221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
556080
Lưu học sinh ở Anh mong được "khổ"!
1
Article
null
Lưu học sinh ở Anh mong được 'khổ'!
,

VietNamNet vừa nhận được bài viết của một lưu học sinh (LHS) tại Anh đi học bằng học bổng ngân sách Nhà nước (đề án 322) "kêu khổ" về sự trượt giá của đồng đôla Mỹ đã ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt và học tập.

Căn phòng chưa tới 7m2 - hiện là nơi ở "lý tưởng" của 2 LHS VN đi học theo diện 322, tại Leeds (Anh).

Việc làm đầu tiên trong ngày  của Thủy (Hull University) khi tay chạm vào máy tính là “tra tỷ giá đô la/bảng Anh”. Thủy  không phải “dân” kinh tế, việc Thủy làm cũng đã là “chuyện thường ngày ở huyện” đối với gần 100 SV Việt Nam (VN) theo diện học bổng Ngân sách Nhà nước (Đề án 322) ở United Kingdom.

Lý do rất đơn giản: Trong khi LHS ở nhiều nước đã được nhận học bổng bằng tiền địa phương, thì SV VN ở Anh vẫn nhận tiền sinh hoạt phí bằng đồng đô la Mỹ!

Từ hơn hai năm nay, đồng USD liên tục bị mất giá, khiến cho đời sống của LHS Đề án 322, đặc biệt là LHS ở Anh rơi vào tình trạng cực kỳ khốn khó. Năm 2001, mức sinh hoạt phí 780 USD Nhà nước cấp cho mỗi LHS hàng tháng quy đổi được 560 bảng Anh (GBP), đến năm 2002 chỉ còn được khoảng 500 bảng, năm 2003 là 470, và đầu năm 2004 là 430 bảng Anh.

Chính vì lý do đồng USD mất giá liên tục và mạnh mẽ như vậy, ngày 22/8/2004, Phó Thủ tướng Chính phủ  Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 1067-CP/KG về việc trợ cấp cho LHS Việt Nam từ 20 đến 120 USD/tháng, tùy theo từng nước.

Điều đáng nói ở đây là, trong khi LHS nhiều nước như châu Âu hay Úc được nhận học bổng bằng tiền địa phương (Euro hoặc đô la Úc), thì LHS VN ở Anh vẫn tiếp tục được nhận học bổng bằng đồng USD. Vậy là, trong khi LHS các nước khác chỉ phải lo đối phó với việc lạm phát của đồng tiền nước họ đang học, thì LHS VN ở Anh, vừa phải lo cân đối thu chi theo sự trượt giá của đồng bảng Anh, vừa hồi hộp thấp thỏm vì đồng USD rớt giá.

Tháng 7/2004, Thủy và nhiều SV khác nhận được mức học bổng 421 GBP (qui đổi từ  780 USD). So với tốp nhận học bổng trước đó 2 tháng với mức 430 GBP thì đã là “thiệt thòi” lắm, nhưng so với Tố Loan (ĐH Leeds), Đức ThắngH Birmingham)… nhận sinh hoạt phí đợt tháng 10 với mức 412 GPB, Thủy còn may mắn chán. Và đến tháng 12/2004, tốp LHS nhập học tháng 9/2004 như Phúc (ĐH học Leeds), CườngH Nottingham), HươngH Bournemouth)…, chỉ còn nhận được 390 GBP với vài xu lẻ.

Số tiền này chỉ bằng 70% so với số sinh hoạt phí mà LHS VN khoá đầu tiên (năm 2001) được hưởng, trong khi vật giá sinh hoạt ở Anh đã tăng lũy tiến hơn 15% so với mức giá năm 2001.

Nếu may mắn LHS ở Anh nhận được học bổng mới 860 USD (vì cho đến nay, mức học bổng này vẫn chỉ nằm trong quyết định của Phó Thủ tướng, cho dù nó được áp dụng từ ngày 1/7/2004), thì khi quy đổi sang bảng Anh, họ cũng chỉ có 420- 430 GBP/tháng.

Số tiền này quá ít ỏi, nếu so sánh với mức sinh hoạt phí tối thiểu mà các trường ĐH ở Anh yêu cầu là 600 GBP/tháng.

Chính vì vậy, LHS ở Anh đã áp dụng nhiều “sáng kiến” tiết kiệm chi tiêu, từ việc mua đồ ăn hết “đát” cho đến việc chuyển nơi thuê nhà từ vùng an ninh, gần trường xuống khu “ổ chuột”, chật chội và kém an ninh. Sau vụ việc SV Vũ Anh Tuấn bị sát hại ở Nga, thì phương án “nhà ổ chuột” này xem ra có quá nhiều nguy hiểm. Nhưng “biết làm sao được- một SV ở gần London nói – nếu không dọn đến khu nhà này, tôi sẽ không có đủ tiền để mua thức ăn, quần áo, sách vở, tham gia hội thảo, chi phi đi lại, và hàng trăm thứ sinh hoạt phí khác nữa”.

Vẫn biết Nhà nước còn nghèo, LHS đi học cần phải cố gắng. Nhưng, đối với LHS ở Anh bây giờ, mong ước nhỏ bé và cháy bỏng nhất là “được khổ” bằng LHS  ở Úc và ở châu Âu. Hay, “tham vọng” lớn hơn của LHS diện học bổng ngân sách Nhà nước là được “bình đẳng” như nhiều SV Việt Nam đi học theo học bổng của các địa phương, học bổng của các Tổng công ty như Tổng công ty Điện lực (550 GBP), Thành uỷ TP.HCM (590 GBP).

Nhiều văn bản kiến nghị về việc điều chỉnh sinh hoạt phí của SV ở Anh đã được gửi về Đại sứ quán VN ở Anh và Bộ GD-ĐT. Trong những lần gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước sang thăm Anh, gần đây nhất là cuộc gặp gỡ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung ngày 28/11/04, LHS ở Anh đều đề đạt nguyện vọng này.

Thứ trưởng Trần Văn Nhung rất chia sẻ và thông cảm với khó khăn mà LHS ở Anh đang phải đối diện. Nhưng chuyện sinh hoạt phí… lại cần đến quyết định của liên Bộ.

Mong muốn được nhận học bổng bằng bảng Anh của LHS VN đang học tập ở Anh biết đến bao giờ các Bộ, ngành hữu quan mới giải quyết?

  • Đặng Thị Thu Hương (Nghiên cứu sinh tại ĐH Bournemouth) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,