221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
983626
Chi phí hành chính thấp: Chiến lược sống sót trong cạnh tranh
1
Article
null
Chi phí hành chính thấp: Chiến lược sống sót trong cạnh tranh
,

(VietNamNet) - Từ kinh nghiệm của các nước, các chuyên gia quốc tế khẳng định, tính linh hoạt, dễ điều chỉnh của hệ thống quy định thủ tục hành chính được xây dựng trên cơ sở tham vấn rộng rãi sẽ giúp giảm chi phí. Đây là chiến lược sống sót cho những nước như Việt Nam. Mô hình "máy xén thủ tục" và cuộc cách mạng trong thủ tục hành chính của Croatia có thể là hình mẫu để Việt Nam học tập.

>> VN giảm sức cạnh tranh vì thủ tục hành chính

>> "Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu"

>> Cải cách hành chính: Cần một cơ quan chuyên trách độc lập

>> Cải cách thể chế: VN chạy chậm khi các nước tiến nhanh

Chi phí cho thủ tục pháp lý để thành lập một DN và đi vào hoạt động tại Việt Nam là 170 USD, cùng với khoảng 11 thủ tục, 63 ngày.

Liệu pháp tránh sốc trong hội nhập

TS. Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn của VNCI (Sáng kiến Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam) phân tích, hội nhập quốc tế gắn với cơ hội nhiều và rủi ro lớn. Khi tham gia sâu rộng vào các thể chế quốc tế, những thay đổi bên ngoài, những cú sốc từ bên ngoài dễ dàng tác động, tạo sự thay đổi đối với năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Với một nền kinh tế cứng nhắc, khó thay đổi, khi gặp các cú sốc sẽ mất nhiều thời gian để thích ứng, điều chỉnh. Do đó, yêu cầu tăng tính linh hoạt và dễ điều chỉnh của hệ thống pháp luật là đòi hỏi lớn trong cải cách thể chế Việt Nam.

Mấu chốt của sự phát triển nằm ở chính khả năng thích ứng, ông Jacobs nhấn mạnh.

"Trôi trong núi văn bản pháp luật của WTO, không phải ai cũng có thể thoát được", John Bentley, Cố vấn trưởng pháp luật, dự án Star Việt Nam nhận xét.

Đối với Việt Nam, ông Jacobs cho rằng có 4 cách để tạo sự linh hoạt.

Một là, Chính phủ phải biết thời điểm nào thích hợp đưa ra các quy định, thời điểm nào cần điều tiết và thời điểm nào sự điều tiết là không cần thiết.

Hai là, phải biết điều tiết như thế nào với những quy định mang tính định hướng, quy định kết quả đầu ra mong muốn chứ không phải công cụ. Ví dụ như trường hợp quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc. Chúng ta không nên nói chất liệu sản xuất ra mũ bảo hiểm là gì mà quan trọng là chiếc mũ phải đảm bảo được chức năng gì, như chịu được lực đập bao nhiêu. Đối với những ngành liên quan đến công nghệ, an toàn, y tế, môi trường..., những quy định linh hoạt dạng này sẽ khuyến khích sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Ba là, quy định pháp luật phải được cập nhật liên tục, rà soát ít nhất 5 năm/lần. Thậm chí, trong những ngành công nghệ cao, nhanh thay đổi như CNTT, việc rà soát phải được tiến hành ít hơn 6 tháng, thời gian tối thiểu để ra một sản phẩm mới.

Bốn là, xây dựng kênh thông tin mở, tham vấn rộng rãi, đặc biệt là tham vấn DN. Nhiều quốc gia không có thói quen tham vấn DN. Với Việt Nam, hệ thống pháp luật điều chỉnh DN còn mỏng và yếu.

Chi phí hành chính thấp: Chiến lược sống sót trong cạnh tranh

Ông Scott Jacobs khuyến nghị, Việt Nam nên đưa ra một số lựa chọn chính sách, không nhất thiết phải áp dụng mô hình cứng nhắc của bất kỳ nước nào. Hệ thống pháp luật của mỗi nước có những đặc thù riêng dựa trên cơ sở giá trị riêng.

Chi phí hành chính thấp là chiến lược để sống sót trong cạnh tranh.

Tuy nhiên, dù là lựa chọn nào cũng phải đảm bảo hai điểm: chi phí thấp và rủi ro ít. "Đây là chiến lược sống sót cho những quốc gia như Việt Nam", TS. Jacobs khẳng định.

Ông lý giải, nếu chi phí cao, lợi nhuận của DN cũng giảm, kéo theo việc giảm đầu tư, ảnh hưởng đến việc tăng lương cho nhân viên, thị phần, giá cả... Nếu những hiệu ứng ấy xảy ra, đồng nghĩa với việc hệ thống pháp luật Việt Nam chưa tốt.

Về vấn đề rủi ro, ông Jacobs chỉ rõ, rủi ro này do sự thiếu rõ ràng và không thể dự đoán trước của hệ thống pháp luật. Với những môi trường chính sách không rõ ràng, thiếu ổn định, các nhà đầu tư sẽ cần tốc độ thu hồi vốn đầu tư rất nhanh để giảm tính rủi ro. Ví dụ, với tốc độ thu hồi vốn 8%/năm ở Anh được xem là đầu tư tốt, thì ở Trung Quốc, tốc độ này phải đạt 25% thì sức hấp dẫn đầu tư mới được xếp hạng tương đương.

Thủ tục phiền hà đồng nghĩa với việc chi phí khá cao. Chưa tính đến các chi phí "bôi trơn", hiện nay, chi phí cho thủ tục pháp lý để thành lập một DN và đi vào hoạt động tại Việt Nam là 170 USD, cùng với khoảng 11 thủ tục, 63 ngày. Trong khi đó, tại Australia chỉ mất 2 thủ tục, 2 ngày và 2% GDP đầu người; tại Singapore là 7 thủ tục, 7 ngày và 1,2% GDP đầu người và Mêxicô cũng là 2 ngày (so với trước đây là gần 1 năm).

Theo tính toán của Sáng kiến Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam VNCI, nếu giảm đi 40% thủ tục hành chính thì Việt Nam sẽ tiết kiệm được mức 2,8 - 6,5 tỷ USD/năm.

"Máy xén thủ tục" và cuộc cách mạng ở Croatia

Croatia với mô hình "máy xén thủ tục" đã được ông Vedran Antoljak, người đứng đầu đội đặc nhiệm Hitrorec (tên dự án đơn giản hóa thủ tục hành chính ở Croatia) chia sẻ như hình mẫu Việt Nam có thể tham khảo.

Để đạt mục tiêu đơn giản hóa hoặc loại bỏ 40% các quy định đối với DN như thông điệp của Chính phủ nước này đã nêu, vấn đề tham vấn được đặt thành ưu tiên. Vì thế, hội đồng tư vấn DN 9 thành viên đứng đầu là Thủ tướng được thành lập như một tổ chức độc lập, có quy chế rà soát tất cả các văn bản và đệ trình khuyến nghị lên Chính phủ.

Hội đồng này tìm hiểu và nắm bắt bối cảnh văn bản thông qua tham vấn các Bộ chuyên ngành một cách công khai, xác định mẫu chuẩn của các thủ tục hành chính, lấy phản hồi từ các cơ quan, đơn vị khác nhau, từ đó cảm nhận được các tác động trước khi văn bản ban hành. Đây là quy trình cần thiết để đảm bảo tính thực thi khi văn bản đã được đưa vào áp dụng thực tế. Quy trình này đã nhận được sự tham gia của các chuyên gia độc lập, các nhà quản lý nhà nước gồm các điều phối viên, chuyên gia các ngành, khu vực DN và chuyên gia quôc tế...

Kết quả thực tế đáng kinh ngạc. Chỉ sau 9 tháng, áp dụng "máy xén thủ tục", một cuộc cách mạng trong TTHC đã diễn ra ở Croatia. Số mẫu văn bản chuẩn được quy định giảm xuống chỉ còn 10%. Khoảng 50% thủ tục hành chính đã được giảm bớt.

Việc này đã giúp tiết kiệm chi phí hành chính lên tới gần 200 triệu euro mỗi năm.

Tác động của áp dụng máy xén thủ tục cũng rất tích cực ở các nước khác.

Ở Hàn Quốc, máy xén thủ tục đã tạo thêm 590 triệu USD và tăng thêm 36,5 tỉ USD FDI trong 5 năm.

Đề án 30 đang được áp dụng của Chính phủ Việt Nam cũng chính là dạng thức của máy xén thủ tục.

  • Phương Loan

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,