,
221
4681
ĐH đẳng cấp qtế cho VN
dhqt
/dhqt/
749144
ĐH đẳng cấp quốc tế: Cần nhất không phải là tiền!
1
Article
null
,

ĐH đẳng cấp quốc tế: Cần nhất không phải là tiền!

Cập nhật lúc 11:00, Thứ Tư, 28/12/2005 (GMT+7)
,

“Được cống hiến nhiều hơn cho đất nước ở hai lĩnh vực mà bản thân tâm đắc nhất: giáo dục và kinh tế”, đó là mong muốn của TS kinh tế học Vũ Thành Tự Anh, 32 tuổi, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright VN.

Soạn: AM 661773 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Vũ Thành Tự Anh. Ảnh: Tuổi trẻ

Anh trao đổi về chủ đề thời sự gây chú ý trong dư luận hiện nay: phương án xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN. TS Tự Anh bắt đầu bằng một ý kiến rất thẳng thắn:

- Tôi cho rằng nên gọi trường ĐH mà chúng ta định xây dựng là một trường ĐH đỉnh cao hay trường hàng đầu, chưa thể gọi là trường ĐH đẳng cấp quốc tế...

Vì sao thưa TS? Liệu có phải vì TS e ngại trường sẽ mang danh “quốc tế” mà lại chưa đạt được chất lượng đẳng cấp tương xứng?

- Tôi không muốn gọi đó là trường chất lượng cao vì hiện nay ở VN từ “chất lượng cao” đang bị lạm dụng, do vậy dễ bị đánh đồng về khái niệm. Nhưng cũng không dám dùng từ đẳng cấp quốc tế vì để đạt đến mức độ đó đòi hỏi nhiều hơn sự đầu tư về nhân tài và vật lực, nó đòi hỏi một khát vọng vươn lên để nền GD ĐH của chúng ta có vị trí sánh ngang những cường quốc giáo dục của khu vực, của châu Á chẳng hạn. Mà điều này thì chúng ta đang thiếu (cười).

Kết quả là hiện nay có lẽ VN là nước duy nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á (trừ Myanmar) chưa có trường ĐH chất lượng cao được quốc tế công nhận. Khát vọng đó lại phải đi đôi với thể chế phù hợp. Ta đang luẩn quẩn trong vịnh chưa ra được đại dương để hòa vào dòng chảy của GD ĐH thế giới. Gọi là một trường đỉnh cao hay một trường hàng đầu ở VN, theo tôi, là phù hợp với thực tế hơn.

Để có trường ĐH đẳng cấp quốc tế không chỉ đơn thuần bỏ tiền ra đầu tư mà còn phải có được hệ thống tổ chức và quản trị ĐH phù hợp. Nhân lực, nguồn tài chính đầu tư là những điều kiện quan trọng để có một trường ĐH đẳng cấp nhưng chúng lại vẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu so với yếu tố “quản trị ĐH”.

Nhìn vào thực tế GD ĐH của VN hiện nay càng thấy rõ thách thức lớn nhất không phải do thiếu tiền mà nằm ở cách thức tổ chức, quản trị, điều hành của cả nền GD ĐH VN nói chung và các trường ĐH nói riêng.

Những ý tưởng Bộ GD-ĐT đề xuất trong đề án đổi mới GD ĐH VN rất đáng hoan nghênh. Tôi thấy trong đó có những đề xuất có thể nói là mang tính cách mạng như xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản của các trường ĐH hay để các trường ĐH tự công nhận chức danh GS, PGS...

Nhưng có vẻ như Bộ GD-ĐT mới chỉ đưa ra được chủ trương, còn giải pháp thực hiện cụ thể lại rất chung chung. Ví dụ như xóa cơ chế chủ quản của các trường ĐH là xóa đến mức nào? Cao nhất như hệ thống GD ĐH của Mỹ là không còn quản lý về giảng viên, lương bổng, không còn qui định chương trình, để các trường tự chủ cao nhất về tài chính, chương trình, giáo trình, tuyển sinh...

Nếu làm được như vậy tức là Bộ GD-ĐT chỉ quản lý chất lượng, định ra những tiêu chí đánh giá, giám sát, thẩm định chương trình các ngành học mới...

Tôi cho rằng theo mô hình của Mỹ là thích hợp. Các nền GD ĐH thành công của châu Á đều đã học tập Mỹ. Ngay cả châu Âu bây giờ cũng bắt đầu học tập theo mô hình GD ĐH của Mỹ. Mô hình giáo dục ĐH của châu Âu có tiền đề là nhà nước phúc lợi với nguồn lực hết sức to lớn về tài chính từ ngân sách nhà nước. Ta áp dụng sẽ không phù hợp!

TS đề nghị trường ĐH hàng đầu không trực thuộc sự quản lý của Bộ GD-ĐT? Nhưng đó sẽ là một trường ĐH công lập?

- Đúng, đó là một trường công lập, chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng. Nhưng là trường công lập không có nghĩa phải do Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý. Đừng quên chính Bộ GD-ĐT đang đề nghị bỏ cơ chế chủ quản. Không lẽ cơ chế chủ quản của các bộ, ngành khác cần bỏ, còn Bộ GD-ĐT vẫn “ôm”?

Hiện nay đang có hai phương án để hình thành trường, xây dựng trường mới hoặc nâng cấp từ một trường hiện có. TS ủng hộ phương án nào?

- Nâng cấp là không khả thi, nhất là trong thời gian ngắn. Vì trường cũ có quán tính quá nặng nề, để thay đổi phải có sự đổi mới về tư duy và chuyển tiếp về thế hệ. Trong khi một trường ĐH đẳng cấp quốc tế dứt khoát phải có đẳng cấp về nghiên cứu khoa học. Để lấy lại thời gian đã mất trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa này, chúng ta phải đi nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách xây dựng một trường ĐH đỉnh cao hoàn toàn mới.

Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu năm 2008 bắt đầu tuyển sinh và đến 2010, trường ĐH đẳng cấp quốc tế của ta phải lọt vào tốp đầu các trường ĐH châu Á. TS đánh giá thế nào về mục tiêu này?

- Tôi đồng ý là phải hành động một cách quả quyết nhưng lại không nên vội vàng. Phải mất khoảng 1-1,5 năm để xây dựng đề cương, xác định phương hướng rõ ràng. Một khoảng thời gian hợp lý để trường ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động khoảng 3-4 năm.

Tức là nếu ta bắt tay ngay vào xây dựng từ bây giờ thì đến năm 2008 hoặc 2009 có thể bắt đầu tuyển sinh được. Nhưng để đạt đến đẳng cấp quốc tế hoặc khu vực thì lại là vấn đề khác. Đối với vấn đề này, chúng ta nên đặt tầm nhìn đến 2020...

  • Thanh Hà - Theo Tuổi trẻ

Theo dòng sự kiện:

Xây ĐH đẳng cấp quốc tế: lợi thế của "dân lập"

ĐH đẳng cấp quốc tế: Phải xây mới!

Muốn ĐH chất lượng cao, phải có cơ chế độc lập

ĐH đẳng cấp quốc tế: "Mở" 5 năm là thấy ngay

ĐH đẳng cấp quốc tế: Cần Hiệu trưởng trẻ tuổi?!

"ĐH đẳng cấp quốc tế sẽ như đầu tàu kéo giáo dục"

Đối thoại với đề cương "Xây dựng ĐH hàng đầu tại VN"

ĐH đẳng cấp quốc tế: Phải cấp tập từ hôm nay

Bạn có đồng tình với những nhận định của TS Vũ Thành Tự Anh không?

,
,