,
221
5743
Đại hội Đảng X
daihoidangX
/chinhtri/daihoidangX/
783808
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Cập nhật lúc 09:58, Thứ Ba, 11/04/2006 (GMT+7)
,

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (từ ngày 15 đến 18-12-1986): Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên.


Soạn: AM 749671 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh do Đại hội VI bầu
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian của các nhiệm kỳ đại hội đó, nhân dân ta đã phấn đấu vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

Nhà nước và nhân dân có những cố gắng lớn đảm bảo nhu cầu quốc phòng và an ninh; cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và làm nghĩa vụ quốc tế giành thêm nhiều thắng lợi mới; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật có bước phát triển mới. Bên cạnh những kết quả của quá trình tìm tòi đổi mới, nền kinh tế-xã hội nước ta lại đang đứng trước những khó khăn.


Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm 1981-1985, chúng ta không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

 

Thực tiễn đất nước đặt Đảng ta trước những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy, phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật để xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng trong chặng đường trước mắt, đề ra chủ trương, chính sách đúng để xoay chuyển tình thế, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước. Do vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng.
 

Với tinh thần ấy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Hà Nội. Tham Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Có 32 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội.


Ông Nguyễn Văn Linh đọc Diễn văn khai mạc. Ông Trường-Chinh đọc Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội nêu bốn bài học kinh nghiệm qua thực tiễn của 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

 

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng viên phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát triển quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

 

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 

Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước; vạch ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm 1986-1990. Đặc biệt, Đại hội đề ra ba chương trình kinh tế lớn là: Lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội "khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần Cách mạng và khoa học".
 

Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới; và bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết.
 

Ban Chấp hành Trung ương đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết.
 

Ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
 

Các ông Trường-Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 

Chấp hành Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, Ban Chấp hành Trung ương triển khai và tiến hành đồng thời bốn mặt hoạt động có liên hệ khăng khít với nhau là: xây dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn; tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; đổi mới tổ chức cán bộ.
 

Trong nhiệm kỳ Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương đã tổ chức 12 hội nghị để thực hiện và tiếp tục phát triển đường lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI. Trong đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (6-1988) đã thảo luận, ra Nghị quyết về công tác xây dựng Đảng và chỉ rõ Đảng phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và nâng cao giác ngộ, bồi dưỡng lý tưởng kiến thức và năng lực lãnh đạo; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng.
 

Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội VI, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (3-1989) là một trong những hội nghị quan trọng. Hội nghị đã kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và đánh giá: trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã triển khai công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về kinh tế và thu được những kết quả bước đầu quan trọng.

 

Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được chưa đồng bộ và cơ bản, tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt. Hội nghị đã phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình hình trên và xác định những quan điểm và phương hướng lớn chỉ đạo công cuộc đổi mới, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu.
 

Các Hội nghị Trung ương từ sau Đại hội VI đến trước Đại hội VII theo thứ tự thời gian: 18-12-1986; 4-1987; 8-1987, 12-1987; 6-1988; 3-1989; 15 đến 24-8-1989; 4-1990; 8-1990; 11-1990; 1-1991; 5-1991.
 

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (từ ngày 24 đến 27-6-1991): “Đại hội trí tuệ - đổi mới, dân chủ, kỷ cương - Đoàn kết”
 

Gần 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ Đại hội VI, tuy đất nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, nhưng Đảng ta, Nhà nước, nhân dân lại đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới. Trong nước, khủng hoảng kinh tế xã hội vẫn chưa chấm dứt. Tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

 

Những biến động liên tiếp xảy ra trong các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc đã tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin và các Đảng Cộng sản, những âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực, sự hoang mang dao động trong một bộ phận những người cộng sản trên thế giới đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam.

 

Đất nước đồng thời phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch ở cả ngoài nước và ở trong nước. Con thuyền cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của nhân dân ta đứng trước những thử thách khắc nghiệt, hiểm nghèo.
 

Trong bối cảnh đó, Trung ương quyết định tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
 

Đại hội họp tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991.
 

Dự đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn hai triệu đảng viên trong cả nước. Đến dự Đại hội có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, đoàn Đảng nhân dân Cách mạng Lào, đoàn đại biểu của Đảng nhân dân Cách mạng Campuchia, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộng sản Nhật Bản... Ông Nguyễn Văn Linh thay mặt Ban Chấp hành Trung ương trình bày Báo cáo chính trị với Đại hội.
 

Đại hội tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI. Trên cơ sở đó Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho kế hoạch năm năm tới.


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua Cương lĩnh, vạch ra những quan niệm và phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000.

 

Khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam. Đại hội VII đã bước đầu nêu lên mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu xây dựng là một xã hội:
 

* Do nhân dân lao động làm chủ.
* Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
* Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân.
* Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
* Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi).
 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 146 ủy viên.
 

Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên.
 

Ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

  • VietNamNet

,
,