221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1295188
Ngoại trưởng Mỹ phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông
1
Article
null
Ngoại trưởng Mỹ phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông
,

- Tái khẳng định “lợi ích quốc gia” của Mỹ ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực ở vùng biển quan trọng này.

Tách chủ quyền vùng biển với chủ quyền đảo, quần đảo

Tại cuộc gặp gỡ báo chí kết thúc chuyến thăm và làm việc hai ngày tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho hay, có 12 Ngoại trưởng các nước ASEAN và đối tác đối thoại đã nêu vấn đề Biển Đông và an ninh biển nói chung tại Diễn đàn An ninh khu vực (ARF).

Ảnh Lê Anh Dũng.
Ngoại trưởng Hillary Clinton: Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung của tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền mà không có sự ép buộc nào

Về phía Mỹ, bà Hillary Clinton cũng đã tận dụng Diễn đàn để “khẳng định rõ quan điểm của Mỹ” về vấn đề Biển Đông mà theo bà là “sẽ ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và ổn định của khu vực”.

Nếu nhìn vào bản đồ của khu vực, có nhiều nước tăng thương mại, giao thông biển. Đây là nơi có tuyến đường biển bận rộn nhất trên thế giới. Các nước phải tôn trọng nguyên tắc quốc tế để đảm bảo các hoạt động trên biển được tiếp tục.

“Mỹ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào”, bà nói.

Mỹ cũng như các quốc gia khác có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định. “Tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này”.

“Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung của tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền mà không có sự ép buộc nào”, bà nói.

Nhắc lại việc “không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông”, bà cũng mong “các bên tham gia tranh chấp theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và các quyền kèm theo đối với vùng biển phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển”.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển trên Biển Đông phải được tách bạch khỏi các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, quần đảo.

Ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Khẳng định sự ủng hộ với Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông được ký giữa ASEAN - Trung Quốc năm 2002, bà Clinton “kêu gọi các bên nỗ lực tiến tới một thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử đầy đủ (COC)”.

“Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC”, bà cam kết.

Mô tả ảnh.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và ổn định của khu vực. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo Ngoại trưởng Mỹ, đó là lợi ích của tất cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế nói chung nhằm tiếp tục giao thương mà không bị cản trở dưới các điều kiện phù hợp về pháp lý.

“Sự tôn trọng lợi ích của cộng đồng quốc tế và các nỗ lực mang tính trách nhiệm nhằm giải quyết các tranh chấp có thể giúp tạo ra các nền tảng hướng tới giải pháp cho tranh chấp và xoa dịu các căng thẳng trong khu vực”.

Bà cũng cho hay, chính quyền Obama đã đệ trình để Thượng viện thông qua Công ước về Luật biển LHQ. Dự luật này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng ở Hoa Kỳ.

Đảm bảo Công ước này được Nghị viện Mỹ thông qua, theo bà Clinton “là một trong những ưu tiên ngoại giao” của Mỹ trong năm tới.

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,