,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1256222
Thanh minh "bất hủ" về thực phẩm độc năm 2009
0
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Thanh minh 'bất hủ' về thực phẩm độc năm 2009

Cập nhật lúc 19:44, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)
,

  Điệp khúc "lỗi vận chuyển và bảo quản" được nhà sản xuất lặp lại suốt năm 2009 để giải thích cho thực phẩm hỏng. Trong mọi trường hợp, nhà sản xuất vô can!

Sữa siêu nghèo đạm, thịt thối, rau bẩn

Đầu năm 2009, dư luận tiêu dùng cả nước xôn xao

Giá sữa và chất lượng sữa là câu hỏi lớn với hàng triệu người tiêu dùng.
về những sản phẩm sữa bột "siêu nghèo" đạm với hàm lượng dinh dưỡng vênh so với quảng cáo đến hơn chục lần. Hàng loạt công bố đưa ra khiến người tiêu dùng nghi ngại: Sữa bột họ đang dùng cho con chỉ là bột xác sữa trộn đường cát?

Sau đó, liên tiếp các ông bố bà mẹ Việt lên tiếng
"tố" sữa bột "ăn khách" gây tiêu chảy cho con cái họ, hoặc 
sữa bột vón cục cứng như đá, kết tủa, lắng cặn sau khi pha. Điều đáng nói, những hiện tượng bất thường này lại xảy ra  với nhiều "thương hiệu được người Việt Nam tin dùng như Abbott, Dumex, Mead Johnson, Nestle, Hipp ...

Dù vậy, người dùng vẫn phải thắt ruột chi tiêu cho sữa, trong khi các hãng sữa kiên quyết
nói "không" với giảm giá và mạnh tay chi cho quảng cáo hơn là lo cải thiện chất lượng.

Không chỉ sữa bột, các sản phẩm sữa tiệt trùng cũng cho người tiêu dùng không ít "ám ảnh". Suốt năm 2009 báo VietNamNet liên tiếp nhận phản ánh về
sữa phồng bất thường",
đặc như... đậu phụ, thậm chí có giòi". Có khách hàng còn íô bị dị ứng, khó thở sau khi uống sữa tươi.

Thực phẩm không hạn, không xuất xứ, hàng giả tràn lan. Ảnh H.D
Chất lượng thực phẩm "cấp cao" là sữa  năm qua đáng bàn là vậy,
an toàn thực phẩm đại chúng hơn càng  báo động. Người dùng mua đâu cũng có thể vớ phải thực phẩm hỏng hoặc độc. Vào quán uống sinh tố trái cây pha bằng nước cốt nhập lậu. Quà gánh chế từ cua ốc đông lạnh, xương, mỡ thối, hành phi bẩn. Trong khách sạn, bánh Trung thu mốc trắng dù còn nguyên hạn và niêm phong. Tại siêu thị, đầy rẫy thịt lợn có mủ, rau bẩn đội lốt rau an toàn, cá thu kho sẵn, váng sữa mốc...

Những hình ảnh kinh hoàng về thực phẩm "bẩn" năm 2009 khiến người tiêu dùng rợn tóc gáy nhưng không khiến nhà sản xuất ngạc nhiên. Hầu hết DN khi bị khách hàng chất vấn về VSATTP mình cung cấp đều dõng dạc đưa ra những câu trả lời  "khuôn vàng thước ngọc, như "cẩm nang" đã in sẵn: do
lỗi vận chuyển và bảo quản. Lỗi này luôn được "đá" cho các đại lý nhỏ - cơ sở mà nhà sản xuất luôn luôn không thể và không có trách nhiệm kiểm soát

Và trong mọi trường hợp, nhà sản xuất vô can!

Thế là, người dùng, kêu thì cứ kêu, tẩy chay thì chưa dám, vì "không cô chợ vẫn cứ đông". Và họ vẫn đành bấm bụng ăn, uống những thức mà trước đó họ từng đem đến các nhà sản xuất để bày tỏ nghi ngại hoặc
khiếu nại.

"Án tử" thực phẩm bẩn, bao giờ?

Những cuộc kêu kiện nho nhỏ về thực phẩm hỏng, "bẩn" trong năm 2009 cho thấy người tiêu dùng Việt đang đối mặt với nguy cơ về sức khoẻ và tính mạng mà những loại thực phẩm này mang lại. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm này sẽ thuộc về ai .

IMG_1895.jpg
Hàng ăn đường phố - nơi thực phẩm bẩn mặc sức tung hoành. Ảnh H.D
Thực phẩm có thương hiệu hay chưa khi lưu thông trên thị trường đều được các cơ quan có chức năng giám sát và kiểm tra. Tuy nhiên, những câu trả lời từ phía những cơ quan này thường khiến người tiêu dùng thất vọng.

Trong khi đó, việc xử lý trách nhiệm liên quan thực phẩm "bẩn" được thực hiện ráo riết ở nhiều nước. Tháng 1/2009, Trung Quốc đã tuyên đến 3 bản án tử hình cho những kẻ liên quan scandal sữa chứa melamine.  Bản án không chỉ dành cho những người có liên quan trực tiếp đến sản xuất thựuc phẩm bẩn; ngay quan chức "buông" trách nhiệm cũng phải lãnh án.

Tại Việt Nam, vẫn chưa có doanh nghiệp nào chịu nhận lỗi  trước khách hàng phát hiện, góp ý về thực phẩm "bẩn". Chưa có một cơ quan quản lý nào bị chỉ trích, dù
hành phi siêu bẩn, lòng lợn thối hay thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc mặc sức hoành hành.

Trong một tham luận của mình, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội viết: "Trên thực tế, Việt Nam đã tuyên bố một thái độ can thiệp mạnh mẽ hơn vào thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Luật pháp về tiêu chuẩn và quy chuẩn (2006), quy định bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành. Song, từ tuyên bố đến các hành vi cụ thể của cơ quan nhà nước có nhiều việc cụ thể cần phải làm". 

Năm 2010 Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng Việt mong đợi Luật không chỉ bó hẹp trong phạm vi của... một tuyên bố.

  • Hoàng Dũng (tổng hợp)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,