221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
737560
Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên
,

(VietNamNet) - "Mỗi trường đều có đặc thù riêng, khả năng riêng, vì vậy vai trò của Bộ là  tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chủ trương; dùng chương trình nào, môn nào, dùng đến mức độ nào học liệu mở của MIT... là quyền chủ động và quyết định của các trường". Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.

Soạn: AM 632864 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long

Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở (OCW) của Viện kỹ thuật Massachusets - Hoa Kỳ (MIT) vào Việt Nam đã được ký kết vào chiều 17/11 tại Hà Nội giữa Bộ GD - ĐT, MIT, VEF và công ty phần mềm và truyền thông VASC.

Có thể thấy rõ sự sẵn sàng của 3 đối tác: MIT luôn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới, VEF rất nhiệt tình trong vai trò cầu nối, các SVVN tại MIT cũng tích cực tham gia, VASC đã đảm bảo về mặt kỹ thuật cũng như tư vấn, hỗ trợ. Nhưng OCW có được sử dụng hiệu quả tại các trường ĐH hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào cách triển khai của Bộ GD - ĐT. 

Trò chuyện với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long cho biết: 

- Việc đưa học liệu mở MIT vào Việt Nam là bước quan trọng để góp phần hiện đại hóa các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập của ĐH Việt Nam, nằm trong nội dung của đề án đổi mới giáo dục ĐH đến năm 2020, nên có nhiều thuận lợi. 

Đúng là vai trò của Bộ rất quan trọng khi triển khai ở các trường. Tuy nhiên mỗi trường đều có đặc thù riêng, khả năng riêng, vì vậy vai trò của Bộ là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo về chủ trương; việc dùng chương trình nào, môn nào, dùng đến mức độ nào... là quyền chủ động và quyết định của các trường. Khi triển khai đề án đổi mới GD ĐH VN,Bộ sẽ nêu trách nhiệm của các trường, đặc biệt là 14 trường ĐH được Thủ tướng quyết định xây dựng các trường trọng điểm. 

Hiện nay, Vụ Hợp tác quốc tế là đầu mối đã thay mặt Bộ ký kết biên bản ghi nhớ. Tôi đã đề nghị Vụ báo cáo lên lãnh đạo Bộ các công việc cần làm. Sau đó, Bộ sẽ giao trách nhiệm cho các vụ chuyên môn. Cũng cần tổ chức một cuộc họp với các đối tác ký kết để bàn triển khai cho cụ thể, đầu mối của Việt Nam để liên lạc với MIT sẽ là ai? Công việc sẽ phân chia cụ thể như thế nào? 

Dự kiến, các vụ: ĐH và sau ĐH, Giáo dục Chuyên nghiệp, Giáo dục thường xuyên, Khoa học- Công nghệ, Trung tâm Tin học sẽ thành lập tổ công tác để triển khai và theo dõi. Sẽ có thông báo chính thức bằng văn bản gửi xuống các trường. Còn về mặt tổ chức thực hiện thì các trường tự nguyện là chính, nhưng Bộ sẽ cùng VEF và VASC trực tiếp hỗ trợ. Các trường cần tạo điều kiện và hướng dẫn đội ngũ giảng viên và SV khai thác. Tốt nhất, nên giao cho Đoàn thanh niên và Hội SV phát động phong trào này.

Soạn: AM 632632 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lễ ký kết đưa học liệu mở của MIT vào Việt Nam.

Để dùng OCW hiệu quả, sẽ có "đào tạo các nhà đào tạo"  

- Giảng viên và SVĐH của ta phần lớn quen với cách học nghe - chép. Bây giờ, với bộ tài liệu mới thì cần cách học mới. Bộ có tính đến khó khăn này không?  

Theo tôi, cách khai thác tài liệu trên mạng không quá khó khăn với SV của ta, nhất là với các trường đã có hệ thống nối mạng. Nguồn học liệu mở là hết sức quan trọng nhưng chưa đủ để SV làm chủ được kiến thức mà phải có giảng viên, giáo sư, các nhà khoa học giảng giải, trao đổi, hướng dẫn, định hướng. Theo nội dung văn bản hợp tác, MIT sẽ có đội ngũ chuyên gia gồm các giảng viên giàu kinh nghiệm về OCW “đào tạo các nhà đào tạo” ở Việt Nam. Cũng cần một kế hoạch cụ thể để biết MIT sẽ dạy các khóa học vào lúc nào, SV VN có thể cùng tham gia, trao đổi trực tuyến với các giáo sư của MIT nữa. 

Có điều, trình độ tiếng Anh của SV VN đại trà còn hạn chế, nên bên cạnh để tồn tại trọn vẹn OCW bằng tiếng Anh thì ban đầu chúng ta sẽ phải Việt hóa tài liệu để thu hút sự hứng thú của SV, tiết kiệm thời gian hơn, giảm bớt áp lực và sức ép cho SV. Khi làm việc với các GS của MIT và Havard, chúng tôi cũng đã đặt vấn đề này (Trung Quốc cũng đã làm như vậy). 

Vấn đề là quy mô của OCW rất lớn, nên Việt hóa cái gì? Tôi đề nghị có sự phối hợp giữa các bên. Có thể ta chỉ cần Việt hóa tên môn học, nội dung cơ bản của đề cương, coi như sự dẫn động cho SV. Sau này, trình độ ngoại ngữ SV được nâng lên, các em đã quen với thuật ngữ kỹ thuật, với cách tiếp cận... thì không cần Việt hóa nữa.

"Việt hóa" các case study - trách nhiệm của giảng viên 

- OCW chỉ là những nội dung cơ bản của giáo trình, giảng viên và SV phải có sách giáo khoa (SGK) thì mới dạy và học được. Mà SGK không thể tìm trên mạng, giá lại rất đắt (cả trăm đôla một cuốn). Có cách nào để ĐH VN có thể tiếp cận được với nguồn sách đó không? Được biết, chương trình kinh tế Fulbright - nơi đã rất thành công trong khai thác và sử dụng nguồn học liệu mở - phải mua bản quyền sách để phân phát cùng với học liệu mở.

- Ta sẽ đặt mua những sách đã bán trên thị trường. Hàng năm các trường đều dành khoản tài chính để bổ sung tài liệu cho thư viện. Cần có sự phối hợp để MIT giới thiệu những đầu sách cần thiết, các thư viện trường ĐH sẽ đặt mua trực tiếp bên nước bạn. Cũng phải mua dần từng bước. Còn để có đại trà cho SV thì có lẽ phải dùng giải pháp mua nhiều cuốn, hoặc thư viện trường photocopy. Ở các nước, thư viện cũng làm luôn nhiệm vụ này, hoặc SV có các thẻ quy định để họ tự photo theo số tiền đã định sẵn trên đó. Họ chỉ photo những chương, mục thiết thực nên không lãng phí và còn lưu giữ lâu dài. 

- Giáo trình giảng dạy hiện đại luôn có những "case study" (trường hợp điển hình) để SV tiếp cận và tập xử lý. Nhưng case study trong OCW cũng như SGK nhập về là những tình huống phù hợp với nước Mỹ, với người Mỹ. Vậy ta sẽ "Việt hóa" những case study này bằng cách nào?

- Đúng là trên cơ sở những lý thuyết của họ, ta phải đưa vào những case study cụ thể phù hợp với tình hình Việt Nam. Thay đổi cách dạy và học là một trong những nội dung của đề án đổi mới GD ĐH VN. Nhất là việc học phải gắn với thực hành, với thực tiễn, với ứng dụng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Case study là ở chỗ đó. Mỗi môn học, ngành học, lĩnh vực đều có case study riêng mà trách nhiệm nòng cốt và động lực là ở đội ngũ giảng viên. Bộ sẽ tạo cơ chế và hướng thực hiện cho các trường. Trong quá trình làm, sẽ có những vướng mắc, khi đó Bộ sẽ cùng phối hợp và hỗ trợ. 

Chọn lựa chương trình: phải để các bộ môn tự quyết 

- Trong OCW của MIT có 1100 chương trình học khác nhau. Ta sẽ tập trung vào những môn nào? Có thông tin là Bộ GD - ĐT sẽ thành lập những nhóm chuyên ngành, vậy sẽ là những chuyên ngành nào? Các trường sẽ chủ động hay Bộ giữ vai trò điều phối? 

Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các truờng ở đây phải gắn liền với một điều quan trọng nhất, đó là chất lượng đào tạo qua mạng.

- Nếu Bộ muốn giữ vai trò điều phối thì Bộ phải biết đủ 1100 môn học là những gì? Điều đó là không thể. Bộ chỉ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, tạo ra các cơ chế chính sách. Các trường sẽ chủ động lựa chọn những chương trình phù hợp. Rồi trường cũng phải giao xuống cho các khoa, các bộ môn tìm hiểu và chọn lựa.    

- Nhưng còn liên quan đến việc: ta tập trung vào những môn nào thì sẽ Việt hóa những môn đó trước? 

- Đúng vậy. Từ dưới tập hợp báo cáo ngược lên để Bộ nắm thông tin, và tổ công tác sẽ quyết định tập trung Việt hóa những ngành nào để bàn với các đối tác. Đây sẽ là công việc rất công phu, nên phải linh hoạt trong cách làm. Ví dụ, Bộ có thể giao thành đề tài nghiên cứu khoa học cho khoa ngoại ngữ của các trường. Hay nếu Bộ môn, trường nào có đủ điều kiện thì chủ động Việt hóa theo nhu cầu của mình. 

OCW "mở" cho mọi giảng viên, sinh viên 

- Khi đăng ký tham gia thí điểm chương trình tiên tiến, các trường ĐH đã tự chọn giáo trình phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Vậy khi đưa OCW của MIT vào thì có sự chồng chéo không? Có hiệu quả không? 

- Sẽ có 8, 9 chương trìnhh tiên tiến thí điểm, và không thể cả 8, 9 chương trình này đều trùng nhau được. Chương trình tiên tiến được chọn lựa và triển khai một cách trọn vẹn chương trình tiên tiến của nước ngoài cho một mã ngành đào tạo. Các trường chọn thí điểm chương trình tiên tiến đã chuẩn bị đề án đã từ rất lâu, vì còn phải chuẩn bị đội ngũ giảng viên, tuyển sinh, SV, cơ chế quản lý...  

Còn việc đưa học liệu mở của MIT vào Việt Nam mới tiến hành gần đây với mục tiêu hoàn toàn khác. Bộ muốn sử dụng OCW đại trà hơn, tự nguyện hơn, mềm dẻo hơn. Bất cứ giảng viên, SV nào có nguyện vọng đều có thể tham khảo được. 

- Xin cảm ơn Thứ trưởng.

  • Khánh Linh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,