221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
1240087
Kháng nghị tăng hình phạt với Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vụ án PMU đại lộ Đông Tây TP.HCM:
Kháng nghị tăng hình phạt với Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả
,

 - Ngày 9/10, liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM, Viện kiểm sát Nhân dân (KSND) TP.HCM đã ra văn bản kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án (PMU) đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM và Lê Quả, nguyên Phó Giám đốc vì cho rằng mức án tòa tuyên là quá thấp.

 

Theo diễn biến vụ án, vào tháng 1/2000, UBND TP.HCM ra quyết định thành lập PMU đại lộ Đông Tây.

 

Tháng 9/2000, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Chỉ huy trưởng lực lượng thanh niên xung phong thành phố được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GTVT kiêm Giám đốc PMU.

 

Tháng 4/2002, UBND TP.HCM tiếp tục ra quyết định sáp nhập PMU xây dựng đại lộ Đông Tây và PMU cải thiện Môi trường nước thành phố thành PMU đại lộ Đông Tây và Môi trường nước đồng thời giao cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm Giám đốc; Lê Quả làm Phó Giám đốc thường trực.

  

Dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM được đầu tư với tổng dự toán 14.026 tỷ đồng, trong đó vốn ODA vay của Chính phủ Nhật Bản trên 9.600 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là hơn 4.400 tỷ đồng.

 

 

Mô tả ảnh.
Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Vũ Như

 

Để phục vụ cho quá trình hoạt động của PMU Đông Tây, UBND TP.HCM ra văn bản thu hồi căn nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, Q.3 giao lại Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM quản lý; sau đó quyết định cho PMU Đông Tây thuê làm trụ sở làm việc. Mọi chi phí thuê nhà được lấy từ nguồn kinh phí do UBND TP.HCM cấp. 

 

Tuy nhiên, tháng 5/2001, sau khi Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI- Nhật Bản ) trúng gói thầu tư vấn thiết kế đại lộ Đông Tây TP.HCM, hai ông Sĩ và Quả đã tự ý cho phía PCI thuê lại một phần căn nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu với giá 5.000 USD/tháng để chia chác cho cán bộ, nhân viên trong PMU. Tổng số tiền các bị cáo đã nhận từ phía PCI là 80.000 USD.

 

Với hành vi trên, bị cáo Sĩ và Quả đã bị VKSND tối cao truy tố theo khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với khung hình phạt từ 10 đến 15 năm tù.

 

Tại phiên tòa sơ thẩm, thừa ủy quyền của VKSND tối cao giữ quyền công tố tại tòa, đại diện VKSND TP.HCM giữ nguyên quan điểm truy tố đối với hai bị cáo.

 

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, phía Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt hai bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả cùng mức án từ 5 đến 6 năm tù.

 

Sau khi nghị án, ngày 25/9, Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, cần xét xử bằng một bản án nghiêm minh. 

 

Tuy nhiên, xét cả hai bị cáo đều có "nhân thân tốt", có quá trình "cống hiến lâu dài", từng đạt được nhiều thành tích trong công tác (ông Lê Quả vốn là một nhà khoa học có nhiều thành tích, tình hình sức khỏe yếu…) do vậy, kết thúc phiên xét xử, tòa tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ mức án 3 năm tù và Lê Quả mức án 2 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

 

Ngày 9/10, VKSND TP.HCM ra văn bản cho biết quan điểm không đồng tình với phán quyết của tòa; kháng nghị xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với hai bị cáo. 

  •  Vũ Như
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));