221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
747428
Học liệu mở MIT: Những đánh giá và gợi ý triển khai
1
Article
null
Học liệu mở MIT: Những đánh giá và gợi ý triển khai
,

(VietNamNet) - Việc chuẩn bị triển khai Học liệu mở MIT (MIT- OCW) tại các trường ĐH của Việt Nam thực sự là bước quan trọng góp phần hiện đại hóa các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp dạy, học tập ở bậc đào tạo này. Tuy nhiên, triển khai thực hiện thế nào, để sử dụng hiệu quả Học liệu mở này trong bối cảnh hiện tại của nền giáo dục nước nhà là một câu hỏi lớn cần đặt ra.

Soạn: AM 657631 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Buổi ký kết đưa học liệu mở của MIT vào Việt Nam ngày 17/11/2005 (Ảnh: Chí Dũng)

Mỗi năm MIT- OCW có 2 triệu độc giả

Trước hết chúng ta cần có một cái nhìn tổng quan về nguồn Học liệu mở này, nó bao gồm những gì, đối tượng sử dụng là những ai, hiệu quả và tác động của nó sau mấy năm ra đời như thế nào. 
 
MIT- OCW là một dự án được ra đời từ tháng 4/2001, nhằm đưa phần lớn nội dung chương trình giảng dạy các môn học ĐH và trên ĐH tại MIT lên Internet để mọi người có thể dùng và tham khảo miễn phí.

Cho đến nay, có khoảng 1.200 các môn học thuộc rất nhiều các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, từ Hàng không vũ trụ, Nhân chủng học, Kiến trúc, Công nghệ sinh học, Cơ khí, Vật lý, Kinh tế học, Khoa học máy tính và kỹ thuật điện tử, Ngôn ngữ và văn hoá quốc tế, Lịch sử học, Triết lý và Ngôn ngữ học, Văn chương, Khoa học vật liệu, Toán học, Kỹ thuật hạt nhân, Khoa học chính trị... và rất nhiều môn học chuyên ngành khác nhau.

Hầu hết các trường ĐHcủa Mỹ đều giảng dạy theo phương thức này. Đây thực sự là một nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà giáo dục, SV và những người quan tâm trên toàn thế giới muốn học và tham khảo.
 
Theo số liệu khảo sát vào cuối năm 2004 của MIT, trong số hơn 2 triệu độc giả của MIT- OCW trong vòng 1 năm, có 36% đến từ Bắc Mỹ, 16% đến từ Đông Á và Tây Âu, 11% đến từ Đông Âu và châu Mỹ La tinh, phần còn lại chiếm 9%. Phần lớn trong số người này đều có trình độ tiếng Anh đọc tốt.
 
Trong số hơn 100.000 người sử dụng MIT- OCW được mời tham gia trả lời các câu hỏi, thì các nhà giáo dục (các thầy cô giáo, giáo sư, các nhà nghiên cứu…) chiếm 15.3%, SV trong các trường ĐH chiếm 31.4%, người tự học chiếm 48.2%, và những thành phần khác chiếm 5,1%.
 
Trong số 100.000 người này, 33% có bằng ĐH, 32% có bằng thạc sĩ, 12% có bằng tiến sĩ, 13% có bằng THPT, các thành phần khác chiếm 3%.
 
Trong số những người tự học, có 58% sử dụng để nâng cao kiến thức cá nhân, 18% để nâng cao công việc hiện tại và 11% để dự định chương nghiên cứu trong tương lai.

Trong số các SV, có tới 44% dùng Học liệu mở để bổ sung tư liệu cho các môn học mà họ đang học trong trường ĐH, 32% để nâng cao kiến thức bản thân và 12% để dự định quá trình nghiên cứu tương lai.

Với các nhà giáo dục, có 25% dùng MIT- OCW để nâng cao kiến thức cá nhân, 23% để phát triển giáo trình, 18% cho sự chuẩn bị dạy một lớp chuyên ngành hoặc để tham khảo cho công việc nghiên cứu.
 
Các độc giả coi thứ tự quan trong các phần của MIT- OCW như sau: 65% các bài giảng (ở dạng lecture notes), 42 % tài liệu tham khảo, bài đọc thêm (text readings), 24 % bài tập, 23 % đề cương chi tiết của chương trình giảng dạy môn học (syllabus), 21% chọn băng Video của bài giảng.
 
Các nhà giáo dục tìm thấy sự quan trọng trong các đề cương chi tiết của chương trình giảng dạy (syllabus) hơn các thành phần khác.
 
Các lĩnh vực như là Khoa học máy tính, Điện tử viễn thông, Kinh doanh, Quản lý, Vật lý, Toán, Cơ khí, Kinh tế học, Hàng không vũ trụ, và Công nghệ sinh học chiếm phần đông sự quan tâm của độc giả.
 
Theo các số liệu tham khảo  từ cuộc khảo sát, có thể nhận thấy rằng, Học liệu mở được hoan nghênh của nhiều độc giả ở mọi nơi trên thế giới, và được đánh giá là rất hữu ích cho các nhà giáo dục (các thầy cô giáo…), các SV trong trường ĐH và những người tự học.

Hiện tại, Học liệu mở cũng đã được triển khai tại một loại các ĐH  hàng đầu của Trung Quốc và Nhật Bản.

Nền giáo dục của chúng ta đang tìm những phương cách để hiện đại hóa các chương trình giảng dạy, cũng như phương pháp giảng dạy và học tập. Việc triển khai sử dụng chương trình giảng dạy hiện đại, tiên tiến và miễn phí của các ĐH Mỹ là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, triển khai và áp dụng như thế nào vào tình hình thực tại của Việt Nam cho hiệu quả là một bài toán lớn đòi hỏi chúng ta cần giải ngay lúc này.
 
Đưa vào VN: Khắc phục 2 hạn chế lớn
 
Theo các số liệu thống kê ở trên, có thể thấy rằng có 3 thành phần chủ yếu sử dụng MIT- OCW là người tự học,SV trong các trường ĐH và các nhà giáo dục (ở đây là các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu...). Phần lớn trong số họ đã tốt nghiệp ĐH, hoặc có bằng thạc sĩ trở lên, và có trình độ tiếng Anh tốt. Các độc giả ở Việt Nam những người quan tâm, theo tôi, cũng không nằm ngoài quy luật đó.
 
Để triển khai thực hiện tại Việt Nam, trước hết cần nói rõ 2 hạn chế lớn: Thứ nhất, Học liệu mở không có giáo trình, sách (text books) và các bài báo chuyên ngành (papers)  liên quan để tham khảo, không phải các môn học nào cũng có băng Video (streaming video). Thứ hai, vấn đề phổ cập và tốc độ Internet đặc biệt tại các trường ĐH tại Việt Nam cũng là một trở ngại. Trình độ ngọai ngữ tiếng Anh, sử dụng máy tính và Internet của đội ngũ giảng viên ĐH Việt Nam còn rất hạn chế, theo một công bố của Hội đồng Nhà nước về chức danh GS mới đây, chỉ có 41% Giáo sư Việt Nam sử dụng Internet.

Một ví dụ: bộ môn của tôi thuộc trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, một trường ĐH kỹ thuật và công nghệ tạm được xem là hàng đầu của Việt Nam, có gần 20 cán bộ giảng dạy, thì có khoảng 3 người biết sử dụng khai thác Internet thường xuyên, và 5 người sử dụng Internet ở mức kiểm tra thư (check email), 3 người có khả năng đọc tiếng Anh.

Rõ ràng đây là một thách thức không nhỏ cho việc triển khai MIT-OCW vào tình hình cụ thể của Việt Nam. Chúng ta có thể làm gì để học hỏi, khai thác từ nguồn Học liệu mở miễn phí này? Sau đây là một vài đề nghị.

Bài 2: 8 đề nghị để đưa học liệu mở vào VN

  • Đặng Đình Thi (Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nghiên cứu sinh Kỹ thuật Hàng không Floria, Hoa Kỳ)

Theo dòng sự kiện:

Học liệu mở- Ghi chép từ MIT - Bài viết của Nguyễn Quang Hoàng, một thành viên của "nhóm Boston Mafia" - cách gọi vui về nhóm làm việc đưa học liệu mở của MIT về Việt Nam.

Một vài nhận xét về học liệu mở - Bài viết của thạc sĩ Vũ Thế Dũng, giảng viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.

Học liệu mở MIT sẽ được triển khai ở 3 ngành ĐH - Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để triển khai nội dung này.

Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế -Giám đốc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC Nguyễn Anh Tuấn đánh giá về sự kiện ký kết Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở của MIT  vào Việt Nam..

Sẽ có phiên bản học liệu mở của MIT tại Việt Nam - MIT -sẽ cung cấp chương trình học liệu mở cho Việt Nam.

MIT- Viện ĐH hàng đầu về công nghệ của Mỹ - sự ra đời của MIT đánh dấu nỗ lực không mệt mỏi của William Barton Rogers - một nhà khoa học tự nhiên lỗi lạc - nhằm thiết lập một kiểu tổ chức giáo dục mới, độc lập ở Mỹ. Rogers chú trọng tới tính thực dụng và khả thi.

Một ngày của Thủ tướng tại ĐH Harvard và viện MIT - trong cùng một ngày, Thủ tướng đã gặp giám đốc ĐH Harvard, Học viện MIT, dự bàn tròn về hợp tác giáo dục ĐH Việt - Mỹ. Dưới đây là những thông tin mà VietNamNet vừa cập nhật từ hội thảo "làm thế nào để xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN".

Mời các bạn tham gia viết bài và đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy việc đưa học liệu mở của MIT vào giảng đường VN. Thư gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vasc.com.vn hoặc theo mẫu dưới đây. Cảm ơn các bạn!

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,