221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1300219
Bỏ HĐND, cử tri không biết kiến nghị có được giải quyết
1
Article
null
Bỏ HĐND, cử tri không biết kiến nghị có được giải quyết
,

- Một cuộc điều tra ở tỉnh Nam Định cho thấy, quá nửa trong số 2.000 người được hỏi cho rằng không tổ chức HĐND huyện, phường thì tốt hơn. Nhưng tâm lý của cử tri nói chung còn lo lắng cho "số phận" kiến nghị của mình.

>> Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường trong cả nước
>> Bỏ hội đồng nhân dân: Ai giám sát việc lạm quyền?

Tại Hội nghị tổng kết bước một thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, phường của Nam Định ngày 13/8, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Tất Tiệp cho biết: "Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm, tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương không tổ chức HĐND đã sớm ổn định, bắt tay vào hoạt động, không bị hẫng hụt và bước đầu phát huy hiệu quả tốt".

Mô tả ảnh.
Ảnh: ĐC

"Tuy còn những khó khăn, hạn chế nhưng cơ bản đã thể hiện tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương và khả năng nhân rộng mô hình này ra diện rộng là phù hợp", ông Tiệp khẳng định.

Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định cũng cho biết, để có thêm những thông tin đánh giá khách quan việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã giao cho Ban Tuyên giáo tỉnh ủy phối hợp với Viện Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, cấp 2.000 phiếu điều tra dư luận xã hội.

Kết quả: gần 52% ý kiến đánh giá là tốt hơn trong khi chỉ có gần 2% cho rằng kém hơn, số còn lại nhận xét tình hình vẫn như cũ.

Sở Nội vụ Nam Định cũng chỉ ra một số khó khăn hạn chế như khi không tổ chức HĐND huyện, phường, công tác giám sát đối với hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và UBND phường không còn thường xuyên, chặt chẽ như trước đây.

Đối với MTTQ và các đoàn thể, do Trung ương chưa có sự điều chỉnh cơ chế giám sát nên hiệu quả giám sát hạn chế. Có những vấn đề do MTTQ và các đoàn thể phát hiện nhưng không có điều kiện và cơ chế đề xuất kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khi còn HĐND huyện, phường, do gần với địa bàn dân cư nên những vấn đề ở cơ sở được HĐND huyện, phường nắm bắt nhanh, kịp thời và chính xác hơn nên trong các cuộc tiếp xúc cử tri và kỳ họp HĐND việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND kịp thời và sát thực tế hơn.

Đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh do vừa ở xa địa bàn, số lượng đại biểu có hạn và chủ yếu là đại biểu kiêm nhiệm, đồng thời do kéo dài nhiệm kỳ nên việc tiếp xúc và trả lời cử tri cũng bị hạn chế cả về số lượng và thời gian.

Trong các kỳ họp HĐND tỉnh, do hạn chế về thời gian và điều kiện giám sát UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các huyện nên không chất vấn trực tiếp đối với các cơ quan này thay cho HĐND huyện được như trước đây.

Một hạn chế nữa cũng được đưa ra là khi không còn HĐND huyện, phường thì không còn các kỳ họp HĐND huyện, phường, cử tri không có điều kiện theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương thông qua các phương tiện thông tin đưa tin trực tiếp về các kỳ họp HĐND.

"Tâm lý cử tri cảm thấy băn khoăn không biết những kiến nghị của mình có được tiếp nhận và giải quyết hay không", lãnh đạo Sở Nội vụ nêu.

Liên quan đến việc bầu Hội thẩm tòa án nhân dân huyện, trước đây do HĐND huyện bầu, một số đại biểu HĐND tỉnh băn khoăn cho rằng việc bầu này còn mang tính hình thức hơn khi HĐND huyện bầu, vì hầu hết đại biểu HĐND tỉnh không biết rõ nhân sự mà chỉ tin vào sự giới thiệu của UB MTTQ tỉnh và Tòa án nhân tỉnh đề bầu.

Nam Định là một trong 10 tỉnh, thành phố trong cả nước được chọn thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội. Hiện tại, Bộ Nội vụ đã có đề xuất mở rộng việc này ra phạm vi cả nước từ tháng 5/2011.

  • Đức Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,