,
221
5523
Làm giàu không khó
lamgiaukhongkho
/kinhte/lamgiaukhongkho/
876420
Đằng sau cánh gà Làm giàu không khó?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Đằng sau cánh gà Làm giàu không khó?

Cập nhật lúc 13:25, Thứ Sáu, 15/12/2006 (GMT+7)
,

Với những người làm chương trình Làm giàu không khó? cái vui nhất là họ biết, mỗi người đang góp phần thắp lửa khát khao trong lòng giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung!

Soạn: HA 985263 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Làm báo, ai cũng nói là vất vả. Nói đến con gái làm truyền hình, ai cũng thương cảm sao mà vất vả trên từng cây số! Thế mà, Ban biên tập Làm giàu không khó? duy nhất có anh Giám đốc nội dung là U40. Còn lại, toàn con gái. Phòng biên tập đi suốt, nhưng cứ về cơ quan cô nào cũng than sao phòng mình thiếu nam quá. Không phải để san việc nặng nhọc (vì có cô nào thấy việc của mình nặng nhọc đâu), mà để không khí có âm có dương.

Chuyện làm chương trình Làm giàu không khó? kể ra thì nhiều lắm. Bắt đầu là cái chuyện làm phóng sự. Có lần, có cô biên tập trẻ mới vào nghề, hăng hái xin đi Sơn Tây tìm một triệu phú trồng hoa. Vượt qua mấy chục cây số bụi đất, tìm đến nhà, đã không gặp được “triệu phú” thì chớ, mọi người ở đó còn ngạc nhiên nói với cô rằng, mùa này hoa mới ươm cây, đã nở hoa đâu mà quay phim với chụp ảnh? Luyến tiếc nhìn cả cánh đồng trơ trọi toàn cây con, cô bé tiu nghỉu ra về. Đấy, ai bảo biên tập chỉ cần biết viết là đủ, còn phải hiểu trước biết sau nữa chứ. Làm phóng sự về kinh tế thì phải hiểu từ nghề nuôi lợn, trồng hoa cho đến chuyện mua bán hợp đồng, nhượng quyền thương hiệu… Lần đó, chắc cô ngấm lắm, không biết tối về có khóc không mà sáng hôm sau đi làm mắt cứ đỏ hoe.

Đấy là nói chuyện “tai nạn” do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết. Nhưng cũng không ít lần các cô gặp những sự cố ngoài dự kiến, có chuẩn bị kỹ đến mấy cũng không lường trước được. Có buổi, cả đoàn hẹn hò nhau 4h sáng đi quay một cơ sở giết mổ gia cầm. Tối hôm trước các cô biên tập trẻ đã ngủ kỹ từ sớm, để chuông đồng hồ đàng hoàng, quyết tâm lần đầu tiên trong đời… dậy sớm. Ai ngờ, đang say sưa giấc lúc 3h sáng, chủ cơ sở rối rít alo: Đến ngay nhé, hôm nay hàng bán chạy, giờ này đã tấp nập lắm rồi. Cả đoàn lục tục dậy, cả chân lẫn mắt ríu lại vì buồn ngủ nhưng vẫn phóng từ đầu này đến đầu kia thành phố. Đến nơi thì: ôi thôi, xung quanh đã vắng hoe, chỉ có vài con gà chỏng chơ, chẳng còn gì để quay nữa. Đành hẹn buổi khác. Thật là, nghề nào cũng có kiểu tai nạn riêng.

Mỗi thước phim phóng sự làm ra đều là một kỳ công đối với cả đội ngũ biên tập, quay phim, đạo diễn. Nhưng kết quả thu về cũng “bõ” cái công bỏ ra. Doanh nghiệp xem chương trình xong, liên tiếp gọi điện xin đĩa kỷ niệm. Có chủ doanh nghiệp còn hỏi vé đi xem ghi hình trực tiếp tại trường quay, rồi hỏi rất nhiệt tình: Cuối năm có cuộc bình chọn phóng sự hay nhất không, để chị bỏ phiếu? Có mấy cái phóng sự chị thích lắm! Miệng thì toét ra cười nói chương trình chưa nghĩ đến chuyện đó, nhưng trong bụng cô nào cũng nghĩ: Không biết có phải chị ấy thích phóng sự của mình không nhỉ?

Chuyện làm phóng sự, theo các cô, vẫn chưa hay bằng chuyện của các bạn sinh viên. Có vô khối chuyện liên quan đến các bạn sinh viên khiến những người làm chương trình “cười ra nước mắt”.

Thay đổi lịch phát sóng

Từ ngày 1/1/2007, Diễn đàn giải pháp thị trường Làm giàu không khó? Phiên bản 2 - Đường tới thành công - sẽ phát sóng vào lúc 19h50, tối thứ tư hàng tuần trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và phát lại vào 14h chiều thứ 7 trong tuần.

Từ 1/1/2007 - Thời lượng chương trình sẽ tăng thêm 10 phút, từ 35 phút lên 45 phút.

Lúc đăng ký thi đấu, trường nào cũng thích mình được thi trước. Đã từng có chuyện như thế này: Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Lao động Xã hội cùng đăng ký thi đấu vào đợt 3. Khi bốc thăm, may mắn cho trường Thủy lợi là bốc trúng đợt 3. Nhưng sự cố là đợt ghi hình thứ 3 lại trùng lịch thi của trường. Ngay lập tức, Đại học Lao động Xã hội được thay thế. Tưởng mọi việc thế là êm xuôi. Phút cuối, Đại học Thủy lợi nhận ra là mình “nhầm lịch”, nên vẫn có thể tham dự chương trình được như thường. Cả trường bèn lên một chiến dịch “vận động” để thuyết phục Đại học Lao động Xã hội nhượng lại quyền dự thi. Đủ mọi kế đưa ra đều vô tác dụng, Đại học Lao động Xã hội nhất định giữ chặt vận may. Thủy lợi đành ngậm ngùi thi sau. Còn cái vị xem nhầm lịch, về sau bị “xử lý” thế nào, những người làm chương trình không được rõ. 

Chuyện xin vé đến trường quay cũng lắm lúc buồn cười. Thông thường, mỗi trận đấu, mỗi trường được 120 vé đến trường quay xem trực tiếp. Nhưng 120 vé đó thấm tháp gì so với cả nghìn sinh viên của mỗi trường. Thế là, các bạn tìm đủ mọi cách để có thêm vé: nào là gọi điện năn nỉ xin thêm vé cho thầy cô, gia đình, nào là lùng tìm trên mạng MFO, có bạn đến tận quán café MFO chầu chực để mua… Nhưng “kinh dị” nhất phải kể đến chuyện “biểu tình” ngay trước cổng Đài Truyền hình, nếu chị phụ trách không ra đón vào thì nhất định cả trường, người có vé lẫn người không có, không ai vào xem hết. Đến như thế thì chỉ biết nhượng bộ các bạn, chứ biết làm thế nào?

Nếu ai hỏi những người làm chương trình Làm giàu không khó? có mệt không, chắc họ gật đầu đến gãy cổ. Nhưng mà vui. Vui khi vô tình nghe ngóng được một câu khen ngợi ngoài phố; vui khi nhìn khán đài S9 rực rỡ cờ hoa, băng rôn; vui khi doanh nghiệp gọi điện về, háo hức hỏi xem bao giờ chương trình phát sóng… Nhưng cái vui nhất là họ biết, mỗi người đang góp phần thắp lửa khát khao trong lòng giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung!

  • Anh Đào 
,

Tin khác

Tin khác của 'Làm giàu không khó'

,
,