,
221
5523
Làm giàu không khó
lamgiaukhongkho
/kinhte/lamgiaukhongkho/
862972
Chuyện làm giàu của nhà kỹ nghệ Trương Văn Bền
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Chuyện làm giàu của nhà kỹ nghệ Trương Văn Bền

Cập nhật lúc 19:02, Thứ Sáu, 10/11/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Người Việt, với nền tảng văn hóa lúa nước, từ xa xưa đã quen hài lòng với ruộng đồng, làng xã. Nếu có buôn bán thì thường chỉ là những gánh hàng xén, hàng rong nho nhỏ. Tưởng như, người Việt chẳng có ai được gọi là doanh nhân.

Soạn: HA 951991 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Kỹ nghệ nấu xà phòng thời Trương Văn Bền
(ảnh: aquasapone.com.au)

Thế mà vào những năm đầu của thế kỷ XX, giữa lúc thời thế biến động, chúng ta lại có một thế hệ đầu tiên ở Việt Nam làm kinh doanh đúng nghĩa. Nếu như ở miền Bắc, người ta đã quen với cái tên Bạch Thái Bưởi; thì ở miền Nam, không mấy ai là không biết nhà kỹ nghệ Trương Văn Bền.

Ông Trương Văn Bền sinh ra trong một gia đình thủ công ở Chợ Lớn vào năm 1883. Từ bé, ông đã quen với khung cảnh giao thương mua bán tấp nập, và máu kinh doanh cũng thấm vào người ông từ thuở đó. Năm 31 tuổi, ông lập một đồn điền cao su cỡ nhỏ ở Thủ Đức, sau đó mấy năm, ông mở rộng kinh doanh bằng cách lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười. Ông cũng hợp tác với Viện nghiên cứu Nông nghiệp Đông Dương trong việc chích nhựa thông và phục hồi các khu rừng quanh Đà Lạt, sản xuất mỗi năm khoảng 30 tấn dầu thông và hàng trăm tấn tùng hương.

Dù rất thành công với những lĩnh vực trên, nhưng khi nhắc đến Trương Văn Bền, người ta lại thường nhắc đến một lĩnh vực khác: kinh doanh xà bông.

Thuở đó, chỉ có các lò nấu nhỏ ở Chợ Lớn sản xuất xà phòng, giá không đắt nhưng chất lượng kém. Người Sài Gòn ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp - loại sản phẩm mà họ vẫn thường gọi là xà bông Mạc-xây. Không chạnh lòng buồn như nhiều người khi thấy dân chúng chỉ sính dùng hàng ngoại, ông Trương Văn Bền, với sự nhạy bén sẵn có của một doanh nhân, đã ngay lập tức nhận ra một cơ hội ngàn vàng.

Năm 1931, Công ty Trương Văn Bền và các con ra đời với mục tiêu chính là trở thành nhà máy nấu xà phòng lớn nhất Đông Dương. Tận dụng nguyên liệu có sẵn, ứng dụng kỹ thuật mới, Công ty Trương Văn Bền và các con đã đưa ra những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả phải chăng. Thêm vào đó, ông lại rất chú trọng đến việc quảng cáo và khuếch trương thương hiệu. Trên hộp xà bông của hãng là hình một trong những mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ - cô Ba. Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”. Đặc biệt trong các cuộc triển lãm, gian hàng của công ty luôn tạo ấn tượng cho khách bởi mô hình cục xà bông khổng lồ và giá cả sản phẩm rẻ hơn bình thường đến 25%. Hơn thế, ông Bền còn tìm cách đưa hình ảnh sản phẩm vào khắp các loại hình nghệ thuật được người Việt ưa thích lúc bấy giờ như ca vọng cổ, thơ lục bát…

Thành công đến không ngoài dự tính. Xà bông cô Ba đánh bại xà bông Mạc-xây, nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Cái tên Xà bông cô Ba đã trở thành gắn bó. Cho đến tận bây giờ, nhiều người Sài Gòn vẫn còn nhắc lại cái tên ấy với nỗi hoài niệm khôn nguôi về một Sài Gòn đầu thế kỷ.

Ngày nay ở Chợ Lớn vẫn còn hãng xà bông Trương Văn Bền với cơ ngơi to lớn - dấu tích của doanh nhân một thời.

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Xuân 1939, ông Bền đã hé lộ cho độc giả thời đó những bí quyết thành công của mình: “Bất cứ việc gì, trước khi làm mình phải biết rõ việc ấy. Người Tây trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả. Cho đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có thể làm được, nhưng đối với họ đó là việc quan trọng, cũng có sách có trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người khách mua rồi còn trở lại (…). Như tôi đây cơ sở vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách, tìm báo đọc thêm (…). Sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.

Nhiều người trẻ ngày nay vẫn lắc đầu quầy quậy rằng: Làm giàu khó lắm! Nhưng thiết nghĩ, nếu họ biết học những bí quyết của nhà đại tư sản Trương Văn Bền, bí quyết về cách thức kinh doanh bài bản, thì chuyện làm giàu sẽ trở nên không còn khó nữa. Hãy như Trương Văn Bền xưa, học để giàu có, học để làm giàu không khó!!!

Phiên bản 2 của Diễn đàn giải pháp thị trường “Làm giàu không khó?” - “Đường tới thành công” số 02 là cuộc tranh tài đấu trí gay cấn giữa 3 trường ĐH: Nông nghiệp 1, Đông Đô và Học viện Ngân hàng. Kiến thức đã được học ở trường được các bạn sinh viên áp dụng vào tình huống kinh doanh thực tế đầy linh động và sáng tạo. Đó chính là sự hấp dẫn và hào hứng mang phong cách trẻ - phong cách của những doanh nhân tương lai. Chương trình phát sóng lúc 19h50 thứ 6 ngày 10/11/2006 và phát lại lúc 12h30 thứ 3 ngày 14/11/2006 trên VTV1. Mời các bạn đón xem.

  • PV
,

Tin khác

Tin khác của 'Làm giàu không khó'

,
,