221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1282333
Nhật tìm cách bán công nghệ tàu đầu đạn
1
Photo
null
Nhật tìm cách bán công nghệ tàu đầu đạn
,

Giờ đây, Nhật muốn bắt đầu xuất khẩu kỹ thuật đỉnh cao của họ trong lĩnh vực đường sắt cao tốc. Bộ trưởng Giao thông Seiji Maehara đã tới Mỹ tìm kiếm cơ hội trong gói giá trị 13 tỉ USD mà chính quyền Obama cam kết cho phát triển 11 tuyến đường sắt cao tốc.

>> "Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội

Và, mới đây, Công ty Đường sắt Nhật Bản đã long trọng đón tiếp Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Ray LaHood. Ông Ray LaHood đã đi thử tàu đệm từ MLX01 của Nhật - tàu cao tốc thử nghiệm được coi là nhanh nhất thế giới, với tốc độ 502 km/giờ.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Ray LaHood đã đi thử tàu đệm từ MLX01 của Nhật với tốc độ 502 km/giờ (Ảnh AP)
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Ray LaHood đã đi thử tàu đệm từ MLX01 của Nhật với tốc độ 502 km/giờ. Ảnh: AP

"Chúng tôi đang ở điểm đầu tiên của một cơ hội cho phép các thành phố của Mỹ được kết nối với nhau bằng tàu cao tốc", ông LaHood cho biết sau khi đi tàu MLX01 trên đoạn đường sắt thử nghiệm tại Yamanashi, vùng núi tây Tokyo. "Tôi rất vui mừng đã có dịp trải nghiệm thực sự đầy đủ về công nghệ".

Trong các hợp đồng kích cầu kinh tế đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Mỹ có kế hoạch cải tiến và mở rộng mạng lưới đường sắt.

Việc ủng hộ bán công nghệ tàu cao tốc là một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn mà chính phủ Nhật Bản giúp các nhà chế tạo tàu trong nước cạnh tranh ở Mỹ với các công ty Siemens AG (Đức), Alstom SA (Pháp), Bombardier Inc (Canada) và Tập đoàn cổ phần đầu máy toa xe Nam Trung Quốc.

Tìm kiếm thị trường nước ngoài là sự thay đổi lớn với Nhật, đất nước từ lâu luôn giữ kín bí quyết công nghệ tàu đầu đạn đỉnh cao. Nhật đã buộc phải nghĩ lại, do sụt giảm thị trường về số lượng hành khách, cũng như vận tải hàng hóa nội địa. Nước này hướng ra bên ngoài để tận dụng các cơ hội.

Quyết định của Nhật còn do sự gia tăng trong việc xuất khẩu công nghệ kỹ thuật cao của Trung Quốc - một đối thủ đạt bước tiến vượt bậc trong xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc, có thể giúp Trung Quốc vươn xa hơn trong thị trường đường sắt toàn cầu.

Vài tháng gần đây, những quan chức hàng đầu của Nhật Bản, trong đó có Bộ trưởng Giao thông Seiji Maehara, đã tới Mỹ để tìm kiếm cơ hội trong gói giá trị 13 tỉ USD mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama cam kết cho phát triển 11 tuyến đường sắt cao tốc đi khắp đất nước.

Dự án thu hút sự chú ý của người Nhật là kế hoạch trị giá 1,25 tỉ USD cho tuyến đường sắt cao tốc 134,4km nối giữa Tampa và Orlando - chặng dừng chân đầu tiên của một đường hành lang mà các quan chức liên bang hy vọng cuối cùng sẽ tới Miami. 22 công ty tham gia đấu thầu và Washington sẽ công bố một người thắng cuộc trong năm nay.

Nhật Bản cũng hướng việc tìm kiếm thị trường cho công nghệ đường sắt cao tốc tại các nền kinh tế mới nổi. Đầu tháng này, ông Maehara đã có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1.570 km.

Nhật Bản có niềm tin vào công nghệ tàu đầu đạn của họ. Trong nhiều thập niên kể từ khi chiếc tàu đầu đạn đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Tokyo ngày 1/10/1964 - 10 ngày trước khi nước này tổ chức Thế vận hội Olympic - mạng lưới tàu cao tốc chưa từng xảy ra tai nạn thương tâm nào. Quan chức Nhật khi “quảng bá” cho công nghệ tàu cao tốc cũng nhanh chóng tập trung vào tính chính xác đến từng giây phút của con tàu, cho dù chuyên chở lượng hành khách tới 300 triệu người/năm.

Công ty Đường sắt Nhật Bản có trụ sở tại Nagoya và phổ biến hơn với tên gọi JR Central, đang quảng cáo loại tàu N700-I, đang được sử dụng ở Nhật và có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 330km/h.

Nhưng JR Central còn muốn tiếp thị cả tàu đầu đạn đệm từ MLX01. Con tàu này đang trong giai đoạn thử nghiệm, và được coi là tàu nhanh nhất thế giới khi đạt tốc độ 581km/h.

Tàu đệm từ của Nhật ban đầu chuyển động nhờ bánh xe, nhưng khi đoàn tàu đạt tốc độ cao thì được nâng lên và đẩy dọc theo đường sắt bởi từ trường.

Rất nhanh”, ông LaHood nhận xét sau chuyến đi thử nghiệm. Tuy nhiên, giá cả là một vấn đề mà nhiều người quan tâm, khi thậm chí chỉ xây dựng một hệ thống đệm từ hạn chế cũng phải tiêu tốn hàng triệu USD, Hitoshi Ieda, giáo sư ngành đường sắt tại Đại học Tokyo cho biết. Thiếu kinh nghiệm tiếp thị và đàm phán nước ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới nỗ lực đưa công nghệ tàu cao tốc vượt khỏi biên giới của Tokyo, ông nói.

Nếu Nhật không bắt đầu tính tới việc quảng bá và bán công nghệ tàu đệm từ ở nước ngoài, rất dễ xảy ra nguy cơ nước này đánh mất sự đỉnh cao trong công nghệ đạt được, ông Ieda cảnh báo. “Đó là hạn chế của việc phát triển công nghệ trong thí nghiệm”, ông cho biết. “Để có được công nghệ thực sự tiên tiến, bạn cần kinh nghiệm, những dự án mới và kích thích phát triển, cũng như sức nặng kinh tế”.

Chi phí cao đồng nghĩa với việc JR Central - vốn đang vật lộn với tình trạng sụt giảm về vận tải hành khách và hàng hóa - sẽ không thể sớm mở được tuyến đường sắt cao tốc đệm từ của chính họ.

Trong khi đó, chính quyền Obama lại mong muốn đảm bảo rằng, bất cứ công ty nước ngoài nào được phép cung cấp dịch vụ đường sắt cao tốc đều phải mang công việc tới cho nhân công Mỹ.

Điều duy nhất chúng tôi yêu cầu các nhà sản xuất là tới Mỹ, tìm cơ sở để xây dựng công nghệ tại Mỹ, và thuê nhân công Mỹ”, ông LaHood nhấn mạnh.

Thời hạn đã hiện ra trước mắt. Trong 13 tỉ USD kế hoạch của Mỹ dành cho các dự án đường sắt cao tốc, có 8 tỉ USD thuộc về ngân sách của năm tài chính hiện tại.

Các công ty Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều quốc gia có thế mạnh về đường sắt như Bombardier của Canada, Siemens của Đức và Alstom của Pháp cũng như General Electric và Lockheed Martin ở trên chính đất Mỹ.

Trừ phi JR Central có thể giành được hợp đồng ngay trước mắt, nếu không, tàu siêu tốc đệm từ có thể chẳng là gì hơn ngoài một thứ mới lạ. Vào ngày tàu chạy thử, một nhóm du khách đứng bên bàn kiểm tra đã reo hò khi con tàu lướt qua.

“Nó quá nhanh, quá sốc”, Hiroko Koda, 69 tuổi, đến từ Mie thuộc phía tây Nhật Bản, tham gia chuyến chạy thử cùng chồng, cho biết. “Đây là công nghệ mà Nhật Bản đáng tự hào”, bà nói. “Tôi hy vọng họ sẽ tìm được các khách hàng ở nước ngoài”.

Nhật Bản tạo được ấn tượng tốt về tính an toàn kỷ lục trong hoạt động của mạng lưới đường sắt cao tốc. Không có vụ tai nạn lớn nào xảy ra kể từ khi tàu cao tốc đi vào hoạt động năm 1964. Tuy nhiên, có ít nhất một vụ gây chết người. Một hành khách đã tử vong năm 1995 khi áo khoác của anh bị vướng vào cánh cửa và anh bị kéo lê dọc theo sân ga.

  • Thái An (Theo Nytimes)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
,
,