221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
544760
Xã hội hóa giáo dục: Đâu chỉ là góp tiền...
1
Article
null
Xã hội hóa giáo dục: Đâu chỉ là góp tiền...
,

(VietNamNet) - Phiên thảo luận và đối thoại trực tiếp của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển về các vấn đề giáo dục (GD) đã kéo gần bốn giờ đồng hồ với 15 ý kiến phát biểu và ba ý kiến chất vấn. Cuối giờ chiều ngày 15/11, vẫn còn 22 ý kiến chất vấn gửi tới Bộ trưởng trả lời bằng văn bản...

Soạn: AM 196506 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
ĐB Nguyễn Văn Thuyết: Làm giáo dục giống như... đẽo cày giữa đường!

Xã hội hóa không chỉ là đầu tư tài chính

"Xã hội hoá (XHH) GD là một chủ trương đúng nhưng nội hàm chưa được làm rõ. Chúng ta mới chỉ thực hiện XHH dưới hình thức huy động sự đóng góp của dân vào việc xây trường, lớp, chứ chưa huy động được các tầng lớp này tham gia xây dựng chương trình GD và đánh giá GD, xây dựng mạng lưới thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về GD cho mọi người..." -  ĐB Nguyễn Thị Hồng Vy (Sơn La) đặt vấn đề.

Làm giáo dục như đẽo cày giữa đường

ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã phàn nàn như vậy. ĐB Trần Thanh Khiêm thì khuyên phải lắng nghe nhưng biết làm đúng theo cách của mình. Còn ĐB Hồng Vy cho hay "nhiều giáo viên đã khóc" vì đọc thấy một số phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin "méo mó" về ngành giáo dục.

Trong khi ĐB Huỳnh Thị Dã Thanh "kêu giùm" GD mầm non tuy là một phần trong hệ thống GD quốc dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức thì ĐB Bùi Trung Chính (Lâm Đồng) lại thiên về ý kiến có thể tham khảo cách mà nhiều nước đang làm: Xem GD mầm non là giáo dục trong gia đình và mang tính XHH cao

Các ĐB trong ngành GD đều cho rằng đã là "quốc sách" thì phải được thể hiện bằng việc đầu tư. Theo ĐB  tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Tuyết Nga, "dù ngân sách Nhà nước cho giáo dục năm nào cũng tăng nhưng nguồn đó vẫn chưa đáp ứng quy mô phát triển giáo dục hiện tại" và đề nghị cần tăng khoản này lên.

ĐB Nguyễn Đức Dũng lại thấy "không hoàn toàn như vậy": "Có một nguyên nhân thường hay được viện ra để biện minh cho sự yếu kém của GD, đó là nguồn lực tài chính, là đầu tư cho GD luôn được cho là thấp, vì thế không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng". Ông Dũng phân tích:  Trong sáu năm học từ 1998-1999 đến nay, số HSSV chỉ tăng 4,7% trong khi ngân sách GD tăng tới 237%; và dẫn giải thêm mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người với nguồn chi cho GD ở các quốc gia Ở Singapore, thu nhập bình quân đầu người là gần 23.000 USD, gấp hơn 11 lần Việt Nam, mức đầu tư GD theo đầu người của họ là 89,4 USD (Việt Nam: 53 USD), so với thu nhập bình quân đầu người của họ là gần 4% và đầu tư cho GD so với Việt Nam thì bằng 1,48 lần.

Bộ trưởng GD chưa giải trình được cơ sở tăng học phí!

Cũng liên quan tới chuyện ngân sách, ĐB tỉnh Cà Mau Đặng Như Lợi khi chất vấn đã "tò mò" về khoản ngân sách cho GD được báo cáo "hơn 80% được chi vào khoản lương" và thắc mắc về việc tăng học phí "thế nào là tính đúng, tính đủ theo mức thu đủ bù chi?". Bộ trưởng GD đã trả lời: Sẽ gửi riêng ĐB một bảng tính cụ thể để ra con số 80% chi cho lương. Còn đề xuất thay đổi mức học phí thì: "chúng tôi trình để xin ý kiến về mặt nguyên tắc chứ chưa tính cụ thể về cách làm". Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho hay: Khoản thu học phí không thể "kham" nổi phần chi cơ sở vật chất của trường học, mà chỉ là tính thêm cho mức chi thường xuyên.

Là một trong ba người chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT, ĐB tỉnh Đắc Nông Nguyễn Lân Dũng đề nghị xác minh lại số tiền 100 triệu USD "chảy" ra nước ngoài hằng năm do các gia đình Việt Nam cho con du học tự túc. Ông Dũng cũng băn khoăn về "các loại hình trường bán công, dân lập sẽ tồn tại như thế nào". Lại thêm một lời khất của Bộ trưởng GD-ĐT khi nói về số tiền. Còn với câu hỏi loại hình trường, Bộ trưởng Hiển cho hay: Trong thời gian tới, chỉ nên tồn tại hai loại hình công lập và tư thục. Tuy nhiên, các trường dân lập hiện nay phải có bước quá độ.

Giáo viên: Yếu tố quan trọng quyết định "thành-bại" của chất lượng giáo dục

-18 ý kiến nêu lên tại hội trường đều thể hiện sự trăn trở cống hiến những giải pháp cụ thể nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Hầu hết, các ĐBQH đều chia sẻ với sự cố gắng, công phu của tập thể đã hoàn thành bản Báo cáo thẩm tra về Báo cáo tình hình Giáo dục của Chính phủ.

Nhiều ĐB băn khoăn: Ngành giáo dục đã có những quyết sách cụ thể như thế nào để giải quyết tình trạng thiếu GV, bởi vấn đề này lần nào Quốc hội họp cũng được đặt ra.

"Đúng là đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD vẫn còn thiếu về số lượng và không đồng bộ về cơ cấu." -  Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận và thông tin thêm: "Chúng tôi đang chuẩn bị chương trình từng bước khắc phục sự hụt hẫng về đội ngũ GV hiện nay".

Tuy nhiên, theo ông Hiển, cần phải có quan điểm thống nhất là không thể trông chờ vào giải pháp biên chế GV. Do vậy, phải có giải pháp ứng phó là XHH đội ngũ GV.

"Nhân đây, cũng mong QH ủng hộ với định hướng lâu dài là tiến tới không phân biệt giảng viên công lập và giảng viên tư thục, giảng viên biên chế và không biên chế; mọi người có quyền bình đẳng như nhau. Hướng chúng tôi chú trọng triển khai trong thời gian tới là nâng cao chất lượng đội ngũ GV và giảng viên cả về chuyên môn và đạo đức say mê với nghề".

Đi vào thực hiện chủ trương cụ thể, ĐB Lê Doãn Hợp (Nghệ An) bức xúc: Để sàng lọc đội ngũ GV không đủ năng lực vì quá tuổi so với nghề, một năm cần 25 tỷ đồng. Kinh phí địa phương có hạn nhưng mục tiêu "hiện đại hoá" đội ngũ GV để nâng cao chất lượng GD là bất khả kháng. Bởi vậy, Bộ GD-ĐT cần xây dựng lộ trình để Bộ Tài chính cũng như QH biết và có hướng chỉ đạo thực hiện.

Để sàng lọc được đội ngũ GV theo yêu cầu đề ra trong tương lai, theo ông Hợp, cần phải có sự hỗ trợ cho địa phương ít nhất là 50% kinh phí.

Phân ban không có ý nghĩa thực tiễn!

Vấn đề được nhiều ĐB có nhiều ý kiến giống nhau hơn cả là nên xem xét điều chỉnh phương án phân ban THPT vì phương án phân ban thí điểm hiện nay "không tiến bộ". ĐB tỉnh Hà Nam Bùi Thị Trung Hà và ĐB Tuyết Nga cho rằng: Hiện nay, khi triển khai thí điểm SGK lớp 10, số học sinh (HS) vào Ban Khoa học Xã hội thực tế là rất thấp. Có trường chỉ đạt 10%.

Ở một số nước, khi thực hiện phân hoá, thường theo phương án tự chọn. Cụ thể là xây dựng nhiều chương trình học, trong đó tất cả HS đều phải học một số môn cơ bản (khoảng sáu-bảy môn như ngôn ngữ, toán, ngoại ngữ, lịch sử...) và bắt buộc HS tự chọn khoảng ba-bốn môn khác theo nguyện vọng và phục vụ cho việc chọn nghề sau này, một số môn học còn lại thì HS hoàn toàn tự do có thể học hoặc không học.

ĐB tỉnh Cà Mau Trần Thanh Khiêm bày tỏ: Cần phải có sự tính toán thật kỹ vì đã có lần chúng ta triển khai phân ban có thể nói là không thành công, và Quốc hội đồng ý không thực hiện phân ban nữa. Nay chúng ta lại đặt vấn đề thực hiện phân ban THPT thì cần phải xem xét những điều kiện cụ thể...

  • Kiều Oanh - Hạ Anh

Xã hội hoá giáo dục: Không phải là Nhà nước phó mặc

(VietNamNet) - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy tại lễ mit-tinh kỷ niệm 50 năm ngày học sinh miền Nam trên đất Bắc diễn ra trang trọng sáng nay (14/11) tại Hà Nội.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,