221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1245071
"Canh cánh bấm nút" thông qua dự án lớn
1
Article
null
'Canh cánh bấm nút' thông qua dự án lớn
,

 - Thảo luận tại tổ về dự án thủy điện Lai Châu sáng 7/10, các đại biểu QH cho rằng tờ trình dự án của Chính phủ mới chỉ nhấn mạnh nhu cầu giải quyết điện năng mà chưa làm rõ các giải pháp xử lý rủi ro cũng như phương án di dân, tái định cư.

"Bấm nút mà vẫn canh cánh"

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhắc vài lần sự "canh cánh" của ông trước giải trình của Chính phủ về các phương án xử lý rủi ro có thể xảy ra khi triển khai thực hiện công trình lớn này. Độ an toàn của công trình bị "chi phối" bởi thiên nhiên khiến ông Thuận lo nếu không tính các giải pháp xử lý rủi ro tốt thì việc "bấm nút" sẽ để lại những hậu quả cho các thế hệ con cháu.

Chưa tính đến những biến đổi thời tiết khôn lường, ông Thuận thậm chí lo ngại hiện tượng vỡ đập, nếu xảy ra đối với thủy điện Lai Châu, có thể làm biến mất toàn bộ nền văn minh sông Hồng.

Khẳng định "những thông số kỹ thuật thì chúng ta hoàn toàn tin Chính phủ, các nhà khoa học, chủ đầu tư vì họ có trách nhiệm trước dân. Không ai mong xảy ra thảm họa nhưng khả năng rủi ro là có, dù chỉ rất nhỏ", ông Thuận kiến nghị cần có giải trình tính toán kỹ lưỡng về độ an toàn của công trình.

Mô tả ảnh.
Đại biểu Tất Thành Cang (TP.HCM) đề nghị quan tâm đến đời sống người dân sau khi chuyển đến nơi ở mới, nhường đất xây công trình thủy điện. Ảnh: Cao Nhật

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) chưa thỏa mãn về tính toán tác động của rủi ro động đất xảy ra theo phân tích của Chính phủ. Dù yên tâm về công nghệ, kỹ thuật song ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) băn khoăn Chính phủ chưa đánh giá hết khả năng biến đổi đa dạng sinh học, sự thay đổi của mực nước ngầm cũng như biến đổi tiểu khí hậu.

ĐB Nguyễn Văn Bé (TP.HCM) cho rằng dự án thủy điện Lai Châu nằm ở thượng nguồn. Nếu có sự cố xảy ra, phải tính toán cả khả năng tác động đến thủy điện Sơn La cũng như sức chịu đựng của thủy điện Hòa Bình và việc này phải do các nhà khoa học tính toán.

Nhu cầu về điện năng đang tăng đáng kể song ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng tờ trình dự án của Chính phủ mới chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu giải quyết điện. Trong khi đó, các phương án xả lũ, điều tiết lũ... ảnh hưởng thế nào đến vùng hạ lưu sông Đà vẫn chưa được xem xét kỹ.

Ông Minh cũng nhấn mạnh, thực hiện công trình thủy điện Sơn La phải đạt được 3 nhiệm vụ, đó là đáp ứng phát triển kinh tế xã hội của cả vùng Tây Bắc cũng như phát triển kinh tế xã hội của chính địa phương, đồng thời phòng chống, ngăn chặn, điều tiết lũ...

Tái định cư: thế nào "tốt hơn" ?

Di dân, tái định cư là điều không đại biểu nào không trăn trở. Dẫn kinh nghiệm thực hiện công trình lớn trước đều chưa thể đảm bảo vấn đề này, nhiều đại biểu băn khoăn nguyên tắc mà Chính phủ nêu "người dân phải có điều kiện sinh sống và sản xuất tốt hơn nơi ở cũ".

ĐB Tất Thành Cang (TP.HCM) cho hay có hiện tượng 100% các gia đình khi đến nơi mới phải cơi nới thêm bếp, đang ở vùng cao quen làm nương rẫy, khi xuống vùng thấp không biết làm vườn.

"Phải làm rõ việc xây dựng đường, điện, trường học, trạm xá, giải quyết đất cho dân, hướng dẫn sản xuất trồng những cây gì cho phù hợp, nuôi con gì, đào tạo giải quyết việc làm, tập huấn, có đặt ra vấn đề xuất khẩu lao động không", ĐB lưu ý.

"Thấm thía" các dự án thủy điện ở miền Trung, ĐB Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) thắc mắc thế nào là "chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ", nhất là thủy điện Lai Châu áp dụng cơ chế di dân, tái định cư của thủy điện Sơn La, vốn qua giám sát thấy có vấn đề.

ĐB Bùi Sỹ Lợi chỉ ra 3 cái "mất ngay" của người dân vùng dự án: đất ở mới hẹp hơn, đất sản xuất không bằng đất cũ, tiền đền bù chênh lệch, mất văn hóa, phải di chuyển mồ mả...

Đồng tình với chủ trương đầu tư thủy điện tại tỉnh nhà, xong Phó Chủ tịch HĐND Lai Châu Giàng Páo Mỷ kiến nghị Chính phủ cho tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ.

Theo bà Mỷ, cần xây dựng 120 km tuyến đường Nậm Manh - Pắc Ma chạy theo bờ phải sông Đà và 3 cầu bê tông cốt thép nối bờ phải và bờ trái sông Đà để phát triển kinh tế - xã hội, di dời, tái định cư 2.000 hộ dân có nguy cơ bị sạt lở cao đang ở huyện Phong Thổ và Sin Hồ, tách huyện Mường Tè thành hai huyện bởi khi nước lòng hồ dâng cao sẽ chia tách vùng này thành hai vùng.

Bà Mỷ cũng đề nghị hỗ trợ lương thực cho vùng tái định cư trong 5 năm đầu và đầu tư trồng 20 ngàn ha cao su cho tỉnh Lai Châu.

Trước khi ấn nút thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư nhà máy thủy điện Lai Châu sáng 25/11, các đại biểu còn có cả buổi sáng thứ 6 tuần sau (13/11) để thảo luận ở Hội trường về dự án quan trọng này.

  • Xuân Linh - Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,