,
221
5743
Đại hội Đảng X
daihoidangX
/chinhtri/daihoidangX/
783800
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V

Cập nhật lúc 09:47, Thứ Ba, 11/04/2006 (GMT+7)
,

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (từ ngày 27 đến 31-3-1982): Thời gian từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn cả nước bước vào thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân đã thực hiện khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa theo đường lối Nghị quyết Đại hội VI của Đảng.

 

Soạn: AM -113042 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cả nước tập trung xây dựng kinh tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, giành được nhiều thắng lợi trên lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Song nền kinh tế-xã hội của đất nước lại gặp những khó khăn mới, công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước phạm nhiều khuyết điểm.

 

Khủng hoảng kinh tế-xã hội xuất hiện. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 8-1979) họp bàn về công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, đồng thời giải quyết những nhiệm vụ cấp bách về kinh tế và đời sống.

 

Hội nghị Trung ương chủ trương phải sửa chữa các khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhất là phải đổi mới công tác kế hoạch hoá và cải tiến một cách cơ bản chính sách kinh tế làm cho sản xuất “bung ra” theo phương hướng kế hoạch của Nhà nước.


Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã có những Nghị quyết, Chỉ thị về chính sách kinh tế trên các lĩnh vực sản xuất, lưu thông…, tạo động lực mới thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển trên cơ sở quan tâm lợi ích kinh tế của người lao động và lợi ích tập thể ở cơ sở.

 

Chỉ thị 100-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã thể hiện sự đổi mới tư duy trong việc cải cách một phần mô hình hợp tác xã, tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 cũng đã thể hiện tinh thần đổi mới trong quản lý công nghiệp.


Thực trạng của đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối, chủ trương, đánh giá khách quan thành tựu và khuyết điểm, vạch rõ nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp lớn để khai thác tiềm năng của đất nước, giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về sản xuất và đời sống… nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.


Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến 31-3-1982, tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt hơn 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế.


Đồng chí Trường Chinh đọc lời khai mạc Đại hội. Đồng chí Lê Duẩn trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội.


Đại hội vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội từ năm 1981 đến 1985, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối Cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội lần thứ IV, vạch ra chiến lược kinh tế-xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường.


Đại hội thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết.
 

Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức.


Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư (đồng chí Lê Duẩn giữ cương vị Tổng Bí thư đến khi từ trần ngày 10-7-1986).


Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh "Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân".


Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương mở 11 hội nghị để tiếp tục đi sâu đánh giá tình hình, đề ra nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể để chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước.

 

Trước tình hình kinh tế, nhất là thị trường, giá cả tiếp tục diễn biến xấu, tiền lương thực tế liên tục bị giảm sút, tháng 6-1985, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 8 để bàn về vấn đề giá, lương, tiền và quyết định: Dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy của Đảng ta.

 

Hội nghị đã xác định xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chọn giá và lương làm khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa.


Các kỳ họp Hội nghị Trung ương từ sau Đại hội V đến trước Đại hội VI theo thứ tự thời gian: 31-12-1982; 7-1982; 12-1982; 6-1983; 12-1983; 7-1984; 12-1984; 6-1985 (Hội nghị Trung ương 8 quyết định xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp); 12-1985; 5-1986; 14-7-1986 (Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt - Đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10-7-1986. Đồng chí Trường-Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn); 17-11-1986.

  • VietNamNet

,
,