221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1238192
"Xin có vài lập luận về chuyện roi vọt..."
1
Article
null
'Xin có vài lập luận về chuyện roi vọt...'
,

- "Mỗi người mỗi phách. Nó phản ánh sự không rõ ràng, chưa ổn định trong các chuẩn mực của xã hội ta hiện nay. Nhưng cũng phải có lẽ phải mà theo chứ?". 

Tham gia ý kiến "đòn roi và dạy trẻ" từ ngày đầu tiên, bạn đọc Nguyễn Đăng Chung, một thầy giáo trong nghề dạy học đã nhiều năm kinh nghiệm, "xin có vài lập luận về chuyện roi vọt". 
 
Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng.
 
Phân biệt bạo lực và bạo hành

Không phải mọi hành vi bạo lực đều là bạo hành. Tôi thấy, xu hướng chung của những người phản đối đòn roi là đồng nhất bạo lực và bạo hành.
 
Đây là một sai lầm, và điều đó đã dẫn đến những qui kết không đáng có. Nó cũng giống như bạn qui kết người uống rượu là nghiện rượu…

Ranh giới giữa 2 khái niệm này là tương đối. Đối với xã hội ta, đây là 2 khái niệm khá "mới", nên đôi khi mọi người lạm dụng cả khi tán đồng hay khi phản đối nó.

Bạo lực cũng là biện pháp giáo dục khi cần thiết

Trong xã hội, không ai có thể phủ nhận điều này. Nó không phải là điều xã hội muốn làm mà là biện pháp người ta phải áp dụng trong những trường hợp cần thiết.

Theo nghĩa rộng của giáo dục, thì có thể thấy hình thức giáo dục theo kiểu cưỡng bức xuất phát từ bản năng của các động vật cấp cao.
 
Và vì con người không thể xoá cái bản chất sinh học của mình, nên những bản năng cũng không thể nói là hết giá trị đối với sự tồn tại và phát triển. Chỉ có điều trong xã hội loài người, chúng ta biết điều chỉnh hay thay thế các hình thức đó cho phù hợp với quan niệm mà thôi.

Bạo lực có ý nghĩa giáo dục. Nếu chia các biện pháp giáo dục thành 2 nhóm là khuyến khích hay răn đe, trừng phạt thì nó thuộc nhóm thứ 2.

“Đòn roi không phải là biện pháp tối ưu, nhưng nó là cách nhanh nhất làm cho người ta nhận ra lẽ phải”. Lẽ phải ở đây là ở chỗ: Không được phép làm những điều không được làm! Vì sao không được làm? Đó có thể do luật pháp hay tập tục bắt phải như thế.

Tại sao nói bạo lực là biện pháp giáo dục khi cần thiết?


Thứ nhất, có những đối tượng không có khả năng chấp nhận sự giáo dục phi bạo lực (trường hợp này rất hiếm).
 
Thứ hai, không thể đòi hỏi quá nhiều thời gian cho một người khi mà đối tượng giáo dục là nhiều người. Không thể đòi hỏi thời gian khắc phục một thói hư quá dài khi mà cuộc đời con người quá ngắn, nhất là khi thói xấu đó lại ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

Nhưng có được dùng đòn roi trong giáo dục hay không?


Nếu dựa theo truyền thống, đạo lí của dân tộc: được và nên dùng đòn roi.
 
Đa số những người tham gia cuộc khảo sát trên mạng chấp nhận phương án “Có thể dùng đòn roi nhưng phải phù hợp”.
 
Cần nhớ đạo lí dân tộc, và những người ủng hộ roi vọt nói trên coi bạo lực là cần thiết nhưng đó là sự giáo dục có chủ định, có hiểu biết.
 
Cái roi, cái vọt là kết quả của sự chuẩn bị, của một ý đồ giáo dục và người ta coi trọng tác động tâm lí chứ không phải chú ý nhiều đến sức mạnh cơ học, coi trọng sự thay đổi chứ không coi trọng sự trừng trị.

Những người dùng đòn roi trong những trường hợp như trên là những người có trách nhiệm, có lương tâm, có hiểu biết.
Không nên nhầm lẫn với những đòn roi thiếu hiểu biết .

Nếu dựa theo luật pháp
: Có thể nói luật của chúng ta chưa hoàn thiện, có nhiều điểm chưa phù hợp thực tế.
Nếu cứng nhắc áp dụng luật trong giáo dục thì chắc chắn nhiều học sinh sẽ thiệt thòi cả đời.
 
Giáo viên có thể nhàn hơn, nhưng gánh nặng cho xã hội, cho gia đình sẽ tăng lên. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo, nhiều bậc phụ huynh vẫn tán đồng việc sử dụng roi vọt.

Nhưng, là công dân phải có nghĩa vụ tuân theo luật pháp. Người lao động cần phải tuân theo những qui định của luật pháp và những qui định dưới luật của ngành, của địa phương, của những người trả lương cho mình.
 
Vì thế, xét trên khía cạnh pháp lí, phải khẳng định dùng roi vọt trong dạy học là sai và người mắc sai lầm cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Sự khấp khểnh giữa luật và cuộc sống khiến mỗi người khi dạy con, chọn trường, chọn thầy cô và nhờ vả các thầy cô dạy dỗ con mình đều phải thận trọng và phải chịu trách nhiệm về những gì mình làm.
 
Nếu chỉ chú ý đến luật pháp mà không chú ý đến đạo lí thì không hay. Nhưng nếu chỉ chú ý đến đạo lí thì hãy sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lí.

Nếu các thầy cô thấy cần và áp dụng các biện pháp trái với qui định của luật pháp hay cơ quan quản lí thì khi kết quả tốt, có thể người ta vẫn coi là bình thường.
 
Và người giáo viên cũng ít khi được lợi hay được lợi rất ít về điều đó. Nhưng nếu có rủi ro mà bị tố cáo thì hãy sẵn sàng chịu búa rìu dư luận và sự trừng phạt về pháp lí.

Và xin những nhà quản lí giáo dục, thừa hành luật pháp, những công dân có con cái đang thụ hưởng nền giáo dục hãy nghĩ đến điều này.
  •  Nguyễn Đăng Chung  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,