221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
741228
"Một giới tính thì sao?"
1
Article
null
'Một giới tính thì sao?'
,
"Theo tôi, các nhà giáo dục nên để ý đến việc định hướng cho tình bạn khác giới ở trường trung học phát triển đúng đắn hơn là cấm tiệt cái tình bạn đẹp đẽ ấy".

Họ tên: Tạ Trung Kiên
Địa chỉ 16 Đê La Thành - Hà Nội
Email: Kientatrung@yahoo.com

Tôi đã đọc tất cả những ý kiến
ủng hộ cũng như phản đối ý tưởng này.

Đúng như các ý kiến ủng hộ, việc phân ban một giới tính tại trường phổ thông quả thực giúp cho học sinh có độ tập trung cao trong học tập, ít bị phân tâm nhiều về vấn đề giới tính.

Nhưng đây chỉ là điều "lợi bất cập hại". Thực chất, các ý kiến ủng hộ ý tưởng này đều hầu hết xuất phát từ học sinh phổ thông. Các em chưa thể nhận ra các hệ quả xấu đối với mình ngay được mà chỉ thấy cái lợi cho thành tích của mình trước mắt.

Cũng có những ý kiến của các bậc phụ huynh ủng hộ ý tưởng trên. Nhưng tôi nghĩ, các phụ huynh còn thiếu sự quan tâm đầy đủ tới giới tính của con cái họ. Chỉ thấy con họ bước đầu vào đó là học tốt hơn (không có nghĩa là không có trường hợp học kém đi đâu).

Các bạn đừng nghĩ rằng khi học một lớp toàn con trai (hoặc con gái) thì sẽ không có sự mất tập trung về giới tính. Bản thân tôi trước đây từng là một học sinh phổ thông, tôi thấy việc hoà hợp hai phái giữa các em là một điều rất tốt cho việc phát triển giới tính và nhân cách các em sau này.

Khi lên đại học, vì tính chất của khoa tôi học (tôi học về kỹ thuật) nên lớp có rất ít nữ (4/40). Đúng là học ngày đó như một trại lính vì thầy cô cũng suy nghĩ chúng tôi toàn là con trai, nếu các bạn gái theo học khoa đó thì cũng phải như chúng tôi, học với cường độ căng thẳng.

Tôi nghĩ, chẳng hay ho gì khi phải học một lớp học như vậy. Việc học kiến thức là cần thiết, Nhưng việc học giao tiếp với người khác phái còn là cần thiết hơn cho cuộc sống sau này.

Bản thân tôi, sau khi ra trường cũng rất vất vả trong quan hệ tình cảm nam nữ. Cũng rất may, vợ tôi là người biết cảm thông cho những suy nghĩ cực đoan của tôi.

Tất nhiên, cái gì nó cũng có tác động xấu của nó. Nhưng tôi nghĩ, cái gì thuộc về tự nhiên thì nên tuân theo tự nhiên. Có chăng là làm thế nào để kiểm soát được nó, đồng ý với nó trong trường hợp đặc biệt nào đó (quân đội, trường sư phạm mẫu giáo, một số công việc đặc thù của giới tínhv.v...) chứ đừng nhân rộng ra toàn quốc ở bậc phổ thông).

Họ tên: Vũ Thái
Email: mobileskeleton@yahoo.com

Theo tôi, các nhà giáo dục nên để ý đến việc định hướng cho tình bạn khác giới ở trường trung học phát triển đúng đắn hơn là cấm tiệt cái tình bạn đẹp đẽ ấy.

Trong bóng đá, các trọng tài nhiều khi bắt sai các tình huống, và người ta hoàn toàn có thể sử dụng máy móc hiện đại để giúp đỡ trọng tài quyết định, nhưng trọng tài vẫn là những ông vua sân cỏ. Vì sao vậy? Vì đó là một phần của bóng đá.

Lứa tuổi trung học thường chưa có đủ nhận thức để phân biệt đâu là tình bạn, đâu là tình yêu, nên tình bạn khác giới rất dễ đi lệch hướng. Nhưng không vì thế mà chúng ta phải tách riêng lớp nam, lớp nữ. Gan, phổi hay bị ung thư, sao chúng ta không ... cắt luôn gan hay phổi cho khỏi ung thư? Vì nó là một phần không thể thiếu của cơ thể.

 Các thầy nói rằng sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa để khắc phục sự lệch lạc giới tính? Xin thưa, tuổi này chúng em rất thụ động, hai lớp cạnh nhau còn khó nói chuyện với nhau, nói chi đến sinh hoạt cộng đồng. Và, các thầy có nghĩ đến những hậu quả tiêu cực do việc thiếu thốn tình cảm khác giới?

Họ tên: Diệu Hương
Email: dieuhautotbung@yahoo.com

Tôi thấy ngạc nhiên trước
sự lo lắng của các bạn học sinh Việt Nam về lớp học một giới tính. Hiện tại, tôi đang học tại một trường ĐH dành cho nữ ở Hoa Kỳ. Những trường ĐH này nằm trong tốp 10 trường tốt nhất nước Mỹ và được xây dựng trong thời kỳ mà Harvard và Princeton chỉ dành cho nam sinh. Nhờ những trường này, nữ sinh được tiếp cận với chương trình học ngang bằng nam sinh, và đạt được những vị trí cao trong xã hội.

Rất nhiều tấm gương thành công trong sự nghiệp là cựu học sinh của những trường này. Hillary Clinton là 1 trong hàng ngàn người như thế. Có ít nhất 4 đệ nhất phu nhân Mỹ từng học tại những trường này. Bản thân tôi cảm thấy đây là một môi trường tuyệt vời để tôi rèn luyện mình, khám phá chính bản thân mình. Đối với các bạn học sinh Việt Nam, tôi thấy cơ hội tiếp xúc với học sinh các trường khác là khá dễ dàng. Vậy tại sao không mở rộng quan hệ và giao lưu với các trường nhiều sinh viên nam?
 

Theo dòng sự kiện:

Lớp học một giới tính- Nữ sinh cấp 3 lên tiếng

Em rất thấm thía sự tai hại. Cấp 2, lớp em có 43/45 bạn nữ. Cấp 3, lớp em có 6/50 học sinh nam", một nữ sinh trường chuyên ngữ giãi bày.

Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là "nạn nhân"

Trong các trường học hiện nay, đang tồn tại không ít "mô hình" lớp học một giới tính như vậy. Chẳng hạn, các lớp chuyên, lớp chọn ở trường phổ thông (lớp chuyên văn hầu hết là nữ và lớp chuyên toán chủ yếu là nam). Việc này đã tạo ra những hậu quả không tốt mà mãi về sau, các em học sinh, những người trong cuộc mới nhận ra được.

Lớp học một giới tính: Trái với phát triển tự nhiên

Thực ra, chỉ những người trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi là một người trong chăn. Trong những năm học tại trường Minh Khai vào cuối thập niên 1980, tôi đã "bị" học trong một lớp toàn nam. Tôi đã thấy rất rõ rằng học như vậy làm phát triển một tâm sinh lý không bình thường.

Lớp nam, nữ riêng: Cách tốt để giáo dục giới tính

Con trai tôi mới chỉ đang học lớp 7 ở một trường quốc tế của TP.HCM . Ở đây, mọi điều kiện học tập sinh hoạt ăn uông rất tốt, nhưng tôi cũng rất lo ngại về các mối quan hệ giữa các em HS nam và nữ sẽ ảnh hưởng tới học hành. Nếu nhà tôi ở gần trường Nguyễn Khắc Viện, tôi cũng sẽ xin cho con học ở trường đó.

Lớp học không có... nam!

Thực hiện "phân ban", nhưng không phải là ban A, ban C mà là "lớp nam riêng, lớp nữ riêng". Chưa hết, mỗi giờ học kéo dài tới 90 phút. Cách làm này đã tiến hành được 3 năm, tại  trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Trung Quốc: Khác biệt lớn về giới ở HS tiểu học

Hiện nay, sự chênh lệch lớn về giới tại các trường tiểu học Trung Quốc là một hiện tượng phổ biến. Số HS nam lớn hơn rất nhiều so với số HS nữ song thành tích học tập của các em nam thua xa các bạn nữ.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,