221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
740664
Lớp học một giới tính: Nữ sinh cấp 3 lên tiếng
1
Article
null
Lớp học một giới tính: Nữ sinh cấp 3 lên tiếng
,

"Muốn biết ảnh hưởng của mô hình lớp học một giới tính, cách tốt nhất là hỏi một HS đã và đang học ở một lớp như vậy. Suốt bốn năm cấp 2, em đã học ở một lớp chuyên Anh có 43/45 thành viên là nữ, và bây giờ em lại học ở trường chuyên Ngoại ngữ, trong một lớp có 6/50 học sinh nam".

Và em cảm thấy mình thật thiệt thòi khi trong lớp có quá ít con trai. Em rất kém trong việc giao tiếp với người khác giới, bởi em không có bạn trai (chỉ là bạn bình thường). Tình bạn khác giới là một tình bạn rất đẹp và đáng trân trọng, chứ không nhất thiết là sẽ dẫn đến tình yêu hay làm ảnh hưởng đến học tập.

Những người bạn của em học ở trường Sư phạm đều nói rằng, có bạn trai rất sướng. Bởi nếu bạn nữ là nơi để mình tâm sự, chia sẻ thì bạn trai có thể bảo vệ mình.

Đó là chưa kể số con trai ít ỏi trong một lớp chuyên ngữ lại thường "ít" nam tính và chưa khéo léo trong cách cư xử với bạn nữ. Mỗi năm đến ngày 20/10 hay 8/3, chúng em đều cảm thấy tủi thân bởi mỗi người chỉ nhận được một bông hoa "trách nhiệm" của các bạn nam trong lớp, thậm chí còn chẳng có gì. Điều này là tất nhiên, bởi tỉ lệ xấp xỉ 8 nữ/1 nam quả là gánh nặng đối với cánh con trai.

Thầy hiệu trưởng của trường Nguyễn Khắc Viện nói rằng kết quả học tập của học sinh đã tăng lên kể từ khi áp dụng mô hình lớp học này. Nhưng em thấy kết quả học tập, điểm số hay tỉ lệ đỗ đại học chẳng phản ánh được gì cả ngoài căn bệnh thành tích cố hữu của ngành giáo dục nước ta.

Tại sao cái gì cũng phải quy ra điểm số, ra tỉ lệ đỗ đại học? Chẳng lẽ những mặt khác như sự phát triển tâm sinh lý hay kiến thức về giáo dục giới tính của học sinh lại không quan trọng bằng? Những thành tích ấy có bù đắp lại được những sự lệch lạc trong tâm sinh lý của học sinh không?

Trên đây hoàn toàn là những điều em đã trải nghiệm, và vì hiện nay em vẫn đang học cấp III, những điều nay vẫn rất sát thực chứ không hề là suy đoán.


Có thể nói, tôi rất thấm thía sự tai hại của lớp học lệch giới tính. Hồi cấp 2, tôi học chuyên ngữ. Cả lớp chỉ có 9/35 bạn nam, mà do đặc điểm của học sinh chuyên ngữ nên các bạn nam cũng mềm mại như... nữ vậy.

Lên cấp 3, lớp tôi có 4/29 bạn nam. Tất tần tật các chức vụ từ lớp trưởng lớp phó, bí thư chi đoàn, tổ trưởng tổ phó đều là nữ. Do thiếu nam nên các phong trào hoạt động, tham quan đều không khuấy động lên được, vì tâm lý chung của con gái, nhất là con gái lớp chuyên, là rụt rè, nhút nhát, nói chung là rất "ngoan".

Ngoài ra, tôi còn không hề được biết tới cái tình bạn khác giới trong trẻo của tuổi học trò mà tôi được đọc trên các trang báo viết cho tuổi trăng tròn. Mặc dù trường cũng có tổ chức kết nghĩa giữa những lớp nhiều nam với những lớp nhiều nữ, nhưng vì là khác lớp nên các hoạt động hầu như chỉ là hình thức, chứ rất ít có được những tình bạn thực sự. Hậu quả là chúng tôi trở thành những cô gái rất "vụng", cả trong giao tiếp lẫn về hình thức bên ngoài, và bị gọi là một lũ "ngỗng".

Cũng may vì là học sinh thành phố, đa số đều học đại học và lấy chồng muộn, nên cái sự "vụng" ấy còn có thời gian để sửa chữa. Chứ còn nếu là học sinh nông thôn, đa phần tốt nghiệp xong là đến tuổi lấy chồng, thì không hiểu chúng tôi sẽ lấy đâu ra thời gian để học về mối quan hệ khác giới đây?

Một điểm nữa là giờ đây, khi đã có con gái, tôi bắt đầu lo lắng vì bản thân hoàn toàn mù tịt về tình bạn khác giới tuổi vị thành niên. Tôi không biết sẽ phải khuyên bảo con như thế nào ngoài những điều học trong sách vở. Và rằng không biết mình có hiểu để cảm thông được với con không.


Theo dòng sự kiện:

Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là "nạn nhân"

Trong các trường học hiện nay, đang tồn tại không ít "mô hình" lớp học một giới tính như vậy. Chẳng hạn, các lớp chuyên, lớp chọn ở trường phổ thông (lớp chuyên văn hầu hết là nữ và lớp chuyên toán chủ yếu là nam). Việc này đã tạo ra những hậu quả không tốt mà mãi về sau, các em học sinh, những người trong cuộc mới nhận ra được.

Lớp học một giới tính: Trái với phát triển tự nhiên

Thực ra, chỉ những người trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi là một người trong chăn. Trong những năm học tại trường Minh Khai vào cuối thập niên 1980, tôi đã "bị" học trong một lớp toàn nam. Tôi đã thấy rất rõ rằng học như vậy làm phát triển một tâm sinh lý không bình thường.

Lớp nam, nữ riêng: Cách tốt để giáo dục giới tính

Con trai tôi mới chỉ đang học lớp 7 ở một trường quốc tế của TP.HCM . Ở đây, mọi điều kiện học tập sinh hoạt ăn uông rất tốt, nhưng tôi cũng rất lo ngại về các mối quan hệ giữa các em HS nam và nữ sẽ ảnh hưởng tới học hành. Nếu nhà tôi ở gần trường Nguyễn Khắc Viện, tôi cũng sẽ xin cho con học ở trường đó.

Lớp học không có... nam!

Thực hiện "phân ban", nhưng không phải là ban A, ban C mà là "lớp nam riêng, lớp nữ riêng". Chưa hết, mỗi giờ học kéo dài tới 90 phút. Cách làm này đã tiến hành được 3 năm, tại  trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Trung Quốc: Khác biệt lớn về giới ở HS tiểu học

Hiện nay, sự chênh lệch lớn về giới tại các trường tiểu học Trung Quốc là một hiện tượng phổ biến. Số HS nam lớn hơn rất nhiều so với số HS nữ song thành tích học tập của các em nam thua xa các bạn nữ.

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,