221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1229939
Phản biện phải được phản hồi
1
Article
null
Phản biện phải được phản hồi
,

- Vai trò trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc trong thời kỳ mới phải là giám sát và phản biện xã hội. Phản biện xã hội chỉ phát huy tác dụng khi nó được lắng nghe, tranh luận, tiếp thu và phản hồi bởi những người có trách nhiệm.

Mô tả ảnh.
GS Phan Đình Diệu: Phản biện xã hội chỉ phát huy tác dụng khi nó được lắng nghe, tranh luận, tiếp thu và phản hồi bởi những người có trách nhiệm. Ảnh: Cao Nhật

Tại Hội nghị Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) hôm qua (14/8), các đại biểu thảo luận báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến đóng góp vào dự thảo lần thứ 4 Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ VII MTTQ Việt Nam và dự thảo điều lệ MTTQ Việt Nam. 

Dự thảo điều lệ MTTQ Việt Nam đưa ra lấy ý kiến gần đây đã bổ sung thêm một điểm quan trọng trong nhiệm vụ, quyền hạn là "phản biện xã hội đối với dự thảo, chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề quan trọng của đất nước".

Dự thảo nêu rõ, MTTQ các cấp tỉnh, huyện tổ chức các hoạt động phản biện xã hội với dự thảo chủ trương chính quyền cùng cấp và cấp trên. Nhiều ý kiến tại Hội nghị đều nhấn mạnh vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận của xã hội.

Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Cư Hòa Vần, vai trò trọng tâm của Mặt trận trong thời kỳ mới phải là giám sát và phản biện xã hội. "Nhiệm kỳ tới, chúng ta sẽ đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào, trong báo cáo chính trị đã nêu nhưng theo tôi, cần cụ thể hơn nữa".

Khẳng định "phản biện xã hội không phải là hoạt động chống đối", bà Phạm Thị Trân Châu nhấn mạnh phát huy hoạt động này không những giúp cho các chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn mà uy tín của Đảng trong nhân dân cũng ngày một được nâng cao. 

Đồng tình với ý kiến của bà Châu song Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và giáo dục Phan Đình Diệu cho rằng phản biện xã hội hiện nay "còn gặp nhiều trắc trở".  

Theo ông Diệu, chúng ta kêu gọi phản biện nhưng ngay trong Mặt trận Tổ quốc, các ủy ban, các hội đồng dù đã rất công phu cho ra các nghiên cứu, phản biện cùng với việc đề xuất giải pháp nhưng không được người có trách nhiệm lắng nghe.

"Phản biện xã hội chỉ phát huy tác dụng khi nó được lắng nghe, tranh luận, tiếp thu và phản hồi bởi những người có trách nhiệm", GS Phan Đình Diệu nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Lợi nêu thực trạng là hiện nay, dù đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở nhưng nó đang bị "nhạt đi" vì nhiều nơi, nhiều địa phương làm rất hình thức.

Báo cáo tình hình công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm nêu lên thực tế việc tổ chức đại hội ở một vài nơi vẫn còn làm theo nếp cũ, chưa tạo được chuyển biến về nhận thức, hành động trong nhân dân và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên ở một số nơi còn hình thức.

Phát biểu tại Hội nghị, luật sư Lưu Văn Đạt cũng nêu nghịch lý là nhiều vấn đề hiện nay có thể "ngoài mặt thì đồng ý nhưng trong bụng lại không đồng ý". Luật sư Lưu Văn Đạt nhấn mạnh thêm:"Có dân chủ mới có đồng thuận, mới có đại đoàn kết, không có dân chủ thì đại đoàn kết chỉ là khẩu hiệu".

  • Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,