221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1282815
Khuyến khích hay bắt buộc doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật?
1
Photo
null
Khuyến khích hay bắt buộc doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật?
,

- Trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và một số đại biểu còn băn khoăn giữa hai khả năng, ĐB Nguyễn Đình Liêu (Ninh Thuận) đưa ra một ý kiến khiến vấn đề được đơn giản hóa đi nhiều.

UBTVQH đưa ra hai phương án liên quan đến chính sách này. Một là khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhiều người khuyết tật sẽ được ưu đãi vay vốn cũng như các kinh phí khác. Hai là bắt buộc các đơn vị này tuyển dụng người khuyết tật với tỉ lệ ít nhất 1%, không tuyển đủ sẽ phải nộp khoản tiền lương tương ứng với số người khuyết tật còn thiếu, tuyển vượt sẽ được hưởng ưu đãi.

ĐB Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) ủng hộ phương án bắt buộc, đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng ĐB Võ Thị Dễ (Long An) cho rằng chỉ nên khuyến khích, đồng thời giảm tỉ lệ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi từ 50% xuống còn 30% lao động là người khuyết tật.

Trong khi ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) thấy phương án thứ nhất “dễ thực hiện vì chẳng cần thực hiện, doanh nghiệp không đồng ý thì người khuyết tật vẫn gặp phải rào cản”“khuyến khích” vẫn là một từ chung chung cần tránh trong luật, thì ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) ủng hộ phương án này vì cho rằng nhà nước không thể ép buộc doanh nghiệp.

Mô tả ảnh.

Lao động khuyết tật đang làm việc tại một nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm. Ảnh: giadinh.net.vn
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Nguyễn Đình Liêu chỉ ra yếu tố cơ bản trong vấn đề này là sự chủ động vươn lên của người khuyết tật. Ông nhận định ngày càng nhiều người khuyết tật có trình độ học vấn và kỹ năng tốt, có người còn đi vào các lĩnh vực công nghệ cao, làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong và ngoài nước.

Thậm chí đã có người khuyết tật trở thành chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho cả người đồng cảnh ngộ và người lành. Điều quyết định đến khả năng được tuyển dụng của người khuyết tật ở đây không phụ thuộc vào việc nhà nước “khuyến khích” hay “bắt buộc”, mà chính là năng lực của người khuyết tật.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh hai phương án, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị UBTVQH cho thăm dò ý kiến đại biểu bằng phiếu để tìm được câu trả lời cuối cùng.

Lộ trình cải tạo các công trình và phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo cho người khuyết tật điều kiện tiếp cận, sử dụng thuận tiện nhất cũng là “quá lâu” theo các đại biểu. Thay vì đến năm 2020, ĐB Danh Út (Kiên Giang) yêu cầu đến năm 2015, các công trình công cộng cơ bản như trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục dạy nghề và các công trình văn hóa thể dục thể thao phải đảm bảo các điều kiện đó.

Ông Út còn băn khoăn lộ trình đưa ra như vậy nhưng chấp hành liệu có nghiêm. Ông dẫn ví dụ quy định của Bộ Xây dựng về các điều kiện phục vụ người khuyết tật phải có khi xây dựng chung cư đã đưa ra từ 12 năm nay nhưng số công trình đáp ứng mới đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều cử tri vẫn bức xúc vì “đỏ mắt không tìm được lối đi cho người khuyết tật”.

  • Thủy Chung

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,