221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1014022
WB: VN vẫn loay hoay với bài toán nông nghiệp, nông thôn
1
Article
null
WB: VN vẫn loay hoay với bài toán nông nghiệp, nông thôn
,

(VietNamNet) - Đổi mới nông nghiệp để giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam là vấn đề cấp thiết được đặt ra tại lễ công bố báo cáo phát triển thế giới 2008 (WDR), đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực cho phát triển nông nghiệp Việt Nam đã tới hạn, nông nghiệp đã đuối sức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

>>> Bộ trưởng Phát: Hỗ trợ để nông dân sống được với ruộng
>>> Cử tri muốn Chính phủ sớm đánh giá vấn đề nông thôn
>>> Vấn đề nông thôn: Chất vấn nhiều nhưng trật trọng tâm

Các chuyên gia nhận định, GDP tăng từ sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập của người nghèo từ 2-4 lần so với GDP tăng từ các hoạt động phi nông nghiệp. Trong thế kỷ 21, nông nghiệp vẫn tiếp tục là công cụ chính cho sự phát triển bền vững và giảm nghèo. Lợi ích từ phát triển nông nghiệp đã rõ ràng nhưng Việt Nam vẫn còn loay hoay với nhiều bài toán khó giải trong phát triển nông nghiệp.

Việt Nam vẫn đang loay hoay với chiến lược phát triển nông nghiệp, giải quyết bài toán giảm nghèo cho nông dân.

Nguồn lực tới hạn

Theo ông Đặng Kim Sơn, nông nghiệp luôn là lĩnh vực mở đầu cho những chính sách Đổi mới của Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản nhất của thành công này chính là việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các tài nguyên quan trọng nhất là đất và nước. 

Tuy nhiên, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tài nguyên đất và nước của Việt Nam đang tới hạn. Trong 20 năm qua, 300 nghìn ha đất trồng lúa đã mất đi do quá trình công nghiệp hóa và nhiều nguyên nhân khác. Thậm chí, theo ông Sơn, con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. 

Báo cáo phát triển thế giới 2008 là báo cáo lần thứ 30 trong chuỗi ấn phẩm dạng này. Đây là lần thứ 2 báo cáo phát triển bàn về vấn đề nông nghiệp. Báo cáo tập trung trả lời ba câu hỏi lớn: Nông nghiệp có thể đóng góp gì cho phát triển? Đâu là những công cụ hữu hiệu để sử dụng nông nghiệp cho phát triển; và Làm thế nào để thực hiện có hiệu quả nhất chương trình nông nghiệp cho phát triển?
Thêm vào đó, giá thành lao động sản xuất nông nghiệp khá cao. "Chỉ có khoa học công nghệ là vô hạn mà Việt Nam chưa tiếp cận đầy đủ". 

Những người nông dân đã nghèo, lại không có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ, kiến thức, do đó, khó chuyển giao khoa học, công nghệ để họ thực sự làm chủ. 

Theo ông Byerlee, đồng tác giả bản báo cáo phát triển, Việt Nam cần một hệ thống khuyến nông tốt. Không thể chỉ trông chờ ở Chính phủ, ở các tổ chức quốc tế mà cần có một cơ chế để tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ tiến hành cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, chương trình đào tạo cho nông dân. 

Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Martin Rama cho rằng "vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị bước vào vị thế mới là nước có thu nhập trung bình và cao hơn, vấn đề đặt ra là liệu sự phát triển đó có lợi cho tất cả mọi người không? Cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn và các dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết để đảm bảo không ai bị bỏ rơi".

Nông dân đuối sức, cần Chính phủ trợ lực

Ông Sơn cho rằng, cùng với lạm phát tăng nhanh, gánh nặng cán cân đang đè lên vai nông nghiệp và nông dân, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn. Nông nghiệp đã đuối sức. Sức của người nông dân cũng yếu rồi. Làm sao trợ lực cho hơn 10 triệu nông dân nghèo sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang nền nông nghiệp mới quy mô lớn, mở rộng kinh tế hợp tác? Làm sao để đảm bảo 70% người lao động nông thôn không bị bỏ rơi trong quá trình công nghiệp? Đó là những câu hỏi lớn đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. 

Người nông dân và cả ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn đang trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ông Sơn nhấn mạnh. 

Trong khi đó, ở Việt Nam, mức độ bảo hộ nông nghiệp vốn thấp, đầu tư công cũng hạn chế, chưa tạo ra nhiều những thay đổi. 

châu Á và các nước, xu hướng bảo hộ tăng nhanh. Ví dụ, Trung Quốc thực hiện chính sách bảo hộ nông nghiệp mạnh mẽ với áp dụng thuế cao hoặc mức giá cả giúp người sản xuất và tiêu dùng Trung Quốc tiếp cận sản phẩm nông nghiệp với giá thích hợp. Ở các nước khác, Chính phủ áp dụng quy chế hỗ trợ đa dạng hóa sản phẩm và chính sách trợ giá liên quan đến người nghèo hỗ trợ tiêu dùng. Đó cũng là thách thức cho Việt Nam. Riêng Việt Nam, bảo hộ trong nông nghiệp chiếm khoảng 20% và chủ yếu đối với sản phẩm mía đường. 

Hỗ trợ cung cấp hàng hóa công ích của Việt Nam còn hạn chế. Theo báo cáo phát triển của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, Việt Nam chỉ đầu tư 0,13% GDP nông nghiệp cho nghiên cứu và phát triển trong khi mức trung bình ở các nước có nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp là 4%. 

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn và tốt hơn vào các hàng hóa công ích, bao gồm nghiên cứu phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng, các kỹ năng và phát triển thể chế. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, ngân sách hạn hẹp, do đó, phải tính từng đồng hỗ trợ cho phát triển. 

Câu chuyện đảm bảo an ninh lương thực được ông Sơn đưa làm ví dụ phân tích. Muốn đảm bảo an ninh lương thực, duy trì diện tích và sản lượng lúa ở ĐBSCL, Nhà nước cần chính sách hỗ trợ đảm bảo phát triển cho vùng, và thu nhập cho người dân. Những tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cao là những tỉnh kém phát triển, những tỉnh nghèo.

Bài toán an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Theo ông Sơn, trong nhiều trường hợp, lương thực không phải là hàng hóa bình thường mà phải được xem xét dưới góc độ cung cấp dịch vụ cơ bản. 

Đại diện FAO tại Việt Nam cho rằng, quan trọng không phải là đầu tư nhiều mà phải đầu tư đúng, đầu tư tập trung, có chọn lựa các lĩnh vực cần thiết. 

Việt Nam cần phải vượt lên trên cuộc Cách mạng xanh, phát triển một nền nông nghiệp mới có giá trị cao, các chuyên gia khuyến nghị. 

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,