,
221
4681
ĐH đẳng cấp qtế cho VN
dhqt
/dhqt/
724956
ĐH đẳng cấp quốc tế: "Mở" 5 năm là thấy ngay
1
Article
null
,

ĐH đẳng cấp quốc tế: 'Mở' 5 năm là thấy ngay

Cập nhật lúc 06:14, Thứ Ba, 01/11/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Chỉ "mở" cho 1 trường thì không quá khó, và Bộ "lờ" đi không chỉ đạo gì. Chỉ cần 5 năm, 1, 2 lứa học sinh đầu tiên ra trường là nhìn thấy ngay kết quả, có sự so sánh để thấy khác biệt. Nếu kết quả thật sự tốt, lúc đó Bộ GD - ĐT sẽ có động lực để thay đổi cả hệ thống.

Đó là những đề xuất rất thực tế của GS Võ Tòng Xuân - người đang nỗ lực đưa ĐH An Giang thành ĐH Cộng đồng uy tín - với đề án xây dựng ĐH hàng đầu, đẳng cấp cao cho Việt Nam.

Soạn: AM 607817 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trường Đại học An Giang phấn đấu thành ĐH Cộng đồng có uy tín.

"Mở" cho một trường thí điểm thì không khó!

Ta chưa có một ĐH nào được xếp hạng trong khu vực, giáo dục của ta đang là đề tài mổ xẻ của toàn xã hội, giờ lại có người muốn giúp ta thành lập trường - lại là trường của Việt Nam - thì không lý gì lại không "nắm bắt cơ hội". 

Có điều, trường mới này sẽ cần một cơ chế mở riêng biệt, vì nếu lại theo những chuẩn mực của GD ĐH Việt Nam hiện tại thì bao giờ mới đạt chuẩn quốc tế. Chẳng hạn như chương trình học của ĐH Việt Nam tới 240 đơn vị học trình, trong khi các nước tiên tiến chỉ cần 120 - 140 đơn vị học trình đã được tốt nghiệp. Ta nhồi nhét những kiến thức mà khi ra đời sinh viên không cần, nên họ không hứng thú học. Nếu một cán bộ xuống làm việc với dân rất thuộc "chủ nghĩa Mác - Lênin" mà chuyên môn không tốt thì người ta cũng không nể trọng. Còn nếu một kỹ sư nông nghiệp chuyên môn giỏi về nông thôn giúp cho bà con thì bà con sẽ hiểu "Đảng và Nhà nước đào tạo ra những kỹ sư giỏi", chắc chắn ý nghĩa chính trị sẽ tốt hơn.

Nên chăng, ta lấy chính đại học mới này làm thí điểm. Cho trường hoàn toàn độc lập về mọi mặt, dạy theo kế hoạch đào tạo riêng, được sự giúp đỡ của nước ngoài (kể cả thuê một số người lãnh đạo nước ngoài), xem thành công đến đâu? Chỉ "mở" cho 1 trường thì không quá khó, và Bộ "lờ" đi không chỉ đạo gì. Chỉ cần 5 năm, 1, 2 lứa học sinh đầu tiên ra trường là nhìn thấy ngay kết quả, có sự so sánh để thấy khác biệt. Nếu kết quả thật sự tốt, lúc đó Bộ GD - ĐT sẽ có động lực để thay đổi cả hệ thống, để Bộ chỉ quyết định mục tiêu giáo dục cũng như tiêu chuẩn chất lượng, chứ không ép các trường vào khuôn như hiện tại.

Những cái mới rất cần sự đỡ đầu của Thủ tướng

Bộ đã có đề án đổi mới giáo dục từ nay đến 2020, nên sẽ rất thuận lợi nếu thí điểm cho 1 trường trong 5 năm đầu, vì phạm vi nhỏ thì nếu có sai cũng dễ sửa, còn nếu thành công thì càng có động lực "đổi mới" toàn hệ thống.

Đề án này rất cần sự ủng hộ của Thủ tướng. Như khi ĐH An Giang của tôi có đề án đổi mới về đào tạo sư phạm, tôi đã trình bày trước 2 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Gia Khiêm cùng Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển (Bộ GD - ĐT) tại Hội nghị Giáo dục ĐBSCL. Được sự ủng hộ, tôi mới mạnh dạn chỉ đạo và thuyết phục anh em làm theo hướng đã vạch ra bởi Ban cải tiến giáo dục của ĐH An Giang. Chúng tôi theo dõi rất chặt chẽ lớp sinh viên mà mình áp dụng phương pháp mới. Khi lớp sinh viên này ra trường, về dạy học thì mình sẽ theo dõi luôn số học sinh được các thầy cô kiểu mới này dạy, xem kết quả có tốt không? Từ đó, chúng tôi có thể kiến nghị với Bộ.

Cùng cơ chế, vẫn có những trường rất năng động

Soạn: AM 602963 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng ĐH An Giang

Tôi đã có dịp về thăm trường trung học phổ thông Đặng Huy Trứ ở huyện Hương Trà (Huế). Tất cả giáo viên của trường đều ứng dụng tin học trong giảng dạy, kể cả dạy thể dục thể thao. Mỗi lớp học có một CPU, một Monitor, giáo viên tới thì đưa đĩa CD của mình vào, mở bài giảng ra rồi dạy sinh viên, bài giảng vì thế rất sống động. Có giáo viên Anh văn của trường cũng lấy giáo trình của Bộ nhưng chỉ lọc ra những phần chính để dạy học sinh hiểu và tự làm được những phần còn lại dưới dạng bài tập về nhà.

Vấn đề là, từng giáo viên phải có kiến thức, có kỹ năng để biến những giáo trình khô cứng, gây nhàm chán thành những bài giảng hứng thú. Cũng nhờ hiệu trưởng của trường rất năng động và hiểu tin học. Ai cũng thấy, kinh phí của nhà nước cấp không thể đủ để sắm máy tính cho tất cả các lớp học. Ban đầu trường chỉ xin được 3 máy tính, thầy hiệu trưởng đã dạy các thầy cô trong trường làm những bài mẫu, rồi mời phụ huynh lại xem con em của họ có thể học thế nào? Vậy là phụ huynh tự nguyện đóng góp thôi, xã hội luôn sẵn sàng lo cho con cái của họ được học, nếu mình có hướng đi đúng thì xã hội sẽ đầu tư.

Hay khi làm ĐH An Giang, tôi được ủng hộ về tinh thần, còn Luật ngân sách không cho đầu tư cho trường của tỉnh nên mình phải tự đi tìm nguồn tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài. Nhờ thế, tôi bắt buộc phải năng động hơn. Còn nếu Hiệu trưởng cứ chờ trên thì ... chết đói.

Nâng cấp cao đẳng thành đại học: Chất lượng vẫn thế, chỉ khoác một tên mới?!

- ĐH An Giang đang là điểm đến tin tưởng cho sinh viên các tỉnh xung quanh. Nhưng sắp tới, tỉnh nào cũng muốn thành lập trường, trong khi nhân tài cũng chỉ có bấy nhiêu - cả người dạy lẫn người học? Thầy có thấy, đó là sự phung phí không? Lẽ ra, ta chỉ nên tập trung đầu tư cho một số trường để nâng cao vị thế, thay vì đầu tư dàn trải mỗi tỉnh một trường?

- Điều này cũng xuất phát từ đặc tính cục bộ của người Việt Nam. Lẽ ra, ĐBSCL không nên xé lẻ thành từng tỉnh, mà nên nhìn như một tổng thể. Trước 2000, chỉ có ĐH Cần Thơ cho 17 triệu dân ĐBSCL. Nếu con em nông dân trồng lúa ĐBSCL mà phải khăn gói lên TPHCM học thì tốn kém quá, nên các tỉnh đều mở trung tâm giáo dục thường xuyên rồi mời trường ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Kinh tế TPHCM... xuống mở lớp, tuyển sinh ở đó. Mỗi trung tâm như thế có hàng ngàn sinh viên. Cũng bấy nhiêu giáo viên phải chạy vòng vòng hết tỉnh này sang tỉnh khác, đâu còn thời gian để cải tiến giáo trình, hay học thêm để nâng cao kiến thức?

Cuối cùng, Thủ tướng cho ĐH An Giang ra đời, rồi lại có ĐH dân lập Cửu Long, ĐH Y Cần Thơ (tách ra từ ĐH Cần Thơ), ĐH Sư phạm Đồng Tháp được nâng cấp từ Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp. Thấy vậy các tỉnh còn lại của ĐBSCL cũng muốn biến trung tâm giáo dục thường xuyên thành trường ĐH.

Có nên như thế không? Trường thì nhiều, xây lớp học không khó, nhưng chất lượng không đến đâu? Cách dạy không đúng, thiết bị không bao nhiêu, người học cũng không nhiệt tình, bởi không cần bằng cấp vẫn có thể vào làm chỗ tốt nếu quen biết, còn có bằng cấp mà không quen thì cũng ... thua. Biến một trường cao đẳng lên thành ĐH đâu phải chuyện đơn giản? Chất lượng vẫn thế, chỉ khoác một tên mới thôi.

Nếu muốn thi bằng lái xe máy phải học xong lớp 9?

- Xem ra, tất cả vẫn do cách làm? Nếu ta có cơ chế rõ ràng, có yêu cầu cụ thể cho các vị trí công việc thì các trường dạy nghề sẽ thật sự có hiệu quả, đâu cần nâng cấp tất cả thành ĐH?

- Cũng giống như phổ cập giáo dục, thực hiện được thì... khổ vô cùng. Nhất là phổ cập trung học cơ sở, phải bỏ tiền ra lo thuốc men nếu học sinh nhức đầu, đem xe lại "rước" và năn nỉ học sinh đi học "dùm". Bởi cách làm của chúng ta khiến người dân thấy... phổ cập giáo dục không cần thiết cho họ, mà họ thấy là họ học cho địa phương và cho quốc gia lấy thành tích. Nếu bây giờ ta đổi lại, chẳng hạn muốn thi bằng lái xe máy thì phải có bằng lớp 9, tự khắc tất cả sẽ học lớp 9 vì là nhu cầu của chính họ.

Đề án đổi mới kế hoạch đào tạo của Bộ GD ĐT sẽ biến học theo niên chế thành học theo tín chỉ. Ở nước ta nhiều trường đại học chưa làm được vì lượng giảng viên thỉnh giảng nhiều quá, trong khi học theo tín chỉ đòi hỏi mỗi năm phải mở đủ các khóa học và các môn học, đòi hỏi một đội ngũ giảng viên cơ hữu lớn. Không thể bê nguyên xi những mô hình của nước ngoài vào áp dụng tại Việt Nam.

ĐH Cộng đồng - hướng đến của ĐH An Giang

- Vậy với tình trạng các tỉnh ĐBSCL đều muốn thành lập trường ĐH, theo thầy nên xử lý ra sao?

- Theo tôi, mỗi tỉnh nên gom các trường dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên thành ĐH Cộng đồng, thay vì làm ĐH Tổng hợp. Trường có thể dạy bất cứ nghề gì mà trong cộng đồng cần thiết, đặc biệt phục vụ cho tỉnh đào tạo những kỹ năng để các ban ngành của tỉnh hoạt động hữu hiệu hơn. Như thế, giáo dục của tỉnh sẽ được quản lý tốt hơn, chất lượng đào tạo cao hơn. Chẳng hạn, viên chức làm ở biên giới Campuchia rất cần tiếng Khơme, nên ĐH An Giang có lớp dạy tiếng Khơme.

ĐH Cộng đồng dạy theo chứng chỉ, và những chứng chỉ này cũng là một phần của bằng ĐH. Khi đã có nhiều chứng chỉ, họ có thể học liên thông tại một trường đại học thích hợp để lấy bằng đại học.

ĐH Cộng đồng không đòi hỏi đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu lớn, vì mỗi khóa học sẽ ngắn hơn, có thể thuê giảng viên giỏi về dạy những kỹ năng mới nhất, hiện đại nhất với chi phí thấp hơn. Nếu tỉnh muốn có cán bộ nghiên cứu sâu thì cho vào các ĐH tổng hợp ở các thành phố lớn. Còn chỉ cần những ngành nghề thì ĐH cộng đồng là đủ, sẽ đỡ tốn kém.

- Nghĩa là, thầy muốn hướng ĐH An Giang thành ĐH cộng đồng, chứ không thành ĐH đẳng cấp cao?

- Chúng tôi sẽ là ĐH Cộng đồng trong thời gian tới để thêm kinh phí tích lũy, từ đó đi sâu vào liên thông. Còn với ĐH đẳng cấp cao sẽ rất tốn tiền đầu tư, hãy để Hà Nội hay TPHCM làm trường thí điểm trước.

- Xin cám ơn thầy.

  • Khánh Linh (thực hiện)

,
,