221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
749438
Chuyện kể về những kiểu...hành
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Chuyện kể về những kiểu...hành
,

(VietNamNet) - SV bị mặc định một nỗi sợ khi bước chân vào các phòng hành chính của trường: phòng đào tạo, công tác sinh viên, phòng  hành chính - tổng hợp ...Bởi, mỗi lần đến là mỗi lần bị đóng mặt lạnh hay...la mắng, gắt gỏng.

Soạn: AM 672087 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chen chúc làm thủ tục nhập học, đóng học phí.
Xin xong chữ ký, bệnh luôn

Chìa cho tôi xem tờ đơn với chữ ký của thầy hiệu trưởng, bạn V.Đ.D, SV trường ĐH Ngoại ngữ -Tin học lắc đầu: "Mất cả tuần mới có được". D phải vào bệnh viện để tán sỏi mật đúng thời gian thi học kỳ của lớp. Mặc dù đã có giấy chứng nhận của bệnh viện, có tất cả các giấy tờ cần thiết để chứng minh là bị bệnh chứ không phải cố ý bỏ thi, không phải SV thi lại lần 2. Nhưng đến khi đi thi cùng với những SV thi lần 2, D cũng phải đóng tiền thi lại mỗi môn 20.000 đồng.

Không đồng ý với quyết định này, anh bạn làm một tờ đơn trình lên khoa. Khoa chỉ xuống phòng đào tạo vì quyền giải quyết thuộc Ban Giám hiệu trường. Nhưng khi chạy xuống phòng đào tạo thì được bảo mang lên khoa với lý do, khoa mới có thẩm quyền xác nhận điều này đúng hay sai. Chẳng còn cách nào khác, anh bạn lên thẳng thầy hiệu trưởng. Nhưng để gặp được thầy, D phải đứng "canh me" trước cửa phòng cả tuần lễ mới gặp được. Biết được quá trình đi xin chữ ký của D, một giảng viên đề nghị: "Nếu em không có tiền đóng lệ phí thi thì nói cô, đừng mất công".

Anh bạn nhẹ giọng: "Mình làm như thế không phải vì tiếc vài trăm ngàn. Mà muốn có sự công bằng và muốn các quy định phải được thực hiện và thực hiện rõ ràng. Và chỉ một chữ ký xác nhận, mình phải mất cả tuần lễ". Hôm đó, vừa ký vào đơn, thầy hiệu trưởng vừa cho biết, vấn đề này thuộc thẩm quyền của khoa, không cần đến chữ ký của thầy.

Cũng là trên dưới bất đồng, bạn Hương, SV một trường ĐH khối nhân văn đành chấp nhận mất mấy trăm ngàn. Thầy dạy môn Lịch sử Đảng tổ chức cho lớp đi thực tế tại các bảo tàng lịch sử. Với yêu cầu lớp trưởng bỏ tiền ra mua vé trước cho cả lớp, sau đó về thanh toán lại với nhà trường.

Tưởng là thầy đã làm việc với phòng đào tạo, khoa. Hương bỏ tiền túi ra mua vé vào cửa tham quan. Nhưng khi quay về trường làm thủ tục thanh toán thì nhận được: "Không nghe giảng viên nói gì! Trước khi đi sao không thông báo, xin phép? Nếu lớp đứng ra tổ chức thì chịu chi phí, nhà trường không giải quyết".

Trình bày với thầy phụ trách môn học, thầy bảo lên khoa ý kiến, khoa lại cho là không thuộc thẩm quyền chi, phòng đào tạo cũng lắc đầu. Vài trăm ngàn, nhưng lên xuống nhiều lần cũng không ăn thua. Hương cho biết: "Mình vừa nhận bằng tốt nghiệp rồi, khoản tiền từ năm 2 trước vẫn chưa được thanh toán. Thôi đành cho trường...mắc nợ!"

Chuyện xảy ra ở một trường khác, nghe cứ như bịa. Lớp được học Anh văn với giáo trình Headway nhưng khi thi thì nội dung đề thi thuộc chương trình của cuốn sách New Headway. Kết quả, cả lớp chỉ 1 người được điểm 5. Lớp trưởng đành kêu gọi cả lớp làm đơn. Vận động cả lớp ký tên dưới đơn trình bày, hí hửng mang lên văn phòng thì nhận được thắc mắc: "Tại sao không ý kiến ngay từ đầu. Nhà trường đã thông báo là học Headway, khi thấy giáo viên dạy chương trình khác thì phải có bổn phận thông báo".

Cũng may, vì cả lớp đều ký tên, nên lần đó, lớp được thi lại mà không phải đóng tiền...ngu. Nhưng lớp trưởng thì ấm ức: "Không hiểu được. Giáo viên dạy sách nào thì học sách đó thôi!" Và phải xách đơn đi vài nơi mới được xét duyệt. Cũng đã vài lần được...nghe mắng.

Một vòng các cửa phòng

Trước cửa phòng hành chính - tổng hợp của trường ĐH Giao thông vận tải, hai SV nam cứ lấp ló, đùn đẩy nhau vào. Tần ngần vài phút, không ai chịu làm...anh hùng. Hai bạn đành quay đi. Là 2 SV năm nhất. Đang cầm trong tay giấy miễn giảm học phí. Vì chưa rõ đối tượng được miễn giảm, và cũng không biết hộ khẩu của mình có thuộc đối tượng miễn giảm không, nhưng lại không dám hỏi.

Cầm tờ thông báo, và biết được cả hai ở một huyện vùng sâu, vùng xa của ĐắkLắk, nhưng tôi cũng không thể giải thích giùm. Bởi tờ giấy ghi những quy định chung chung, cũng cần hỏi lại cho rõ để không phải mất công làm thủ tục. Khuyến khích mãi, không SV nào chịu đi hỏi với lý do: sợ bị mắng. Bởi một trong hai bạn đã từng được trả lời: "Thông báo dán ngoài kia, ra đọc đi".

Đăng, SV của trường thì thắc mắc: "Sao các thầy cô ở phòng giáo vụ, đào tạo ưa chỉ tay vậy nhỉ?". Anh bạn cho biết, hôm đi làm thủ tục nhập học, xong một công đoạn, bạn lại được chỉ sang tay trái. Nhưng nhìn hoài cũng không thấy bảng hướng dẫn, đành phải đi loanh quanh hỏi. Cả buổi làm thủ tục, hỏi cả chục lần, thế mà bạn vẫn bỏ sót cửa khám sức khoẻ. Báo hại, khi nhập học phải đi khám lại.

Một SV đến hỏi điểm thi văn bằng 2, nhưng vẫn đứng ngập ngừng trước cửa phòng đào tạo của trường Nhân văn. Hỏi thăm một vòng cho chắc ăn là hỏi điểm ở phòng đào tạo, nhưng bạn vẫn không dám bước thẳng vào. Ngồi ghế đá chờ để "xem có ai vô không, mình vô theo".

Một cậu SV của trường "mách nước": Trong phòng có cô T hay nở nụ cười tiếp SV, cô cũng luôn hướng dẫn cặn kẽ những gì SV thắc mắc. Nên mỗi lần có việc cần đến phòng đào tạo, cậu thường đứng ngoài cửa, chờ một bạn nào đó đi ra, và hỏi thăm có thấy cô T không thì mới bước vào. Không thì để hôm khác.

Trước phòng hành chính - tổng hợp của trường, các bạn SV đóng học phí muộn đáng thấp thỏm chờ. Hơn nửa SV chờ sáng nay đều phải lặn lội từ Thủ Đức lên. Nhà trường chỉ ra cơ sở Tân Phú thu học phí trong vòng mươi ngày, nếu SV chưa đóng kịp thì phải vào nội thành đóng. 8h45, cánh cửa thu học phí mới được hé mở.

Với các nam SV trường ĐH Nông lâm TP.HCM, "muốn đến phòng đào tạo phải qua toilet". Các bạn nói vui như thế, vì phòng đào tạo quy định chỉ tiếp những SV có đeo thẻ và các bạn nam thì phải bỏ áo vào quần. Lịch sự, nhưng hơi phiền phức là ý kiến của nhiều SV.

Nhân viên phòng đào tạo của trường CĐ Công nghệ và Quản trị kinh doanh còn kiêm nhiệm vụ ghi tên những SV đến với phòng mà không bận đồng phục. Nghe đâu, đây là một trong những nội quy, nếu ai bị ghi một lần, có điểm tích luỹ cao cũng không được nhận học bổng.

Theo chân các bạn SV, để nghe ngóng những mẫu đối thoại ở trong các phòng hành chính. Vẫn là quát nạt, nhăn nhó và không giải thích rõ ràng hay hẹn khi khác.

  • Đoan Trúc

Bài 2: Thùng thư góp ý

Theo dòng sự kiện:

*******************************
 
Ý kiến của bạn: 

Họ tên: Trần Văn Tùng
Email: tungtv@yahoo.com
Hôm trước, do cơ quan tôi cần phải có bằng tốt nghiệp ĐH có công chứng của trường. Tôi có về qua trường ĐH Ngoại ngữ (Thanh Xuân) để làm công chứng. Hôm đó, tôi phải chờ cả buổi sáng. Các cô hẹn tôi chiều quay lại lấy. Cơ quan tôi làm việc đến 5h chiều mới hết giờ, mà không có lý do là buổi sáng nghỉ, buổi chiều lại nghỉ nữa; vả lại, cơ quan cách rất xa trường. Tôi có nói với cô phó phòng là để đến hôm sau đến lấy.

Hôm sau tôi lại phải nghỉ buổi sáng để đến xin lấy công chứng. Khi tôi đến và đưa tích kê đã hẹn, các cô có nói với tôi là để đến chiều. Lúc này tôi mới nói là hôm qua đã hẹn tôi ngày hôm nay. Các cô nói là quên. Mãi đến gần 11h tôi mới nhận được bản công chứng. Lúc đó, tôi lại còn bị mắng cho một câu là "Cậu chỉ làm phiền tôi, có biết là tôi đang bận không".

Họ tên: Nguyễn Thanh Hằng
Địa chỉ: TP.HCM
Email: nhi_sh@yahoo.com
Tôi hiện là SV khoa Du lịch một trường dân lập phía Nam. Chẳng hiểu chúng tôi đã làm phiền lòng các cô những gì(?), cũng chẳng hiểu SV có phải ai cũng vô lễ với các cô hay không, mà khi có việc cần lên văn phòng khoa như hỏi thủ tục đi thực tập, xin xem xét điểm thi niêm yết sai, lúc nào cũng nhận được bộ mặt nhăn nhó, thái độ bất hợp tác và có phần xem thường SV của các cô.

Hầu hết, SV lên văn phòng khoa thắc mắc điều gì đều có thái độ rất lễ phép và nhũn nhặn, dù các cô làm văn phòng có là người trực tiếp giảng dạy mình hay không. Các cô thì ngược lại, dù tuổi còn rất trẻ, chỉ hơn SV vài ba tuổi: ăn nói trống không, sỗ sàng, có khi làm SV hết sức khó chịu với những câu nói, lời bình phẩm gây tự ái.

Đó là chưa kể nhiệm vụ của các cô chính là giúp đỡ và quản lý SV, vậy mà SV nào cũng ngán ngại khi có việc gì đó phải đụng đến các “bà” ở văn phòng khoa. Trong khi giảng viên của chúng tôi rất nhiều người tận tụy với SV, từ việc truyền đạt kiến thức đến việc giúp đỡ SV trong khi các vị đều rất bận rộn với việc giảng dạy của mình thì các cô tại văn phòng khoa lúc nào cũng tỏ ra bận rộn và thiếu thiện chí giúp đỡ.

Trong ngành học của tôi, chúng tôi được dạy rằng giáo dục cũng là một ngành kinh doanh dịch vụ, nhất là đối với trường dân lập. Tôi không có ý nói tiền có thể mua được kiến thức, cũng không có ý vì chúng tôi đi học đóng tiền nên có thể “muốn gì thì muốn”. Nhưng ít nhất, khi chúng tôi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với giảng viên và nhân viên của trường, chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ tận tình với thái độ đúng mực của các cô làm công tác SV tại văn phòng khoa.


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,