221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1298799
Nhân vật có vấn đề phải được thay thế trước đại hội
1
Article
null
Nhân vật có vấn đề phải được thay thế trước đại hội
,
- "Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ, nếu một bí thư đương nhiệm không còn uy tín, đã có những dấu hiệu vi phạm, được dư luận phản ánh, nhưng cấp ủy vẫn cả nể không chịu thay đổi, còn cấp trên cũng không ra tay xử lý, thì đó mới là điều đáng nói. Những nhân vật có vấn đề như thế phải được thay thế trước đại hội".

>> Bầu cử thực sự dân chủ trong Đảng
>> Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt

Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng trò chuyện với VietNamNet xung quanh việc thí điểm bầu trực tiếp bí thư quận, huyện ủy.

Đúng là không có bất ngờ nào cả

Việc thí điểm bầu trực tiếp bí thư tại đại hội đảng bộ cấp quận, huyện diễn ra tại nhiều tỉnh, thành. Dường như có quá ít bất ngờ xảy ra: không có ứng cử viên nào được giới thiệu thêm, người “được quy hoạch” trúng cử với số phiếu rất cao. Với Đà Nẵng thì sao, thưa ông?

Mô tả ảnh.
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng: Giới thiệu một người ra tranh cử với bí thư đương nhiệm chắc cũng khó. Ảnh: Khánh Linh

Về phương diện nhân sự, trong vài nhiệm kỳ qua, toàn Đảng đã và đang nỗ lực mang lại không khí dân chủ thực sự cho các đại hội, thể hiện qua mấy việc:

Danh sách bầu cử, đặc biệt là bầu cử BCH, Ban thường vụ phải có số dư nhất định (tối thiểu 15 - 20%), khác với trước đây đã được vào danh sách do BCH cũ giới thiệu là gần như được chỉ định rồi. Bây giờ các đại biểu dự đại hội có quyền lựa chọn những người xứng đáng hơn, hoặc để cơ cấu được hợp lý hơn, tất nhiên vẫn trong khuôn khổ, nhưng ít nhất có 15 - 20% số người ứng cử, được đề cử sẽ không được chọn.

Khuyến khích tự ứng cử. Trước đây do tâm lý của người Việt, tự ứng cử có gì đó được hiểu như là cá nhân chủ nghĩa, ham hố quyền lực. Bây giờ điều đó được khuyến khích, chứng tỏ đã có cái nhìn tích cực về những người dám tự khẳng định mình. Tuy nhiên, ý tưởng ấy chưa được thực hiện trọn vẹn, mới chỉ đạt mức độ nào đó, như bạn nói là rất hiếm trường hợp người chưa được lựa chọn trước lại chủ động tự ứng cử.

Việc thí điểm bầu trực tiếp bí thư ở đại hội đảng bộ cấp cơ sở và quận, huyện cũng nằm trong những nỗ lực mở rộng dân chủ trong Đảng, rất cần được ghi nhận. Đà Nẵng đã thí điểm bầu trực tiếp bí thư ở 3 đảng bộ: Bộ đội biên phòng thành phố, quận Ngũ Hành Sơn và khối Doanh nghiệp thành phố, đúng là không có bất ngờ nào cả.

Nhất là với đảng bộ Bộ đội biên phòng thành phố thì việc trực tiếp bầu thư ít có ý nghĩa, vì theo quy định của Trung ương, chính ủy đương nhiên là bí thư đảng ủy, nghĩa là trong trường hợp này thì chục người bầu (ban chấp hành mới) hay vài trăm người bầu trực tiếp (tất cả đại biểu dự ĐH) không khác gì nhau.

Vì sao chỉ 1 ứng viên?

Ứng cử viên cho chức bí thư quận, huyện đến từ 3 nguồn khác nhau: 1, Lấy phiếu giới thiệu tại hội trường, các ĐB hoàn toàn chủ động ghi họ tên người mình muốn giới thiệu. 2, Đề án nhân sự của Ban chấp hành khóa cũ gửi lên Thành ủy giới thiệu một ƯCV cho vị trí bí thư khóa mới và được Thành ủy phê duyệt. 3, Các tân ủy viên BCH khóa mới giới thiệu ƯCV. Thế mà cả 3 khâu ấy chỉ cho ra một cái tên duy nhất. Vì sao lại có sự thống nhất cao như vậy? Không lẽ cả BCH vài chục người, chỉ có một người xứng đáng là bí thư?

Khoan nói việc giống hệt nhau là tốt hay không tốt, ở đây có câu chuyện ƯCV duy nhất thường là bí thư đương nhiệm, chưa kể đối với một số đảng bộ, ví dụ đảng bộ Bộ đội biên phòng thì vị trí đó cố định rồi. Nếu bí thư đương nhiệm vẫn còn tuổi, còn được tín nhiệm, không được điều động đi nơi nào khác thì cũng là sự phân công tương đối có thể chấp nhận được. Đó là lý do chính.

Người ta không ra ứng cử hoặc đề cử người khác, không hẳn vì ứng cử viên duy nhất có tín nhiệm tuyệt đối mà có lẽ vì không ai muốn dại dột, thách thức người đã nắm chắc phần thắng do được cấp ủy cũ và cấp trên ủng hộ.

Ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức TƯ

Như vậy có thể nói, bầu trực tiếp tại ĐH nhưng thực chất vẫn là công tác cán bộ, vẫn trong quá trình quản lý, đánh giá, quy hoạch và phân công cán bộ, chứ không phải đến đại hội mới tranh cử.

Lý do thứ hai nằm ở tâm lý dân tộc. Giới thiệu một người ra tranh cử với bí thư đương nhiệm chắc cũng khó, người mình còn xem việc đó không bình thường.

Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ, nếu một bí thư đương nhiệm không còn uy tín, đã có những dấu hiệu vi phạm, được dư luận phản ánh, nhưng cấp ủy tại chỗ vẫn cả nể không chịu thay đổi, còn cấp trên cũng không ra tay xử lý, thì đó mới là điều đáng nói. Những nhân vật có vấn đề như thế phải được thay thế trước đại hội.

Thay nhân sự trước thềm đại hội

Như câu chuyện của quận Sơn Trà, Đà Nẵng? Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy đã về làm Bí thư quận này chỉ 1 tháng trước khi ĐH Đảng bộ quận diễn ra?

Với trường hợp quận Sơn Trà thì Bí thư tiền nhiệm đến ĐH này không còn đủ tuổi và không đủ điều kiện bằng cấp để vào Thành ủy khóa mới. Đó là lý do để thay bí thư mới chỉ 1 tháng trước khi ĐH đảng bộ quận diễn ra. Ngoài ra, như Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu tại ĐH quận vừa qua, Bí thư quận ủy phải thật sự là trung tâm đoàn kết của cả đảng bộ, của tập thể cấp ủy và thường vụ cấp ủy…

Mô tả ảnh.
Đại hội đảng bộ quận Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 5/8. Ảnh: Khánh Linh

Mới hôm vừa rồi, Thành ủy cũng quyết định thay Phó bí thư/Chủ tịch UBND quận Hải Châu trước ĐH đúng 1 tuần lễ, do chủ tịch quận đương nhiệm được điều động về Sở Nội vụ chờ phân công công tác mới sau khi có kết luận làm rõ đúng sai của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

Trường hợp này khác với trước đây mấy tháng, thay Phó bí thư/Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn là do chủ tịch quận đương nhiệm được đề bạt giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, hoặc thay Phó bí thư/Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ là để thực hiện thí điểm mô hình bí thư kiêm chủ tịch.

Hay với huyện Hòa Vang, Bí thư Huyện ủy tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu trước ĐH 1, 2 tháng. Như trước đây, theo tư duy cũ thì ráng chờ đến đại hội, bí thư đó vẫn ngồi đoàn chủ tịch, nhưng không ứng cử. Rồi bí thư mới sẽ tặng hoa, ôm hôn bí thư cũ, bí thư cũ sẽ nói lời chia tay… Nhưng Đà Nẵng thực hiện đúng quy định: đến giờ G là thay bí thư mới - dầu chỉ 1, 2 tháng - để người mới tiếp cận công việc và trực tiếp tổ chức điều hành đại hội.

Mỗi trường hợp là một lý do khác nhau, nhưng đều dẫn đến những thay đổi nhân sự ngay trước thềm đại hội. Một cấp ủy cấp trên nếu nhận thức trách nhiệm đầy đủ với Đảng và với đảng viên cán bộ cấp dưới trực tiếp là phải làm tốt công tác nhân sự, thay thế ngay những trường hợp cần thay thế do những nguyên nhân khác nhau, dù sát thời điểm đại hội cũng phải chấp nhận. Tôi nghĩ đối với trường hợp không còn uy tín, đã có dấu hiệu vi phạm, được dư luận phản ánh mà không có sự thay đổi kịp thời, thì có thể sẽ không được đại hội tín nhiệm bầu vào BCH.

  • Khánh Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,