221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
1227070
Lén lút nhập lậu thiết bị y tế để... làm "từ thiện"
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Lén lút nhập lậu thiết bị y tế để... làm 'từ thiện'
,

 - Biết nhiều bệnh viện tại Mỹ cho thiết bị y tế đã qua sử dụng để làm từ thiện, Thịnh cùng đồng bọn đã nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ. Khi hải quan đang lập hồ sơ xử lý, 4 containner hàng bỗng “không cánh mà bay”.

Ngày 28/7, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ buôn lậu thiết bị y tế quy mô lớn do bị cáo Trần Tiến Thịnh (53 tuổi, Giám đốc Công ty Nhựa Trường Thịnh) và Phan Thanh Hóa (59 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Trùng Dương) cùng đồng bọn thực hiện.

Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Vũ Như)

Theo cáo trạng, Hồ Khánh Chung (Việt kiều Mỹ) biết nhiều bệnh viện tại Mỹ cho các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng để làm từ thiện nên móc nối với Thịnh, Hóa lên kế hoạch nhập khẩu trái phép về Việt Nam tiêu thụ. Để thực hiện kế hoạch này, Chung tiến hành thu gom và làm thủ tục chuyển hàng còn Thịnh và Hóa nhờ Phạm Thị Thúy – Phó Giám đốc Công ty Vina Thái Bình Dương đứng tên làm thủ tục nhận hàng ở Việt Nam.

Đầu tháng 1/2007, hãng tàu MSC được Chung thuê vận chuyển tổng cộng 4 container loại 40 feed có tải trọng hơn 14 tấn là hàng hóa trang thiết bị y tế đã qua sử dụng về Việt Nam nhập cho Công ty Vina Thái Bình Dương, đơn vị nhận hàng là Everlines Việt Nam.

Trong thời gian hàng trên đường về Việt Nam, biết loại thiết bị y tế đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng cấm nhập khẩu, không thể khai báo Hải quan nên Phạm Thị Thúy đã thông báo cho Thịnh, Hóa biết và thông báo cho Chung đề nghị hãng tàu MSC “biến” tên hàng hóa trên 4 container thành “sợi tổng hợp 100% Polyester” và thay đổi vận đơn để nhập khẩu.

Ngày 5/2/2007, lô hàng thiết bị y tế cập cảng Cát Lái nhưng đã bị Cục Hải quan TP.HCM phát hiện. Thịnh và Hóa yêu cầu Thúy tìm người đánh tháo 4 container ra khỏi cổng cảng mang về kho số 1, Hoàng Diệu, quận 4 cất giữ. Thúy tiếp tục móc nối với Trần Xuân Đức, Phan Văn Xuân, Trần Lan Hương, Nguyễn Công Hoan làm giả giấy tờ thủ tục hải quan và đánh tháo toàn bộ lô hàng với giá 48.000 USD.

Tại tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu. Tuy nhiên, Thịnh, Chung và Hóa đều cho rằng mục đích nhập khẩu hàng trái phép của các bị cáo là để làm “từ thiện” chứ không có ý định buôn bán để thu lợi như cáo trạng quy kết. Luật sư bào chữa cho bị cáo thì cho rằng bị cáo không phạm tội “buôn lậu” mà chỉ là “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

Sau khi nghị án, HĐXX kết luận việc các bị cáo Thịnh, Chung, Hóa cho rằng mục đích nhập 4 container trang thiết bị y tế đã qua sử dụng để làm từ thiện là không có cơ sở vì không thông qua Sở Y tế TP.HCM, không thực hiện các thủ tục pháp lý đúng quy định, đặc biệt còn thay đổi tên hàng, khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, đánh tháo hàng hóa...

Từ đó, HĐXX xác định các bị cáo đã phạm tội “buôn lậu” chứ không phải tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” như lời luật sư bào chữa. Xét thấy các bị cáo đều có nhân thân tốt, toàn bộ số hàng trái phép đã được tịch thu kịp thời, hành vi phạm tội của các bị cáo chưa gây thiệt hại cho nền kinh tế, tòa tuyên phạt Trần Tiến Thịnh mức án 1 năm 10 tháng 25 ngày tù, Phan Thanh Hóa 2 năm 5 tháng 1 ngày tù, Hồ Khánh Chung 2 năm 3 tháng 2 ngày tù (bằng với thời gian tạm giam), 4 bị cáo khác mức án từ 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 1 năm 1 ngày tù cùng về tội “buôn lậu”.

Riêng bị cáo Nguyễn Công Hoan mức án 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về hai tội “buôn lậu” và “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Trước đó, tháng 3/2008, TAND TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt các bị cáo về tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Tháng 7/2008, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm trên để điều tra, xét xử lại.

  • Vũ Như
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));