221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1298607
Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường trong cả nước
1
Article
null
Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường trong cả nước
,

- Sau một năm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, 10 tỉnh, thành phố đều muốn mở rộng chủ trương này trong cả nước với các lý do như tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí, giảm hội họp... Băn khoăn còn lại là cơ chế đảm bảo vai trò giám sát của dân với chính quyền.

>> Bỏ hội đồng nhân dân: Ai giám sát việc lạm quyền?

Theo ý nguyện các tỉnh, Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ra phạm vi cả nước từ tháng 5/2011, đồng nghĩa với việc Quốc hội sẽ phải xem xét ban hành Nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 liên quan đến HĐND. Việc mở rộng như vậy sẽ đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền địa phương trong cả nước ngay từ đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Hội đồng tỉnh "chăm" gặp dân hơn

Theo Bộ Nội vụ, trong năm qua, đại biểu HĐND cấp tỉnh, thành phố ở 10 địa phương thực hiện thí điểm đều "chăm" tiếp xúc cử tri các huyện, quận hơn.

"Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp vẫn ổn định, không xáo trộn... Bước đầu đã tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính. Tổ chức và hoạt động của UBND huyện, quận, phường vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ", Bộ Nội vụ đánh giá.

Rút gọn bộ máy, Đà Nẵng tiết kiệm được mỗi năm 7 tỷ đồng. Vĩnh Phúc tiết kiệm được 2,5 tỷ đồng.

Nhưng các tỉnh cũng "phàn nàn" với Trung ương về nhiều vướng mắc quanh chuyện giám sát.

Một phiên họp HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa
Một phiên họp HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải

UBND TP Hải Phòng cho rằng, HĐND thành phố phải "gánh" thêm nhiều việc của cấp dưới nhưng lại không được bổ sung biên chế. Việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể khác với chính quyền chưa được thường xuyên, nhất là quản lý tài chính.

Chính quyền tỉnh Nam Định đánh giá, "công tác giám sát không còn được thường xuyên, chặt chẽ như trước. Do số lượng đại biểu HĐND tỉnh ít, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể lại chưa có sự điều chỉnh cơ chế giám sát nên có khi phát hiện ra vấn đề nhưng không có điều kiện và cơ chế đề xuất kiến nghị giải quyết".

Như nhận định của Ban chỉ đạo Trung ương tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu thì việc tổ chức bộ máy ở HĐND cấp tỉnh, thành phố chưa kiện toàn nên chưa đảm bảo được hiệu quả giám sát tại các huyện, quận. Trong khi đó, việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể lại chưa có tính pháp lý. Đặc biệt giám sát các cơ quan tư pháp như tòa án, viện kiểm sát.

Tương tự, theo phản ánh của Ban chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc, việc tiếp nhận kiến nghị người dân cũng "vướng" vì không còn đơn vị nào đứng ra làm đầu mối tiếp nhận cũng như xác minh và phản hồi cho dân, gây khó khăn trong đảm bảo quyền dân chủ của dân.

Trong số 10 tỉnh, thành thực hiện thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường, TP.HCM đã có sáng kiến tổ chức các hội nghị nhân dân. Tại đây, người dân nêu kiến nghị và đại diện chính quyền có trách nhiệm ghi nhận ý kiến hoặc cùng giải quyết tại chỗ.

Thực quyền hơn trong chọn cấp phó

Một trong những điểm mới ở các địa phương thí điểm là thực hiện việc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thành viên UBND huyện, quận, phường. Người đứng đầu được chọn cấp phó và ủy viên UBND.

Trong hai năm qua, tại 10 tỉnh thành đã bổ nhiệm được 625 chủ tịch, 1.193 phó chủ tịch và 1.193 ủy viên. Đây được xem là cơ chế mới góp phần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo sự tập trung của cơ quan hành chính cấp trên với cấp dưới, tạo thuận lợi cho điều động, luân chuyển cán bộ, hạn chế được tâm lý điều hành theo nhiệm kỳ.

UBND thành phố Đà Nẵng nhận định: "Đây là động lực để cán bộ được bổ nhiệm phải thể hiện năng lực. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì cấp trên bổ nhiệm người khác thay thế mà không qua bầu hoặc miễn nhiệm".

Lý thuyết là như vậy, song Đà Nẵng cũng nhận định "vai trò người đứng đầu trong việc đề xuất và bổ nhiệm cấp phó vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự đổi mới". Chính quyền Đà Nẵng mong muốn sắp tới "người đứng đầu được thực quyền hơn trong việc chọn cấp phó".

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhận định, bên cạnh ưu điểm chủ tịch có quyền chủ động trong việc tạo ra nhóm cộng sự "ăn ý", thì nhược điểm là nguy cơ bè phái nếu người đứng đầu lạm quyền, thiếu khách quan. Vì vậy, cần xây dựng quy trình bổ nhiệm, đề bạt chặt chẽ, tăng cường giám sát của các cấp, đoàn thể và nhân dân.

Cơ chế để MTTQ giám sát

Các tỉnh, thành đều đề nghị tăng số đại biểu HĐND cấp tỉnh, thêm một phó bí thư hoặc một phó chủ tịch UBDN để bao quát công việc.

Tuy nhiên, như kiến nghị của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, "vấn đề quan trọng nhất là chính quyền phải đảm bảo quyền làm chủ, thực hiện dân chủ của người dân khi không còn HĐND".

TP.HCM thì cho rằng, cần cơ chế pháp lý để Mặt trận Tổ quốc thực hiện giám sát.

Đối với những lo ngại xung quanh việc quyền lực của lãnh đạo không còn ai giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ "lạm quyền", TP.HCM cũng đề xuất giữa Đảng và Chính phủ phải có thống nhất quy định về thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng giữa người đứng đầu bên Đảng và bên Chính phủ để thuận lợi cho việc thể chế hóa trách nhiệm người đứng đầu.

TP.HCM cũng đề xuất đổi tên "Ủy ban nhân dân" thành "Ủy ban hành chính". Đồng thời, việc thí điểm bí thư kiêm chủ tịch nên mở rộng ở cấp cao hơn cấp xã, phường.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,