Họp phụ huynh thế này, khó có Ngô Bảo Châu thứ 2

Cập nhật lúc 06:46, 17/09/2010 (GMT+7)

- Qua diễn đàn "lạm thu" nhiều phụ huynh bức xúc không nói được thành lời, còn tôi rất muốn có ý kiến thì buổi họp phụ huynh biến thành buổi "tâm sự 19 năm đứng lớp của cô". Ít phút còn lại là cách làm áp đặt, tiêu cực...

Dưới đây là câu chuyện của một phụ huynh có con học tại một trường THCS ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

a
HS Trường THPT Chu Văn An vào năm học mới
Anh kể, sáng 12/9/2010 tôi cùng nhiều phụ huynh khác tới trường họp phụ huynh cho con. Điều lạ so với các buổi họp khác (đã 8 năm họp phụ huynh cho các con ở trường THCS này) là cô giáo (tên Hằng) đã khống chế thời gian họp trong vòng 45 phút. Trong 45 phút đó, sau màn chào hỏi, chúc sức khỏe là gần 2/3 thời gian cô "tâm sự" về 19 năm làm giáo viên dạy Văn rất tốt. Chỉ còn 10-15 phút dành cho phụ huynh.

Chưa hết, đến phần bầu Ban phụ huynh, cô giáo Hằng giới thiệu một cô đại diện phụ huynh lớp lên nói. Phần này toát lên cách làm áp đặt, thiếu dân chủ và không giống với cách làm của những năm trước.

Cụ thể, vị phụ huynh được cô giáo Hằng giới thiệu lên nói như "đã rồi" rằng "chúng tôi đã bàn với cô chủ nhiệm, xin đề nghị có thêm một nam giới nằm trong Ban phụ huynh (cơ cấu). Sau khi có một phụ huynh nam giới giơ tay nhận làm và được đồng tình ngay. Rồi các thành viên trong Ban phụ huynh lần lượt giới thiệu.

Trong khi cách bầu Ban phụ huynh những năm trước là cô giáo chỉ gợi ý, rồi tất cả phụ huynh ngồi lại bầu rất dân chủ. Sau khi thống nhất thì báo cáo lại với giáo viên chủ nhiệm biết.Cuộc họp bầu Ban phụ huynh năm nay thì không theo cách cũ.

Trưởng Ban phụ huynh năm nay là vị phụ huynh được cô giáo giới thiệu lúc đầu lên đọc các khoản đóng góp của trường. Rồi trong các khoản thu có đề cập tới có lắp điều hoà không? Chưa có phụ huynh nào có ý kiến thì vị phụ huynh đó tiếp lời luôn: đóng quỹ phụ huynh học kỳ một là 600.000 đồng/một học sinh.

Với việc thu quỹ phụ huynh không nói rõ các khoản thu và chi đã khiến nhiều phụ huynh ấm ức. Trong đó, có nhiều phụ huynh muốn có ý kiến thì lại hết thời gian...Không biết Ban Giám hiệu có quy định hay quy chế nào về việc giáo viên chủ nhiệm tham gia vào việc thu tiền quỹ phụ huynh không mà phụ huynh được cô giới thiệu là đã bàn với cô chủ nhiệm?

Tôi băn khoăn, việc lập quỹ phụ huynh với mức thu như thế có quá không? Đây có thể là "biến tướng" của một hình thái lạm dụng để hối lội nhà trường hiện nay, trong khi các em học sinh thì chỉ biết học?.

Còn nếu xét về Luật chống tham nhũng, tiêu cực thì vấn đề "lạm thu" đang diễn ra ở nhiều trường là trái luật nhưng thực tế kiểu tiêu cực này đang len lỏi khắp nơi. Và nếu thế hệ này làm như vậy thì thế hệ kế tiếp cũng sẽ làm, thậm chí còn lạm thu cao hơn...Hệ quả sẽ là lòng tin của giáo dục ngày càng sa sút.

Theo tôi, nếu duy trì cách họp phụ huynh áp đặt thế này như này sẽ nảy sinh tiêu cực và chúng ta sẽ không có Ngô Bảo Châu thứ 2?

  • Lê Quang Hà (Hà Nội)

Ý kiến bạn đọc

Sao xanh, TP.HCM, 14:32, 17/09/2010

Con tôi học trường Việt Úc. Cứ mỗi lần đến dịp họp phụ huynh thì nhà trường gửi giấy về nhà. Cha mẹ học sinh sẽ chọn giờ để đi gặp cô giáo cho thích hợp. Mỗi phụ huynh gặp cô giáo khoảng 30 phút. Trong thời gian đó cô giáo sẽ cho phụ huynh biết về những ưu nhược điểm của bé để cùng gia đình giúp bé tiến bộ. Tôi thấynhư vậy cách làm như vậy rất hay.

Ở những trường công chúng ta họp ào ào cho qua, chủ yếu là vận động quyên góp thêm. Và cháu nào có cha mẹ làm trưởng phó hội cha mẹ học sinh thì được ưu ái hơn. Như vậy là không công bằng.

Nguyễn Thanh Long, Hà Nội, 14:00, 17/09/2010

Tôi không hoàn toàn đồng tình với quan điểm trong bài viết của anh Lê Quang Hà. Thứ nhất : Thời gian họp Phụ huynh lớp không ai khống chế cả vì sau khi giáo viên chủ nhiệm làm xong phần việc của mình sẽ giao lại cho Ban phụ huynh điều hành nội dung cuộc họp này. Nếu có ý kiến phát biểu chắc chắn không ai có thể dừng thời gian để kết thúc cuộc họp.

Thứ 2 : Thường thì không ai muốn làm công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" là ở trong Ban phụ huynh bởi mất thời giờ, sức lực. Do đó việc cô chủ nhiệm gợi ý, bàn bạc những người có năng lực và trách nhiệm, nhiệt tình vào Ban phụ huynh là không có gì sai trái cả. Giả sử bạn anh Hà xung phong vào Ban phụ huynh thì tôi nghỉ cô giáo không thể can thiệp.

Thứ 3 : Việc thu quỹ lớp thực sự là cần thiết vì trong năm có nhiều công việc Ban phụ huynh thay mặt phụ huynh lớp phải làm cần đến tiền. Ví dụ ở trường của tôi, các khoản chi như sau: Tặng quà các thầy cô giáo nhân ngày 20/11; Tết Nguyên đán, ngày 8/3; Mua phần thưởng cho các con vì thành tích học tập tốt kỳ I, cả năm học; Tổ chức cho các con hoạt động ngoại khoá; Liên hoan học kỳ I và cả năm học.

Các khoản này tuỳ thuộc điều kiện của phụ huynh lớp để có mức đóng góp hợp lý. Nhiều phụ huynh thậm chí còn ủng hộ thêm ngoài khoản đóng góp nhiều triệu đồng. Từ hoạt động thực tế, tôi nghỉ việc anh Hà sử dụng từ “Lạm thu” ở đây là không chính xác.

Ta Tấn, 09:59, 17/09/2010


Thực ra chuyện như bạn nêu trên tôi cũng đã và đang phải chịu nỗi bức xúc đó. Trường con tôi học là trường tiểu học KL năm học 2009-2010 còn phải đóng quỹ lớp 670.000đ/1kỳ/ cháu cơcó nghĩa là 1triệu ba trăm ngàn đồng một năm/ một cháu. Trường đó cũng tổ chức họp phụ huynh mỗi kỳ thu gần 40.000.000đ tiền quỹ và kỳ nào cũng chi hết. Tôi nghĩ sự biến tướng hối lộ giáo viên, nhà trường đang lớn dần có dấu hiệu đại trà chứ không còn len lỏi vào các trường học nữa. Ngành giáo dục nên nganh chặn ngay khi không còn là quá muộn.

Thanh Hải, Thanh Xuân Bắc, 09:31, 17/09/2010

Tôi mới có hai con đi học mẫu giáo song tôi thấy cách họp phụ huynh như vậy khá phổ biến. Ngay lớp con đầu của tôi, năm nào cũng vậy, có một phụ huynh được các cô tự chọn sau đó được tham dự buổi họp của đại diện phụ huynh các lớp với lãnh đạo Nhà trường về những nội dung cần phải chi trong mỗi năm học. Trong buổi họp đầu năm, vị đại diện phụ huynh đó đã có một danh sách kê sẵn những khoản phải chi, chi bao nhiêu và quyết định mỗi phụ huynh phải nộp tiền quỹ lớp cho con, thường ở mức từ 400 đến 500 ngàn đồng một cháu, kèm theo câu nói "Đã xin ý kiến của nhà trường và cô giáo chủ nhiệm".Vậy là thu, cuối năm các khoản đã thực chi như thế nào không ai được biết. Đó là chưa kể ở trường con tôi, mỗi cháu đầu vào đều được nhà trường phát cho một mẫu đơn tự nguyện viết sẵn để phụ huynh chép lại tự nguyện đóng góp xây dựng trường ít nhất 1 triệu đồng. Tôi thấy cách làm này đã tương đối phổ biến ở nhiều trường trên địa bàn thủ đô hiện nay. HÌnh như các bậc phụ huynh đều có chút bức xúc nhưng rồi vì nhiều lý do khác nhau đều nghiễm nhiên chấp nhận.

Nguyễn Thị Thanh, Hà Nội, 09:29, 17/09/2010

Con trai lớn của tôi nay đã tốt nghiệp đại học. Nhưng khi cháu học trường THCS ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Phụ huynh chúng tôi đã phải chịu cảnh họp phụ huynh như anh anh Lê Quang Hà phản ánh. Hồi đó, con tôi học lớp do cô M.C chủ nhiệm. Cách họp phụ huynh y như vậy. Cô nói hết gần hết cả thời gian họp phụ huynh, chỉ còn ít phút phụ huynh họp bàn về việc tổ chức học thêm, các khoản đóng góp, mức đóng góp, và các việc riêng khác của phụ huynh, cô cũng ngồi đó. Và không có phụ huynh nào có ý trái ý cô.

Lê Nguyên Phương, TP Huế, 08:48, 17/09/2010

Đề nghị Bộ GD&ĐT có ý kiến cụ thể về tình trạng này để chấm dứt triệt để trước khi có những biến tướng quá đáng hơn và có thể trở thành tiền lệ, rồi các trường khác cũng làm theo như vậy thì hỏng hết! Vì theo như tôi thấy thì tình trạng này dường như đang nóng lên và hầu như trường nào cũng có lạm thu kiểu đó! Tôi cũng là giáo viên, và cũng bức xúc.

Kiều Thanh, 08:27, 17/09/2010

Bản thân mỗi giáo viên họ cũng phải chịu nhiều áp lực, vì vậy để làm thế nào thu được tiền thì rất “muôn hình, muôn vẻ”. Tôi nghĩ, việc giáo viên tâm sự gần hết thời gian cuộc họp cũng chẳng có gì đáng trách. Cái đáng trách là tại sao nhà trường không minh bạch? Tại sao các hoạt động, mua sắm của nhà trường không thông qua giới phụ huynh trước khi có quyết định thu tiền? Có thể, tất cả các khoản thu đó đều chính đáng.

Tôi nghĩ quá trình làm việc của nhà trường không phải là cái hộp đen. Các cụ nói “tiền nào, vải nấy” còn chúng ta nhận thức được rằng sản phẩm đầu ra sẽ tương ứng với các yếu tố đầu vào. Việc cải thiện yếu tố đầu vào là cần thiết nếu giới phụ huynh học sinh thấy rằng quá trình chuyển hoá đầu vào thành đầu ra là minh bạch, chính đáng.

Tôi biết, hiện còn có rất nhiều thứ liên quan đến vấn đề đang được đề cập. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT hãy mạnh dạn, đi trước một bước, đề xuất cơ chế quản lý minh bạch để bớt đi những phàn nàn và tăng hiệu quả công tác “xã hội hoá giáo dục”.

Nguyễn Doãn Hùng, Gia Lai, 07:52, 17/09/2010

Tất cả các khoản lạm thu mà báo chí và các vị phụ huynh phản ánh là có thật, điều này ai cũng biết. Nhưng xin đừng đổ lỗi lên hai chữ thiêng liêng "Giáo viên". Tôi là một phó hiệu trưởng, vậy mà tôi cũng thấy xót xa khi học sinh trường tôi phải đóng 50.000 đến 100.000 tiền quỷ hội, trong khi phải chứng kiến gia cảnh khó khăn của các em, nhưng... Tôi nghĩ để giải quyết dứt điểm chuyện lạm thu trong các nhà trường không khó, và Bộ GD-ĐT cũng phải có trách nhiệm trong việc này.

Các tin khác