221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
743758
"Tôi từng đề xuất trường một giới tính..."
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Tôi từng đề xuất trường một giới tính...'
,

(VietNamNet) - GS.NGND Hoàng Như Mai, Hiệu trưởng trường Trương Vĩnh Ký (TP.HCM) cho biết như vậy khi đề cập tới câu chuyện lớp học một giới tính.

Soạn: AM 649351 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Hoàng Như Mai

Thế hệ của tôi có trường nam riêng, nữ riêng. Lý do là tránh quan hệ nam nữ dễ nảy sinh ra tình cảm. Trên thế giới, cũng có trường tuyển nữ là do chương trình riêng chứ không phải vì vấn đề "phải ngăn cách tình cảm" nam nữ.

Một dạo, ở TP.HCM, tôi cũng có ý kiến nên chăng tái lập lại một số trường ở  TP HCM  như trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nối tiếp Gia Long, chỉ tuyển sinh toàn nữ xem như thế nào. Thế nhưng rồi lại thôi. Bởi có một vài lần tiếp xúc với các GS ở nước ngoài, tôi có hỏi. Họ nói, bên họ trường học toàn nữ là để dạy những chương trình đặc biệt.

Theo tôi, nên học chung nam nữ thì mới hòa đồng và có nhiều cái hay.Việc dạy riêng cho nữ về  giới tính,  như gia chánh, thêu thùa lại rất tốt và  chỉ nên tổ chức theo dạng câu lạc bộ chứ không thể là một trường học.

Các trường học trên thế giới đã ổn định và phát triển nhiều vấn đề về đạo đức, giao tiếp xã hội, giao lưu... trong khi trong trường của chúng ta chỉ thiên về dạy Đức -Trí -Thể- Mỹ.

Vì vậy, để trường có nam nữ xã hội hóa hơn. Học sinh cấp 3 nhất thiết phải có bài học về giới tính để học sinh hiểu vấn đề, nếu cứ giấu diếm thì thành ra lại ...không được. Càng kín đáo che đậy, trẻ càng tò mò trong khi việc dạy về giới ở các trường rất ít, thậm chí các trường còn e ngại. Mà giáo dục thì phải dạy tất, dạy những cái gì cần thiết cho một người thành niên.  Các trường cấp 3 thực sự cần các bài học về giới, vấn đề này rất quan  trọng cho cuộc sống về sau.

Cũng có lúc trong trường, thầy giáo bàn vấn đề ngồi riêng đừng để nam nữ ngồi cạnh nhau. Nam nữ đùa giỡn với nhau là chuyện bình thường. Học riêng, hay ngồi riêng để bảo vệ cho nữ là  không đúng.

Ngày nay không còn lớp học một giới nhưng mô hình trường chuyên, lớp chọn... vô hình "đẩy" lớp học hầu như học sinh nam riêng, nữ riêng... Theo tôi, không ảnh hưởng đến kết quả học tập nhưng để nam nữ tự do giao lưu vẫn hay hơn. Đấy không phải là chủ trương mà chỉ là sự tình cờ nữ thiên về văn, nam thiên về toán.

Vô tình chênh lệch học sinh nam và nữ ở những trường chuyên, lớp chọn như vậy thì phát triển tâm lý của học sinh cũng có lệch. Để có kết quả tốt thì tổ chức các hoạt động giao lưu giữa nam và nữ, tổ chức thi đồng đội.

Ông Võ Anh Dũng - Hiệu trưởng trường chuyên Lê Hồng Phong: Không ảnh hưởng đến kết quả học tập

Soạn: AM 649347 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Không cần tách riêng lớp học nam riêng, nữ riêng để cả nam và nữ học chung bởi trong họat động giao tiếp của xã hội không có sự phân biệt đó. Với lứa tuổi này, cũng có trường hợp học chung tạo mối quan hệ tình cảm, dẫn đến ảnh hưởng kết quả học tập nhưng là số ít. Nhà trường là giáo dục, trang bị cho các em nhận thức, bản lĩnh để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, trong đó, có mối quan hệ nam nữ chi phối vào học tập.

Ở trường chuyên Lê Hồng Phong cũng có một số lớp như chuyên toán nhiều nam và chuyên văn nhiều nữ. Có thể do đặc thù là trường chuyên, các em chỉ tập trung vào học tập và tốn nhiều thời gian cho chuyện học hành nên kết quả học tập vẫn tốt. Tuy nhiên,  lớp chuyên văn nhiều nữ và chuyên toán nhiều nam cũng không hay. Bởi có những sinh hoạt của nhà trường, các em nữ không có điều kiện tham gia. Thành ra tách biệt ra khỏi họat động của nhà trường và ngược lại. Cho nên, việc nam nữ học chung là vấn đề bình thường. Điều quan trọng là giáo dục và ngăn ngừa các em những điều không hay.

Thường lớp chuyên các em tập trung vào học nhiều nên yếu tố lớp nhiều nam hay nhiều nữ không có ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hơn nữa trong trường có tổ chức mối quan hệ giữa lớp này với lớp kia, ví dụ như trường tổ chức giải bóng đá, lớp nào ít nam thì liên kết với nhau thành lập đội bóng để giao lưu. Và Đoàn trường là cầu nối, luôn tổ chức nhiều họat động như văn nghệ, thể thao.. để các lớp cùng giao lưu với nhau.

  •  Thực hiện: Cam Lu

 Ý kiến của bạn: 

Theo dòng sự kiện:

Lớp học một giới: Góc nhìn của nhà tâm lý

Hiện nay, xu thế phát triển của thế giới là đào tạo, trang bị cho trẻ nói không với cái xấu chứ không phải là tạo ra môi trường xã hội toàn cái tốt. Tôi không ủng hộ giáo dục tự phân chia tách rời, vẫn phải để cho trẻ ở trong môi trường thực".

Lớp học một giới tính- Nữ sinh cấp 3 lên tiếng

Em rất thấm thía sự tai hại. Cấp 2, lớp em có 43/45 bạn nữ. Cấp 3, lớp em có 6/50 học sinh nam, một nữ sinh trường chuyên ngữ giãi bày.

Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là "nạn nhân"

Trong các trường học hiện nay, đang tồn tại không ít "mô hình" lớp học một giới tính như vậy. Chẳng hạn, các lớp chuyên, lớp chọn ở trường phổ thông (lớp chuyên văn hầu hết là nữ và lớp chuyên toán chủ yếu là nam). Việc này đã tạo ra những hậu quả không tốt mà mãi về sau, các em học sinh, những người trong cuộc mới nhận ra được.

Lớp học một giới tính: Trái với phát triển tự nhiên

Thực ra, chỉ những người trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi là một người trong chăn. Trong những năm học tại trường Minh Khai vào cuối thập niên 1980, tôi đã "bị" học trong một lớp toàn nam. Tôi đã thấy rất rõ rằng học như vậy làm phát triển một tâm sinh lý không bình thường.

Lớp nam, nữ riêng: Cách tốt để giáo dục giới tính

Con trai tôi mới chỉ đang học lớp 7 ở một trường quốc tế của TP.HCM . Ở đây, mọi điều kiện học tập sinh hoạt ăn uông rất tốt, nhưng tôi cũng rất lo ngại về các mối quan hệ giữa các em HS nam và nữ sẽ ảnh hưởng tới học hành. Nếu nhà tôi ở gần trường Nguyễn Khắc Viện, tôi cũng sẽ xin cho con học ở trường đó.

Lớp học không có... nam!

Thực hiện "phân ban", nhưng không phải là ban A, ban C mà là "lớp nam riêng, lớp nữ riêng". Chưa hết, mỗi giờ học kéo dài tới 90 phút. Cách làm này đã tiến hành được 3 năm, tại  trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Trung Quốc: Khác biệt lớn về giới ở HS tiểu học

Hiện nay, sự chênh lệch lớn về giới tại các trường tiểu học Trung Quốc là một hiện tượng phổ biến. Số HS nam lớn hơn rất nhiều so với số HS nữ song thành tích học tập của các em nam thua xa các bạn nữ.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,