221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
556840
"Lưu học sinh 322 cùng cảnh ngộ"
1
Article
null
'Lưu học sinh 322 cùng cảnh ngộ'
,

Sau khi đăng tải bài viết "Lưu học sinh ở Anh mong được "khổ"! VietNamNet nhận được nhiều thư của bạn đọc chia sẻ với các lưu học sinh (LHS) được đề cập trong bài viết. Chúng tôi xin trích đăng một vài ý kiến trong số đó.

Soạn: AM 224116 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các LHS tại Anh trong buổi gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung

Nguyen Minh, ngquminhuk@yahoo.co.uk:  Sau khi đọc bài báo, cũng là một nghiên cứu sinh tại Vương quốc Anh (UK), tôi rất hiểu được khó khăn của các bạn LHS đi học bằng nguồn học bổng 322 tại đây.

Tôi nghĩ LHS 322 kiến nghị để được nhận sinh hoạt phí bằng đồng bảng Anh là hoàn toàn chính đáng. Vừa học tập nghiên cứu, vừa thấp thỏm lo "cơm, áo, gạo, tiền" như thế thì không thể có kết quả tốt được.

Tôi không đi học bằng nguồn 322 mà bằng học bổng của chính trường tôi đang học. Mặc dù là học bổng của trường, nhưng người ta cũng bắt buộc cấp ở mức tối thiểu theo quy định thống nhất trên toàn UK là 10,500 bảng Anh/năm (khoảng 875 bảng Anh/tháng).

Theo dự kiến, mức này sẽ tăng lên 12,000 bảng Anh cho năm học đến và 12,3000 bảng cho năm học kế tiếp do mức lạm phát hàng năm ở UK.

Với mức 390 bảng hàng tháng từ nguồn 322, không biết các bạn LHS sống vất vưởng như thế nào ở Anh vì bản thân tôi rất tiết kiệm thì một tháng cũng đã hết sạch 600 bảng. Nếu Nhà nước đã có kế hoạch đồ sộ như đề án 322 để tạo một đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho đất nước thì hãy dành tất cả những gì thuận lợi nhất và tốt đẹp nhất cho họ.

Nguyen Thi Thu Thuy, T.T.Nguyen@dcs.hull.ac.uk: Tôi là nhân vật được nhắc đến trong bài báo. Cảm ơn quý báo đã đăng tải nội dung về nỗi khổ của LHS 322 tại vương quốc Anh.

Tôi xin nhấn mạnh thêm rằng, việc LHS 322 tại UK nhận mức sinh hoạt phí của Bộ GD-ĐT cho cuộc sống sinh hoạt và học tập là cực kỳ khó khăn. Chỉ tính riêng mức ở của trường tôi là từ 56 đến 82 bảng trên một tuần (khoảng 224 bảng một tháng) với mức tối thiểu, không thể ở được 2 người.

Tran Dinh Quang, Quang.DinhTran@wur.hl: Thực sự thì tôi muốn gửi thư chia sẻ sự cảm thông với bạn Hương vì tôi cũng là LHS 322 nên rất hiểu những băn khoăn của bạn.

Tôi cũng muốn nói với bạn rằng, bạn nói là ở châu Âu, LHS được nhận bằng euro, không biết bạn lấy thông tin ở đâu, chứ chúng tôi ở Hà Lan thì, vừa cách đây 1 tuần, nhận được 3 tháng sinh hoạt phí là 1.990 USD. Số tiền này bị Ngân hàng trừ đi 20 USD lệ phí chuyển tiền và quy đổi ra euro, theo quy định của Ngân hàng, là 1.970 USD tương đương 1.400 euro, chia 3 tháng, mỗi tháng được 470 euro. Trong khi đó, tiền trợ cấp cho người tị nạn là 400 euro/tháng nhưng được cấp nhà ở, và trợ cấp thất nghiệp là 700 euro/tháng.

Tiền thuê nhà của chúng tôi thuộc rẻ ở Hà Lan, ít ra là so với  Rotterdam, Amsterdam, nhưng cũng đã 300 euro/tháng, còn ở trường ĐH Utrecht là 380. Hy vọng là bạn sẽ thấy LHS 322 cùng cảnh ngộ cả thôi.

Mong rằng các cơ quan chức năng thông cảm và có nhiều nỗ lực hơn nữa như cấp tiền bù trượt giá cho LHS sớm hơn, cho LHS nhận tiền của nước đến học, nhằm tạo điều kiện để yên tâm trau dồi nghiệp vụ, sau này có điều kiện tốt hơn để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

100% LHS 322 trở về nước

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Lao động. "Du học sinh đi theo diện học bổng, hiệp định, chúng tôi nắm rất chắc".

Hiện nay số du học sinh (DHS) đi theo dạng học bổng của Nhà nước, hiệp định của Chính phủ VN với các nước, các tổ chức là trên 5.000 người.

Từ năm 2000, chúng ta bắt đầu có DHS đi học bằng ngân sách nhà nước. Đến nay 120 người (100%) của khoá đầu tiên đã về nước, 105 người trong số này được cấp bằng xuất sắc.

Còn diện du học bằng học bổng hiệp định, những khoá đã tốt nghiệp tỉ lệ về nước là 95%. Số người ở lại phần lớn để học thêm lấy bằng cấp cao hơn hoặc được tiếp nhận làm việc. Một số ít, chủ yếu là ở Đông Âu, để làm ăn buôn bán theo kiểu lớp đàn anh, đàn chị đã đi du học và ở lại trước năm 1990.

Tuy nhiên, hiện nay số DHS diện này đi được khoảng 6-7 năm đến 10-15 năm đang có xu hướng quay về. Trước năm 2003, mỗi năm có khoảng 120 - 200 người về nước, nhưng từ đầu năm đến tháng 8.2004, số DHS về nước đã tăng đến 600 người.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,