,
221
4681
ĐH đẳng cấp qtế cho VN
dhqt
/dhqt/
752895
ĐH đẳng cấp quốc tế: Sẽ nhanh khi Thủ tướng chỉ đạo
1
Article
null
,

ĐH đẳng cấp quốc tế: Sẽ nhanh khi Thủ tướng chỉ đạo

Cập nhật lúc 20:05, Chủ Nhật, 08/01/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Sự hợp tác với các trường hàng đầu Hoa Kỳ để xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế là cơ hội tốt cho chúng ta, và ta không nên bỏ lỡ. Thủ tướng đã cam kết thì Thủ tướng nên trực tiếp chỉ đạo, quy định thời hạn cụ thể, và kiểm tra để những bước đi cho việc thành lập trường được xúc tiến nhanh hơn...", Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định trong cuộc trao đổi với VietNamNet.

 

Soạn: AM 671771 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đề nghị các trường ĐH hàng đầu như Harvard, MIT giúp VN xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Đáp lại lời đề nghị của Thủ tướng Khải, tháng 7/2005, ông Thomas Vallely - GĐ chương trình Việt Nam của ĐH Harvard - đã gửi Chính phủ VN một đề án được dư luận đánh giá là nói trúng các vấn đề tồn tại của GD Việt Nam, và đề nghị những bước đi đầu tiên để VN có thể xây được trường chất lượng cao với sự hỗ trợ của họ.

Từ đó đến nay, hơn 5 tháng đã qua nhưng các bước tiến của ta rất "từ từ", vẫn là những tranh luận kiểu: nên xây trường mới hay nâng cấp trường cũ, rồi tại sao phải "nhờ" nước ngoài trong khi nguồn lực trong nước không thiếu...? Phải chăng, đó là căn bệnh cố hữu của chúng ta trước những "cơ hội"?

Ô. Võ Văn Kiệt: - Câu chuyện này cũng giống như nhiều sự việc khác lâu nay trong quan hệ quốc tế mà tôi đã có dịp chứng kiến khi còn làm Thủ tướng, sau đó là Cố vấn BCH Trung ương Đảng. Chẳng hạn: ta đã mời New Zealand sang nghiên cứu giúp ta về nuôi bò công nghiệp…, hay Cựu Thủ tướng Úc Paul Keating trước đây đã rất quan tâm trao đổi với tôi về môi trường đô thị, nhất là cấp thoát và xử lý nước mà ông ta đã có nhiều kinh nghiệm thành công. Chính phủ Việt Nam ngay sau đó mời số chuyên gia Úc sang. Tôi trực tiếp giao cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia. Bộ trưởng lại giao xuống cho Thứ trưởng, Thứ trưởng lại giao xuống dưới, nếu không kiểm tra thì cuối cùng chẳng đi đến đâu, thất tín với bạn bè.

Trong giáo dục thì có câu chuyện của hai trường ĐHQG Hà Nội và TPHCM (được thành lập năm 1993). Ai cũng hiểu, nếu phát triển theo kiểu dàn hàng ngang thì GD Việt Nam không thể bắt kịp với nền GD tiên tiến của các nước. Mà muốn đi lên hiện đại hóa - công nghiệp hóa thì không thể không có một hệ thống đào tạo đủ tầm để tạo ra những trí thức trẻ. Xác định phải có mũi đột phá ở hai thành phố lớn, nên 2 trường đó mới được thành lập, nhưng quá trình hình thành cũng không ít ý kiến khác nhau. Đến hôm nay 2 trường đó đã bước đầu cải thiện tốt về chất lượng và cơ chế, thời gian đã chứng minh quyết định đó là đúng.

Câu chuyện của trường ĐH đẳng cấp quốc tế lần này cũng tương tự. Tôi đồng tình sự hợp tác này, có thể coi đây là cơ hội tốt cho chúng ta, và ta không nên bỏ lỡ. Thủ tướng Phan Văn Khải đã thoả thuận trong chuyến thăm Mỹ, nhưng thói quen trì trệ của ta chưa hết trong cách làm, nên nếu trên cứ giao xuống cho Bộ chức năng quản lý, Bộ lại giao xuống Vụ thì lại chỉ là mấy anh chuyên viên, coi như thời gian là “của trời”. Họ không coi đó là mệnh lệnh của Thủ tướng giao cho Bộ trưởng. Nếu không quy định thời hạn và không kiểm tra thì những chuyện đáng buồn như trên diễn ra là rất bình thường.

Việc thành lập hai trường ĐHQG là bước thay đổi khá mạnh, tạo được cơ chế tự chủ. Sau 10 năm thành lập thì ước muốn "ngang tầm khu vực" đến nay chưa biết bao giờ mới thành hiện thực? Có nhiều ý kiến muốn thay vì thành lập trường mới thì nâng cấp chính hai trường đó, hoặc một bộ phận của hai trường đó thành ĐCQT. Nhưng theo VietNamNet và cả những người muốn giúp ta bên phía Mỹ thì đây là chuyện không thể, mà họ muốn giúp ta xây một trường hoàn toàn mới. Ông bình luận gì về điều này?

Ô. Võ Văn Kiệt: - Đúng là theo nếp nghĩ của không ít người muốn hợp tác để nâng cấp trường ĐH quốc gia thành trường ĐH ĐCQT trên cái khung có sẵn, đó cũng là một phương án. Nhưng nếu về phía đối tác thấy khó, họ muốn xây dựng từ đầu thì đó cũng là phương án tích cực, có thiện ý, theo tôi ta nên chấp nhận để có thêm một mô hình hợp tác với bên ngoài, càng thuận lợi vì được trao đổi kinh nghiệm ngay tại Việt Nam. Xét về mặt tích cực, nó sẽ thúc đẩy các trường của Việt Nam phải vượt lên, có thể giảm bớt được sức ì, tôi cho như vậy là tạo ra được động lực tốt, kể cả đối với hai trường ĐH Quốc gia của chúng ta.

Theo dòng sự kiện

"10 năm: VN đủ sức xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế"

ĐH đẳng cấp quốc tế: Cần nhất không phải là tiền!

Xây ĐH đẳng cấp quốc tế: lợi thế của "dân lập"

ĐH đẳng cấp quốc tế: Phải xây mới!

Muốn ĐH chất lượng cao, phải có cơ chế độc lập

ĐH đẳng cấp quốc tế: Học từ cách chọn người

ĐH đẳng cấp quốc tế: "Mở" 5 năm là thấy ngay

ĐH đẳng cấp quốc tế: Cần Hiệu trưởng trẻ tuổi?!

"ĐH đẳng cấp quốc tế sẽ như đầu tàu kéo giáo dục"

Đề cương thảo luận: Xây dựng trường ĐH hàng đầu tại VN

ĐH đẳng cấp quốc tế: Phải cấp tập từ hôm nay

Nhưng cũng có nhiều ý kiến, kể cả của các trí thức Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng nguồn lực của người Việt trong và ngoài nước đã rất lớn, đủ để xây trường, không cần phải nhờ nước ngoài. Ông sẽ "phản biện" lại ý kiến này như thế nào?

Ô. Võ Văn Kiệt: - Đúng là nhiều anh em người Việt trong và ngoài nước rất day dứt, rất tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà. Nếu có sự hợp tác chân thành, đặt đại nghiệp giáo dục đào tạo lên trên, đúng là ta hoàn toàn có khả năng đó, nhưng cũng chớ nên khép kín mà rất cần mở rộng hợp tác với bên ngoài, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Tôi muốn nhấn mạnh, với lĩnh vực đào tạo lại càng phải mở mạnh hơn nữa.

Câu hỏi cuối cùng: Sắp tới đây, Hội đồng quốc gia về giáo dục sẽ họp, và trong những đầu việc của kỳ họp sẽ có bàn về đề án này, cụ thể là sẽ thành lập nhóm công tác của Việt Nam để bàn bạc với phía Mỹ. Hiện tại, những bước đi đầu tiên của đề án cũng như việc lập nhóm được giao cho phía Bộ đề xuất. Nhưng nhiều người lo ngại rằng, một Bộ có quá nhiều việc phải giải quyết mà việc nào cũng làm "chưa đến nơi đến chốn" lại đứng ra đề xuất nhóm thì nhóm ấy có thể tương đương về tài, sức với phía Mỹ không?

Ô. Võ Văn Kiệt: - Đó cũng là băn khoăn của tôi, liệu nhóm đối tác này có đủ độc lập, khách quan để bàn với phía Mỹ không? Theo tôi, Thủ tướng đã cam kết thì Thủ tướng nên trực tiếp chỉ đạo nhóm này, như vậy sẽ kết thúc nhanh hơn. Vấn đề là ta có quyết tâm giữ đúng cam kết đó hay không?

Xin cảm ơn ông.

  • Khánh Linh (thực hiện)

Ý kiến của bạn?

 

,
,