ có khoảng gần chục hồ sơ xin vào học NV2, trong khi các ngành khác thì dồi dào hồ sơ.

Do đó, theo người đại diện thì khả năng năm nay trường không mở hai ngành học này.

Cũng ở trong tình cảnh đó, Trường ĐH Hùng Vương TPHCM cũng chuẩn bị dừng đào tạo ngành tiếng Nhật do thiếu sinh viên. Còn Trường ĐH Văn Hiến thì cũng đang lay lắt với các khoa tiếng Nhật, Trung, Pháp với lượng hồ sơ nộp xét tuyển quá ít.

Không chỉ có ngoại ngữ, ĐH Văn Hiến cũng đang chuẩn bị tạm dừng đào tạo hai ngành Văn hóa học và Việt Nam học. Bên cạnh đó, một số ngành thuộc khối kỹ thuật cũng rơi vào cảnh... "chợ chiều" như: ngành nhiệt lạnh, thiết kế máy; kỹ thuật công nghiệp, cơ - điện tử, xây dựng, kỹ thuật ô tô.

Còn Trường CĐ Sư phạm TW TP HCM thì gặp khó với ngay cả những ngành mới được cho phép đào tạo như Kinh tế gia đình, Quản lý văn hóa, Đồ họa.... Theo phòng đào tạo nhà trường, ngành Quản lý văn hóa mới nhận được 4 hồ sơ xét tuyển NV2 và ngành Kinh tế gia đình khả thi hơn với 20 hồ sơ.

Đại diện Ban tuyển sinh của các trường này cho biết, nếu ngành học quá ít thí sinh xin vào học thì có thể phải ngừng đào tạo.

  • Trâm Anh

Ý kiến của bạn

Các tin khác