221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1052843
Quá trình chuẩn bị phóng VINASAT-1 sắp hoàn tất
1
Article
null
Quá trình chuẩn bị phóng VINASAT-1 sắp hoàn tất
,

 - Để giúp độc giả VietNamNet có thêm thông tin về công tác chuẩn bị phóng vệ tinh VINASAT-1 đang được gấp rút triển khai tại Trung tâm vũ trụ châu Âu ở Kourou - French Guyana, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Minh Thống,  Giám đốc Ban quản lý dự án VINASAT (thuộc Tập đoàn VNPT) khi ông vừa trở về từ bãi phóng Kourou.

VietNamNet: Ông có thể khái quát về hành trình của vệ tinh VINASAT-1 từ khi rời xưởng sản xuất đến khi tới bãi phóng ở Kourou?

ông Hoàng Minh Thống,  Giám đốc Ban quản lý dự án VINASAT (thuộc Tập đoàn VNPT) trả lời phỏng vấn VietNamNet.
ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban quản lý dự án VINASAT (thuộc Tập đoàn VNPT) trả lời phỏng vấn VietNamNet.
Ông Hoàng Minh Thống: Hiện tại, vệ tinh VINASAT-1 đang nằm tại Trung tâm vũ trụ Kourou – French Guyana. Các công việc tại nhà máy sản xuất ở Mỹ đã hoàn thành. Vệ tinh được đưa vào container, chuyển lên máy bay tại sân bay Philadelphia lúc 10 giờ 45 phút tối ngày 6/3 (giờ NewYork) và đến sân bay Cayenne Rochambeau (sân bay Quốc tế của French Guyana) ngày 7/3 (tức ngày 8/3 giờ Hà Nội).

Sau đó, container được chuyển tới trung tâm vũ trụ của Ariane Space - Kourou. Đi kèm container chứa vệ tinh VINASAT-1 của chúng ta là 4 container khác gồm các trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra vệ tinh VINASAT-1 của nhà sản xuất LM để phục vụ quá trình đo kiểm tại bãi phóng.

Sau đó vệ tinh VINASAT-1 được chuyển đến tòa nhà (building) S5. Tại đây, vệ tinh được dỡ ra và chuyển lên high-bay, là phòng được trang bị và thiết kế đảm bảo các điều kiện cần thiết để vệ tinh có thể được đo kiểm tra lại các thông số kỹ thuật tại bãi phóng trước khi nạp nhiên liệu vào vệ tinh.

Vệ tinh "đồng hành" với VINASAT-1 trên cùng chuyến bay là Star One C2 của Brazil do Hãng Thales Alenia Space chế tạo đã đến đây trước và nằm tại tòa nhà S1. Tòa nhà S5 chứa VINASAT-1 là tòa nhà mới, trang thiết bị tốt hơn so với S1.

VINASAT-1 đã sẵn sàng lắp vào tên lửa đẩy

- Tại bãi phóng, vệ tinh VINASAT-1 còn phải qua những bước "sát hạch" nào nữa, thưa ông?

- Ngày 9/3, Sân bay vũ trụ quốc tế Guiana (CSG) đã có 1 sự kiện là phóng Module ATV, đây là Module để đưa thiết bị và đồ tiếp tế lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Ngay sau khi phóng thành công ATV, vệ tinh VINASAT-1 được tiến hành các công việc đo kiểm trước khi đưa lên bệ phóng. Mỗi lần phóng, Ariane Space đều có một Giám đốc chương trình. Người vừa làm giám đốc chương trình cho VINASAT-1 và Star One C2 là người rất có kinh nghiệm trong các vụ phóng.

Bắt đầu từ ngày 10/3, mỗi buổi sáng đều có 1 cuộc họp giao ban giữa phía VNPT, Lockheed Martin và Ariane Space (8h30 sáng) tại Sân bay vũ trụ quốc tế CSG. Nội dung chủ yếu là báo cáo công việc ngày hôm trước, tóm lược công việc sẽ làm trong ngày hôm đó và dự kiến tiếp công việc ngày hôm sau, cập nhật và đánh giá tiến độ hiện tại.

Tiếp theo vào lúc 10 giờ sáng sẽ có buổi họp giao ban riêng giữa phía VNPT và nhà thầu Lockheed Martin nhằm kiểm điểm các công việc đang thực hiện và giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh - nếu có.

Khi chúng tôi có mặt ở CSG vào đầu tháng 3 vừa rồi thì vệ tinh của chúng ta đã được đo kiểm tất cả các module thông tin. Nhìn chung, kết quả cho thấy vệ tinh VINASAT-1 sau khi chuyển ra bãi phóng ổn định và các tham số đạt yêu cầu. Trong quãng thời gian kiểm tra tại bãi phóng đã có một vấn đề nhỏ nảy sinh nhưng đều đã được giải quyết kịp thời, đây là vấn đề hết sức bình thường đối với dự án vệ tinh.

Ngày 14/3, trước khi quay về Việt Nam, chúng tôi đã có một cuộc họp xem xét kết quả đo thử ngoài bãi phóng. Các bên đã thống nhất đánh giá kết quả đo thử là tốt. Vệ tinh của chúng ta đã sẵn sàng cho các bước của các tuần tiếp theo.

- Ông có thể cho biết công việc cụ thể của những tuần tiếp theo là gì?

- Trong tuần thứ 2, phía đối tác phóng vệ tinh sẽ bơm nhiên liệu vào vệ tinh và kiểm tra an toàn hệ thống. Các tuần tiếp theo VINASAT-1 sẽ tiến hành ghép nối cùng với vệ tinh Star One C2 của Brazil vào tên lửa và mô phỏng diễn tập quá trình phóng. Nếu các vấn đề kỹ thuật còn tồn tại hoặc chưa cho phép mà phải lùi thời điểm phóng để đảm bảo an toàn thì các công việc trên cũng sẽ lùi tương ứng.

Trong thời gian ở đó, ngoài thời gian tiếp xúc với Ariane Space là đơn vị chính phụ trách phần tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, tôi cũng liên hệ với đại diện của Star One C2 để trao đổi và phối hợp. Chúng tôi đang cố gắng làm việc hết sức không quản ngày đêm vì sự thành công của dự án.

- Vậy khi nào vệ tinh VINASAT-1 sẽ được ghép nối vào tên lửa để phóng?

- Sau khi bơm nhiên liệu vào vệ tinh VINASAT-1, bao gồm 2 loại nhiên liệu với các bình chứa khác nhau (phục vụ cho việc duy trì vệ tinh trên quĩ đạo địa tĩnh), mà hầu hết các vệ tinh viễn thông đều sử dụng kiểu nhiên liệu này, kiểm tra thêm một số phép đo an toàn, vệ tinh sẽ được chuyển đến tòa nhà chứa tên lửa và sẽ được tổ hợp với tên lửa Ariane-5 ECA vào tuần cuối cùng trước thời điểm phóng.

Hai vệ tinh VINASAT-1 và Star One C2 sẽ được đưa vào khoang chứa vệ tinh của tên lửa đẩy (fairing), vệ tinh nhẹ hơn (VINASAT-1) sẽ được đặt ở dưới, vệ tinh nặng hơn (Star One C2) sẽ đặt ở trên. Nguyên tắc khi lắp đặt vệ tinh "chung" trong 1 tên lửa: cái nặng ở trên và cái nhẹ ở dưới. Khi phóng lên quỹ đạo, vệ tinh nặng sẽ tách ra trước. Vệ tinh VINASAT-1 sẽ tách khỏi tên lửa sau Star One C2 khoảng vài phút.

Hàng trăm tấn nhiên liệu lỏng trong thân quả tên lửa cũng tương đương như một khối thuốc nổ khổng lồ. Vì thế, nhiên liệu chỉ được bơm vào tên lửa trước thời điểm phóng một khoảng thời gian vừa đủ để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Sau đó bắt đầu quá trình đếm ngược thời gian (count-down)- thường là trước thời điểm phóng vài tiếng đồng hồ. Trong quá trình đếm ngược nếu xảy ra bất kỳ trục trặc kỹ thuật nào hệ thống sẽ tự động dừng lại. Tên lửa Ariane được đánh giá là loại tên lửa có độ an toàn cao, thậm chí khi đánh lửa rồi mà trong một vài giây có trục trặc thì hệ thống phóng cũng dừng lại.

"Lùi thời điểm phóng là chuyện thường xảy ra!"

- Điều gì là quan trọng nhất đối với mỗi lần phóng vệ tinh?

- Yếu tố an toàn được coi là tối cao. Trong quá trình chuẩn bị phóng bất cứ trục trặc kỹ thuật hoặc yếu tố nào chưa đảm bảo độ an toàn đếu phải dừng hệ thống lại để kiểm tra và khắc phục triệt để cho dù thời gian phóng có thể bị lùi lại.

Sở dĩ như vậy là vì: Khi đã kích hoạt bộ phận đánh lửa của tên lửa thì bất cứ một sự cố dù rất nhỏ nào đó thôi cũng có thể gây ra thảm họa. Vì thế việc dịch chuyển thời điểm phóng để đảm bảo an toàn là chuyện rất bình thường trong tất cả những vụ phóng vệ tinh viễn thông từ trước tới nay.

Tôi lấy ví dụ như vụ phóng ATV: Kế hoạch của họ là phóng vào tháng 2, nhưng sau đó đã phải lùi lại tới hai lần và cuối cùng mới được phóng vào ngày 9/3.

Bãi phóng Kourou có hẳn 1 trung tâm dự báo thời tiết. Nếu mọi thứ đã hoàn tất nhưng thời tiết không thuận lợi thì thời điểm phóng cũng sẽ phải lùi lại .

- Có vấn đề gì nảy sinh trong quá trình VNPT hợp tác với hai công ty Lockheed Martin và Ariane Space không, thưa ông?

- Làm việc với Lockheed Martin từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng, tôi thấy họ là nhà cung cấp vệ tinh chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Vì thế cách quản lý công việc, phối hợp của họ với khách hàng khá hoàn hảo.

Đơn cử trường hợp khi ký xong hợp đồng, VNPT đã thành lập ngay văn phòng giám sát bên nhà máy, cùng với bên tư vấn đã bắt đầu ngay quá trình kiểm soát và theo dõi việc thực hiện dự án với qui trình quản lý qua hệ thông quản lý vụ việc, chất lượng hoàn hảo khá bài bản thông qua hệ thống quản lý dữ liệu trên mạng máy tính của Lockheed Martin.

Cũng phải nói thêm rằng, đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện dự án phóng vệ tinh nên chưa có nhiều kinh nghiệm, vì thế phải thuê tư vấn Telesat. Đây là nhà tư vấn rất có kinh nghiệm vì họ đã có và khai thác cả một hệ vệ tinh thông tin từ rất lâu. Họ giúp chúng ta trong quá trình kiểm soát và sản xuất vệ tinh. Trong mỗi một công đoạn, giai đoạn họ đều cùng chúng ta xem xét, đánh giá công đoạn đó.

Riêng đối với Ariane Space, nhà cung cấp dịch vụ tên lửa phóng, chúng ta không ký hợp đồng trực tiếp mà thông qua Lockheed Martin, nghĩa là Ariane Space là nhà thầu phụ vì Lockheed Martin sẽ bàn giao vệ tinh trên quỹ đạo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án chúng ta vẫn giám sát toàn bộ quá trình trao đổi, thanh toán, phối hợp giữa Lockheed Martin và Ariane Space,. Trong suốt quá trình dự án chúng ta đều được tham gia và nắm bắt được thông tin. Tôi cho rằng việc phối hợp giữa chúng ta, nhà sản xuất Lockheed Martin và nhà cung cấp dịch vụ tên lửa Ariane Space là rất tốt.

Các cuộc họp giao ban và cập nhật tình hình triển khai công tác kiểm tra, chuẩn bị phóng vệ tinh được Ban dự án VINASAT thực hiện liên tục theo yêu cầu công việc, và thường vào tối muộn do chênh lệch múi giờ nửa vòng trái đất.
Các cuộc họp giao ban và cập nhật tình hình triển khai công tác kiểm tra, chuẩn bị phóng vệ tinh được Ban dự án VINASAT thực hiện liên tục theo yêu cầu công việc, và thường vào tối muộn do chênh lệch múi giờ nửa vòng trái đất.
Thời gian sản xuất VINASAT-1 ngắn hiếm có

- Trong quá trình phối hợp lâu như vậy, các ông có gặp trở ngại gì không?

- Trở ngại lớn nhất là tiến độ. Làm sao vừa đảm bảo tiến độ vừa đảm bảo chất lượng. Kể từ khi ký hợp đồng, chúng ta chỉ có khoảng 24 tháng để triển khai hợp đồng. Nói chung về thời gian là tương đối gấp. Tôi cũng phải nói thêm là đối với một dự án về vệ tinh viễn thông mà thực hiện trong 24 tháng thì từ trước đến nay tương đối hiếm.

Chúng ta bị kẹt với thỏa thuận với ITU là chúng ta phải đưa vệ tinh vào vị trí quĩ đạo đã đăng ký và khai thác trước ngày 23/5/2008. Nếu chúng ta không đưa được vệ tinh lên quỹ đạo trong thời điểm đó thì quyền của chúng ta trên vị trí quỹ đạo không gian này có thể bị ảnh hưởng.

Vì thế, khi ký hợp đồng với Lockheed Martin thì một trong những điều khoản quan trọng là tiến độ. Cụ thể là: Sau 24 tháng là phải có vệ tinh trên quỹ đạo. Trong quyết định đầu tư của Chính phủ cũng đề cập đến vấn đề này.

Do tiến độ như vậy nên Lockheed Martin phải triển khai kế hoạch thật chuẩn. Đồng thời họ cũng phải có phương án dự phòng làm sao đó để đảm bảo rằng trong vòng 24 tháng sẽ đưa đưa được vệ tinh VINASAT-1 vào quĩ đạo.

Khi đặt ra tiến độ như vậy, họ đã vận động toàn bộ đội ngũ nhân viên, chuyên gia tham gia vào tiến trình công việc đó một cách tích cực. Tôi nhớ là sau giai đoạn thiết kế, chuyển sang giai đoạn tổ hợp lắp đặt thì Lockheed Martin phải chuyển sang chế độ làm việc 3 ca kể cả ngày nghỉ. Xin nói thêm rằng, họ cũng phải tính toán về tài chính đối với việc làm thêm giờ và vào ngày nghỉ - vì thời gian này phải trả phí rất cao, nhưng do điều khoản tiến độ nên họ vẫn phải thực hiện.

Khi họ làm như vậy thì đương nhiên chúng ta phải theo họ. Anh em cán bộ VNPT và phía tư vấn cũng thế. Bên cạnh văn phòng tại Mỹ thì Ban VINASAT tại Việt Nam cũng phải theo dõi tương ứng. Cứ mỗi buổi họp giao ban, kết quả đo thử đều được nhà sản xuất đưa lên một website và mọi người cùng trao đổi trên website đó. Ngoài ra, trong giai đoạn đo thử, tổ hợp, lắp đặt,... luôn căng thẳng do có những cuộc họp phát sinh. Thậm chí có lúc, theo tôi nhớ, là cứ 2-3 giờ lại có 1 cuộc họp. Đặc biệt là các cuộc họp đánh giá kết quả đo.

Theo múi giờ của phía đối tác thì những cuộc trao đổi đó được thực hiện trong thời gian làm việc của ngày, nhưng lại là ban đêm của mình. Vì thế anh em ở Việt Nam cũng phải thực hiện tương ứng theo các thời điểm đó, nên nhiều khi theo cũng khá mệt.

- Hiện tại, công tác chuẩn bị đã gần như hoàn tất. Vậy còn công việc nào gây áp lực lớn nhất đối với Ban VINASAT hiện nay?

- Hiện nay, chúng tôi đang tập trung chuẩn bị cho việc phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 kịp tiến độ và tổ chức sự kiện tường thuật phóng này cho thật tốt.

Vệ tinh VINASAT-1 không chỉ là vệ tinh thuần túy về thương mại mà còn có ý nghĩa về kinh tế , xã hội. Vì vậy Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia dự án VINASAT (hiện do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban).

Như các bạn đã biết và báo chí cũng đã nêu, không chỉ báo chí trong nước mà báo chí nước ngoài cũng coi đây là sự kiện quan trọng. Báo chí Ý chẳng hạn, hoặc như các cơ quan thông tấn nổi tiếng trên thế giới như CNN, BBC đều đưa tin.

Một người bạn nước ngoài có báo cho tôi rằng: "Qua CNN tôi được biết Việt Nam sắp phóng vệ tinh. Xin được chúc mừng ông". Điều đó cho thấy sự quan tâm của Quốc tế đối với sự kiện này là rất lớn. Tôi cho rằng mặc dù vấn đề tài chính đầu tư của dự án VINASAT-1 so với một số dự án khác chưa phải là lớn, nhưng ý nghĩa và ảnh hưởng của sự kiện này là rất đáng kể.

- Xin cảm ơn ông.

  • Bình Minh - Nguyễn Hiếu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,