221
1405
Lao động
laodong
/xahoi/laodong/
1232508
Doanh nghiệp thà nộp phí chứ không dùng người khuyết tật
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Doanh nghiệp thà nộp phí chứ không dùng người khuyết tật
,

Nhằm xã hội hóa sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội đối với công tác chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, các đại biểu cho rằng cần có những quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về tỷ lệ lao động là người khuyết tật bắt buộc trong các doanh nghiệp hiện nay.

 

Trong buổi tham vấn về dự án Luật Người khuyết tật và việc thực hiện pháp luật lao động đối với lao động nữ khu vực phía Nam được tổ chức ngày 28/8, ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: mặc dù đã có quy định các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người khuyết tật vào làm việc từ 2%-3%, nhưng trên thực tế việc thực hiện các quy định này gặp nhiều khó khăn.

 

Người khuyết tật đang làm việc tại một xưởng thêu
Người khuyết tật đang làm việc tại một xưởng thêu

Hiện nay, ước tính cả nước có khoảng 5,4 triệu người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số, phần lớn trong độ tuổi lao động sống tập trung tại thành thị, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao đời sống, phát huy vai trò người khuyết tật, ngoài các chính sách trợ cấp thì tạo việc làm cho người khuyết tật được coi là giải pháp thiết thực, hữu hiệu nhất.

 

Nói về điều này, Bộ luật Lao động và Nghị định số 81/CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung) có quy định các DN thuộc các ngành sản xuất như điện năng, luyện kim, hóa chất… phải nhận ít nhất 2% lao động là người khuyết tật, với DN thuộc các ngành còn lại phải nhận ít nhất 3% lao động là người khuyết tật, trường hợp DN không sử dụng đủ tỷ lệ trên thì sẽ phải đóng một khoản phí tương đương vào Quỹ việc làm cho người khuyết tật.

 

Tuy nhiên, do phí phải đóng không cao nên nhiều DN đã tự nguyện nộp tiền thay vì tiếp nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc. Điều này gây khó khăn trực tiếp trong công tác giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Một đại biểu thẳng thắn trình bày, những quy định chung chung không mang tính khả thi, cần có quy định, biện pháp chế tài chặt chẽ hơn nữa buộc DN phải nhận người khuyết tật vào làm việc, tránh tình trạng “luật chỉ nằm trên giấy”.

 

Bà Phạm Phương Thảo -Chủ tịch HĐND TP.HCM khẳng định, TP.HCM là một thành phố lớn với trên 7,2 triệu dân chưa kể người nhập cư, số lượng người khuyết tật sống trên địa bàn khá cao nhưng lãnh đạo thành phố sẽ luôn có trách nhiệm lắng nghe ý kiến và thực hiện hoàn thiện các chính sách pháp luật về người khuyết tật hiện nay.

  • Vũ Như
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,