221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1307225
Bỏ HĐND: Bộ trưởng bảo có, Chủ nhiệm nói không
1
Article
null
Bỏ HĐND: Bộ trưởng bảo có, Chủ nhiệm nói không
,

- Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết hoạt động HĐND và UBND hôm nay (11/9), Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn khẳng định tính "ưu việt" của việc bỏ HĐND huyện, quận, phường, trong khi Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình "lo âu" vì thời gian thí điểm quá ngắn, chưa thể kết luận được điều gì.

Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn: Dân chủ trực tiếp 

Báo cáo tổng kết của Chính phủ khẳng định đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân tại TP.HCMNam Định đồng tình thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Việc điều tra thực hiện qua "kênh" nào để ra kết quả đó?

- Việc điều tra lấy số liệu ở Nam Định do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nam Định thực hiện, lấy ý kiến của đa dạng đối tượng để đảm bảo tính khách quan, từ lãnh đạo, cán bộ hưu trí đến người dân. Chúng tôi mới khảo sát 2 tỉnh, tới đây có thể lấy phiếu khảo sát rộng hơn.

 

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn. Ảnh: K.L
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Tôi băn khoăn sợ sửa Hiến pháp vội quá thì không kịp. Ảnh: KL

Có ý kiến cho rằng với vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng đến quyền làm chủ của người dân thì nên lấy ý kiến toàn dân?

- Hiện nay chưa có Luật Trưng cầu dân ý, không hiểu lấy ý kiến thế nào là đủ. Theo tôi, lấy phiếu khảo sát các đối tượng rộng như vừa rồi là đảm bảo dân chủ. Tất nhiên, lấy được ý kiến các rộng rãi càng tốt, nhưng cũng phải có nguyên tắc để tổng hợp có sức thuyết phục.

Phải chăng khi ta nhất thiết muốn bỏ HĐND huyện, quận, phường thì mọi lập luận đều chứng minh việc bỏ là rất cần thiết?

- Thực ra, trong tờ trình với QH tôi đã nói, không thể bảo HĐND hoạt động không hiệu quả. Mấy chục năm qua, hoạt động HĐND các cấp có kết quả tốt, nhưng tới nay đã đến giai đoạn thực hiện Nghị quyết cải cách hành chính, phải làm sao đẩy tiến độ chỉ đạo công việc hiệu quả hơn, nên thấy để HĐND huyện, quận, phường không còn phù hợp. Không thể vì thế mà nói HĐND không quan trọng, mà phải chuyển giao nhiệm vụ, chức năng của HĐND huyện, quận,phường cho HĐND cấp trên, cho UBND cùng cấp, chỉ những nhiệm vụ không còn phù hợp mới bỏ đi thôi.

 

Còn HĐND xã thì sao? Trong hội nghị hôm nay, Đà Nẵng cũng đã đề nghị được bỏ HĐND xã?

 

- Quan điểm của chúng tôi là không bỏ được HĐND xã, vì địa bàn xã rộng hơn, xa huyện. Chưa kể, xã có nguồn thu nhập riêng trong ngân sách, nên cần HĐND quyết những vấn đề trên địa bàn và giám sát việc thực hiện của UBND.

Đã bỏ HĐND, nên chăng ta sẽ bỏ cả UBND quận, huyện, phường, tiến tới chính quyền 3 cấp?

- Đây là ý tưởng cải cách lớn về chính quyền địa phương, ta chưa đủ điều kiện làm bây giờ. Nhưng trong lộ trình cải cách hành chính tới đây cũng phải nghiên cứu. Ví dụ chính quyền đô thị nên tổ chức hai cấp, nhiều nước cũng có mô hình này, quy mô quận nhỏ hơn nhưng không có phường nữa, quận có bộ máy đủ mạnh để quản lý đến mọi người dân.

Thực tế hiện nay phường tuy ở sát dân nhưng bộ máy ít người có nên mức độ am hiểu pháp luật và chuyên môn sâu còn hạn chế, cũng không đủ điều kiện giải quyết được những vấn đề của người dân, nhiều khi phải đẩy lên quận. Việc nghiên cứu chính quyền đô thị theo 2 cấp ở các thành phố trực thuộc trung ương là việc rất cần cân nhắc.

Bỏ HĐND huyện,quận, phường, quyền giám sát sẽ chuyển cho ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, với số đại biểu chuyên trách ít ỏi như hiện nay có thể đảm đương được không?

- Chúng ta không tổ chức HĐND ở một số cấp nhưng tăng cường tiếp xúc, lắng nghe dân, để vẫn giải quyết được các vấn đề của người dân.

Chắc chắn tới đây, nếu không còn HĐND huyện, quận, phường thì số lượng ĐB HĐND tỉnh, thành chuyên trách phải tăng, như các ban phải tăng thêm một phó ban chuyên trách, rồi nhiều tỉnh cũng đề nghị không nên để chức danh ủy viên thường trực HĐND, mà sẽ có thêm Phó Chủ tịch chẳng hạn.

Ngoài ra, phải nâng cao trách nhiệm của UBND các cấp, cũng như việc giám sát của người dân. Một số tỉnh đã đề nghị không tổ chức HĐND thì UBND phải tăng việc tiếp xúc với dân, thay hình thức dân chủ đại diện bằng dân chủ trực tiếp. Đây sẽ là yêu cầu bắt buộc với UBND, nhất là các thành viên chủ chốt.

Theo ý kiến cá nhân Bộ trưởng, nếu quyết định bỏ HĐND huyện, quận, phường trên toàn quốc, ta có nên sửa Hiến pháp ngay trong kỳ họp Quốc hội sắp tới không?

Cá nhân tôi băn khoăn sợ sửa Hiến pháp vội quá thì không kịp. Tôi chọn phương án 2 của báo cáo, cứ nhân rộng việc thí điểm trên phạm vi cả nước, trong quá trình đó sẽ tiến hành sửa Hiến pháp tổng thể trong nhiệm kỳ tới, như thế vừa đáp ứng được về thời gian, về yêu cầu chất lượng văn bản cũng như trình tự sửa đổi.

Có ý kiến sợ như thế là vi hiến, nhưng theo tôi, ta vẫn có thể gọi là thí điểm vì làm chặt chẽ, chỉ không tổ chức ở một số cấp. Trong quá trình thực hiện, có gì chưa tốt vẫn có thể điều chỉnh.

Tất nhiên, nếu sửa kịp Hiến pháp trong một kỳ họp thì sức thuyết phục trong việc tổ chức bộ máy thuận hơn, toàn Đảng, toàn dân yên tâm hơn.

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Quốc hội Lê Quang Bình: Bỏ đi có khi… khập khễnh!

- Theo kế hoạch, tại phiên họp Thường vụ Quốc hội tuần tới, Chính phủ sẽ báo cáo cụ thể kết quả tổng kết thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Tuy nhiên, qua thông tin của báo chí, cũng như bản thân tôi tiếp xúc với một số người ở Bộ Nội vụ, các địa phương… có thể đoán được việc tổng kết sẽ theo hướng cơ bản tốt, nên đề nghị thực hiện bỏ HĐND huyện, quận, phường trên phạm vi toàn quốc.

 

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Lê Quang Bình: Vấn đề này liên quan đến quyền làm chủ của người dân, ngay trong kỳ họp QH tới, chưa nên vội vàng kết luận. Ảnh: LAD

Đánh giá tổng kết của Chính phủ thì vậy, còn các kênh kiếp xúc riêng của QH, cũng như khi tiếp xúc với HĐND các cấp thì sao, thưa ông?

- Tôi có dịp trao đổi ý kiến rất nhiều trong QH, có thể thấy dư luận chung ở các cơ quan QH chưa thật đồng tình. Lý do trước hết xuất phát từ lý luận, ta xây dựng Nhà nước pháp quyền, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Từng người dân không thể tự mình làm chủ mà phải thông qua người đại diện cho mình là ĐBQH, ĐB HĐND các cấp để thực hiện quyền lực của mình với cơ quan Nhà nước. Nếu bỏ HĐND huyện, quận, phường thì về lý luận là bị bỏ trống.

Ngoài ra, một nguyên tắc quan trọng là khi giao quyền lực thì phải có cơ chế giám sát, nếu bỏ HĐND thì việc giám sát này sẽ thế nào?

 

Ta cứ nói giao việc giám sát, tổng hợp kiến nghị cử tri cho ĐBQH và HĐND tỉnh, thành thì phải xem xét lại. Chính quyền có 4 cấp, có việc tương đương, bỏ thì phải xem lại có khi khập khễnh. Số lượng ĐBQH và ĐB HĐND mỗi tỉnh đều không nhiều, đại biểu chuyên trách lại càng ít, liệu bao quát được bao nhiêu?

 

Ý ông là chưa nên bỏ HĐND huyện, quận, phường trên diện rộng?

- Chính phủ đang muốn đề nghị ngay tại kỳ họp thứ 8 này, trên cơ sở báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, trình QH để ra nghị quyết đồng loạt bỏ luôn trên toàn quốc vào đợt bầu cử tháng 5/2011. Tôi e như thế quá vội vàng, thời gian thí điểm chưa đủ để khẳng định điều gì. Dù chưa có Luật Trưng cầu dân ý nhưng vẫn cần lấy thêm ý kiến của nhân dân.

Chúng ta tin ở tổng kết của Chính phủ và UBND các cấp. Nhưng tổng kết hiện nay khiến tôi cảm nhận, nếu hỏi các cơ quan Chính phủ thì đảm bảo tuyệt đại đa số muốn bỏ, nhưng hỏi ý kiến HĐND một cách độc lập thì HĐND có thể sẽ kiến nghị không bỏ. Mặt trận cũng chưa chắc đã đồng ý.

Đây là vấn đề lớn liên quan đến quyền làm chủ của người dân, ngay trong kỳ họp tới chưa nên vội vàng kết luận, chỉ nên tiếp tục thí điểm, nghe ý kiến các kênh thật sự độc lập rồi mới quyết định.

  • Khánh Linh ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,