221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1286751
Bỏ phiếu kín về đường sắt cao tốc để tạo đồng thuận
1
Photo
null
Bỏ phiếu kín về đường sắt cao tốc để tạo đồng thuận
,

- Đại biểu Dương Trung Quốc gọi hình thức bỏ phiếu kín trong Quốc hội là cách làm thận trọng để kết quả cuối cùng phải tạo ra sự đồng thuận.

>> Nóng bỏng kỳ họp thứ 7
>> Cố là tiếng nói độc lập
>> Quốc hội đồng ý chủ trương làm đường sắt cao tốc
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội

Cuộc trò chuyện với ông Quốc diễn ra sau khi QH có kết quả thăm dò ý kiến đại biểu về đường sắt cao tốc, hôm qua (16/6).

QH có thường xuyên tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về các vấn đề trên nghị trường không, thưa ông?

- Việc lấy ý kiến thăm dò cũng là một hình thức trong sinh hoạt Quốc hội, mang tính chất như một cuộc bỏ phiếu kín vì khi điền thông tin, đại biểu không cần ghi danh tính.

Dẫu sao nó cũng tạo ra một môi trường để phản ánh thực chất hơn suy nghĩ của Quốc hội.

Mô tả ảnh.
ĐB Dương Trung Quốc: Dư luận xã hội rất muốn biết quan điểm, ý kiến từng đại biểu và qua đó giám sát được hành vi của họ. Ảnh: LAD

Hình thức này thường được tiến hành khi một vấn đề đưa ra đang còn những ý kiến phân tán. Quốc hội rất muốn khi đưa ra ý kiến biểu quyết cuối cùng phải có sự tập trung.

Ở đây, tập trung không có nghĩa là QH phải hoàn toàn tán thành. Nhất là đối với những vấn đề được đặt ra trên một tiền đề là Bộ Chính trị đã có chủ trương

Đây là cách làm thận trọng để kết quả cuối cùng phải tạo ra sự đồng thuận kết quả cuối cùng.

Việc bỏ phiếu kín đã được làm một lần, trong chuyện mở rộng Hà Nội. Đó là trong tình huống cuộc thảo luận ở tổ và Hội trường cho thấy đại biểu đang có rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều nhau.

Hình thức thăm dò ý kiến đã cho thấy một chỉ số rất rõ ràng.

Đó là rất ngẫu nhiên thì số người tán thành và không tán thành bằng nhau. Nhưng do cách tính của QH là tính cả những người không tham gia biểu quyết nên đã cho ra một kết quả là số người phản đối nhiều hơn số tán thành.

Vì thế QH đã phải kéo dài thêm thời gian nửa tháng để tiến hành thuyết phục, kêu gọi và cuối cùng đã cho ra một con số rất đẹp là hơn 90% tán thành.

Đó cũng là lý do để QH bỏ phiếu kín về đường sắt cao tốc?

- Với đường sắt cao tốc lại có nhiều vấn đề hơn. Ở đây đại biểu không đơn giản chỉ là chọn tán thành hay phản đối mà vẫn có thể đưa ra thêm những phương án khác nhau.

Ngoài việc thông qua chủ trương để cơ quan soạn thảo làm tiếp, còn có thêm phương án khi nào có báo cáo khả thi thì QH mới tiếp tục biểu quyết. Lúc đó việc tán thành mới đồng nghĩa với cho phép đầu tư.

Dù Chính phủ có đưa ra lộ trình nhưng lộ trình lại tiếp tục được biểu quyết, làm trước, làm sau, đầu tư sớm hay muộn. Nó có thể tạo ra một định lượng cuối cùng cho sự đồng thuận cao nhất.

Đây cũng là giải pháp để tháo gỡ các vấn đề cụ thể, qua đó phản ánh được phần nào tác động hay áp lực xã hội của các nhà chuyên môn, do sự chưa đồng thuận về dự án này.

Việc bỏ phiếu kín lần này liệu có thể xem như một sự dung hòa giữa ý chí quyết tâm phải làm đường sắt cao tốc như tờ trình ban đầu Chính phủ đưa ra thuyết phục Quốc hội và sự đắn đo, cân nhắc do tác động xã hội?

- Nếu hiểu như thế cũng được. Vì có dung hòa cũng là để đi đến giải pháp cuối cùng. Nhưng theo tôi, việc thăm dò qua phiếu kín còn là cách để tăng cường hơn yếu tố mang tính dân chủ.

Thực ra, cuộc biểu quyết cuối cùng là một cuộc biểu quyết công khai.

Dư luận xã hội rất muốn biết quan điểm, ý kiến từng đại biểu và qua đó giám sát được hành vi của họ. Do đó việc công bố kết quả biểu quyết phải được công khai.

Như tôi đã nói nhiều lần thì để công khai cũng không có gì là khó khăn vì chỉ cần đưa lên mạng là được. Bản chất của việc này đó là đã công khai thì phải công khai rõ ràng chứ không thể đưa ra một con số vô nhân xưng.

Như vậy chứng tỏ khi bỏ phiếu kín không cần công khai danh tính thì đại biểu dễ dàng bày tỏ chính kiến của mình hơn. Vậy thì cử tri nên tin vào kết quả bỏ phiếu kín hay biểu quyết công khai?

- Nó nhắc nhở rằng đã là ĐBQH thì anh phải chịu trách nhiệm trước cử tri.

Nhưng mỗi ĐBQH còn có những tư cách khác, đặc biệt ý thức tổ chức của Đảng với 92% là đảng viên. Như vậy, rõ ràng ở đây có sự phân thân.

Ta luôn dùng nguyên lý ý Đảng, lòng dân. Phải làm sao cho hợp lòng dân chứ không chỉ thể hiện ý Đảng. Vì ý Đảng thì đã có ý kiến TƯ, Bộ Chính trị rồi.

Nếu QH phát huy được chức năng là tiếng nói của dân thì càng tốt.

Ông nghĩ sao về trường hợp khi bỏ phiếu kín thì tỷ lệ phản đối - tán thành ngang nhau nhưng khi biểu quyết chính thức thì tỷ lệ luôn đạt gần 100% tán thành? Phải chăng đây là bước tiến trong nhận thức?

- Nó phản ánh thể chế chúng ta.

92% ĐBQH là đảng viên nên anh phải ứng xử với cả hai tư cách. Là đảng viên, anh thực hiện ý thức tổ chức của mình đối với chủ trương của Đảng. Là đại biểu, anh đại diện cho dân. Hai tư cách đó không phải lúc nào cũng đồng nhất.

Dân biết tin vào đâu?

- Do giáo dục của Đảng với các thành viên của mình.

Quay lại với đường sắt cao tốc, cá nhân ông chọn phương án nào?

- Tôi chọn phương án trong 5 - 10 năm nữa nên ưu tiên làm đường sắt khổ 1,45 để kết hợp cả chở hàng hóa và chở khách. Có thể đầu tư tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả và quyết định xem có làm tiếp nữa không.

Nếu đắt và không hiệu quả thì coi như cũng có bằng chứng để thuyết phục được những ai nhất quyết cứ muốn phải xây một tuyến đường cao tốc ở Việt Nam.

Nhưng nhược bằng hiệu quả cao thì dân và QH sẽ chủ động đề xuất làm tiếp.

Như Bác Hồ nói, chắc đánh chắc thắng mà có chắc thắng mới đánh. Chuyện tiền nong không thể đùa giỡn được.

Theo kết quả thăm dò ý kiến, có tới hơn một nửa đại biểu (57%) đồng ý Quốc hội thông qua chủ trương làm đường sắt cao tốc ở ngay kỳ họp này.

Song thực tế, chỉ 31% đồng ý hoàn toàn với phương án của Chính phủ. Đa số ĐBQH muốn lùi thời gian xây dựng.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
,
,