221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
450956
Một công trình kỷ lục về lãng phí và thất thoát
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Lật lại hồ sơ ở Petro Việt Nam:
Một công trình kỷ lục về lãng phí và thất thoát
,

(VietNamNet) -  Năm 2003, Công trình ống, kho, cảng LPG Thị Vải khi bị thanh tra đã “lòi ra” những sai phạm nghiêm trọng tại các khâu: chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và quyết tóan công trình.. Sai phạm về tài chính lên tới con số kỷ lục 134,371 tỷ đồng..    

 

Khởi công xây dựng ngày 4/10/1997 và hoàn thành ngày 15/4/2001, Công trình tuyến ống, kho, cảng LPG Thị Vải (gói 2) là công trình nhóm A (được Hội Đồng Bộ trưởng - nay là chính phủ phê duyệt) thuộc dự án “hệ thống vận chuyển thu gom phí từ mỏ Bạch Hổ đến Thủ Đức” có giá trị 71,276 triệu USD (sau 3 lần điều chỉnh mức vốn). Đơn vị đảm nhiệm là Công ty (Cty) Thiết kế và xây dựng dầu khí (viết tắt là PVECC) được Tổng Cty Dàu khí Việt Nam chọn làm tổng thầu xây lắp và Cty chế biến các sản phẩm khí (PVGAS) thay mặt Tổng Cty là đại diện chủ đầu tư ký hợp đồng tổng thầu xây lắp

 

Quyền được…. ưu tiên “người nhà”? 

 

Những công trình dầu khí như thế này sẽ mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước..     

Tổng Cty dầu khí báo cáo Thủ tướng chọn Cty thiết kế và xây dựng dầu khí (PVECC) là tổng thầu công trình tuyến ống, kho cảng LPG trong khi thực tế Cty này còn “non” kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện một dự án lớn. Đây là một sự lựa chon sai! Thế nhưng việc chọn nhà thầu phụ cũng không hơn gì PVECC; các nhà thầu phụ do Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng chỉ định thầu “ôm”  trọn gói từ khâu khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, xây lắp một số hạng mục công trình nhưng không có chức năng, giấy phép hành nghề khảo sát thiết kế và không đủ năng lực thi công các hạng mục công trình, lại ký giao cho các nhà thầu phụ khác như Cty thiết bị điện tử giao thông (hệ thống PCCC) Cty công trình đường thuỷ (cầu cảng LPG ) Cty xây dựng dầu khí Bộ xây dựng (san lấp 2,8 ha). “Năng lực” yếu kém của các nhà thầu phụ dẫn đến kéo dài tiến độ thực hiện dự án và phát sinh nhiều vấn đề trong quản lý về chi phí đầu tư.

 

Chẳng hạn, việc khảo sát địa chất công trình, việc thuê Cty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam thực hiện đã phát sinh những sai sót “chết người”: đánh giá, khảo sát địa chất công trình không chuẩn dẫn đến tình trạng công trình thi công xong xảy ra lún sụt trên diện rộng, không kiểm soát nổi. Kiểm tra 23 hố khoan thẩng đứng trên diện tích 40ha, chỉ có một hố khoan nằm ở trung tâm toạ độ; còn 22 hố khoan khác nằm ở khu vực giáp ranh, do vậy không phản ánh được chính xác địa chất công trình. Kết qủa khoan địa chất công trình bổ sung 5 lỗ khoan sau khi đã san nền ổn định cho thấy toàn bộ nền công trình bị sụt lún lớn từ 1,98m đến 2,85m nằm ngoài tầm kiểm soát lún gây nên sự cố đáng tiếc cho công trình ngay trong quá trình xây dựng.

 

Đó là chưa kể việc xử lý nền theo phương án bấc thấm, ban đầu chọn 5 khu vực với diện tích là 33.994/108.000 m2 kho cảng LPG nhưng sau đó “rút gọn” chỉ xử lý ở 3 khu vực có diện tích là 22.469m2. Ở các vị trí không xử lý bấc thấm đã xảy ra thực trạng tốc độ cô kết vật liệu chậm, có độ lún chậm và thời gian tắt lún kéo dài khó kiểm soát. Việc này làm phát sinh chi phí, gây lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng tới quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành công trình.

 

Thiết kế móng, gối đỡ đường ống công nghệ cũng để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng. Hạng mục này do Cty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (PVICC) thực hiện, nhưng do thiều kinh nghiệm nên giao ký hợp đồng khoán cho Viện xây dựng công trình biển thuộc ĐH Xây dựng cùng PVICC phối hợp thực hiện. Theo tính toán, móng gối đỡ đường ống được thiết kế dạng móng sâu (cột bê tông cốt thép chịu lực) do trọng tải lực và nền đất yếu. Để đóng 1.500 cọc làm móng này, phải tốn 24 tỷ đồng, trong khi chi phí dự toán chỉ là 300.000 USD, tương đương với 4,5 tỷ đồng. Sau một thời gian chờ ý kiến của tổng thầu (PVECC) và chủ đầu tư (PVGAS) nhưng không thấy trả lời, PVICC và Viện Xây dựng công trình biển buộc phải trình phương án thiết kế móng nông (sau đó được PVECC, PVGAS chấp thuận). Trong quá trình xây dựng, lắp đặt ống công nghệ và thiết bị đã xảy ra sụt lún nền, móng gối đỡ công nghệ…làm hệ thống này bị cong vênh, biến dạng phải xử lý khắc phục tạm thời với chi phí ban đầu là 12,878 tỷ đồng bao gồm 7,867 tỷ đồng xử lý các gối đỡ công nghệ và công trình phụ trợ; 5,011 tỷ đồng đắp bù lún nền.

 

Việc thuê các bên tư vấn giám sát, giám định cấp chứng chỉ quốc tế công trình cũng bộc lộ những sai sót, làm phát sinh, lãng phí ngân sách. Theo Thanh tra, chỉ riêng số tiền trả cho tư vấn giám sát BROWN & ROOT do kéo dài thời gian thi công đã lên tới 3,8 triệu USD, nhưng khi thiết bị trục trặc, công ty này đứng ngoài cuộc không chịu trách nhiệm. Tương tự, Cty tư vấn giám định chất lượng - cầp chứng chỉ quốc tế LPIS cũng tăng chi phí phát sinh lên tớu 189.966 USD, không làm hết trách nhiệm và vi phạm hợp đồng. Bộ phận tư vấn thiết kế cơ sở và hỗ trợ thiết kế chi tiết TRUNE (Ấn Độ) cũng làm tăng chi phí 362.369 USD nhưng chất lượng thiết kế thấp, hỗ trợ thiết kế không tốt…

 

Nhập thiết bị, san lấp mặt bằng: lãng phí và “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng.  

 

Theo nhận định của Đoàn Thanh tra, chính việc không xác định rõ quy mô, mức độ hiện đại của thiết bị công nghệ công trình tuyến ông - kho - cảng LPG nên dẫn đến tình trạng  nhập thiết bị không đồng bộ, thường xuyên phát sinh, thay đổi công nghệ…nên đã làm thay đổi quy mô và mức độ đầu tư từ 57 triệu USD sau tăng lên thành 71 triệu USD. Việc này là trái với quy chế quản lý đầu tư của Nhà nước.

 

Phần lớn các thiết bị cho công trình đầu được nhập từ các nước đang phát triển và được sản xuất ở nhiều nước khác nhau dẫn tới tình trạng không đồng bộ khi đưa về lắp đặt, kết nối…buộc phải thay đổi lại cấu hình, cài đặt phần mềm mới. Điển hình là hệ thống điều khiển tự động của SAMSUNG không phù hợp với hệ thống ANALYZERS, hệ thống PCCC, hệ thống bơm, METERING…Một số thiết bị khác cũng phải mang đia sửa chữa ở nước ngoài như 500/2800 van các loại, 270 thiết bị dụng cụ đo đếm, bơm bù áp P104 A, bơm LPG P101A..

 

Hậu quả của việc nhập thiết bị thiếu đồng bộ này không chỉ gây khó khăn trong vận hành mà còn đẩy các đơn vị nhập khẩu vào tình trạng thừa thiết bị, số dư này không nhỏ chút nào, tổng công là 1,696 triệu USD: trong đó 50.072 USD nhập dự phòng chạy thử 2 năm vận hành, 1,187.466 USD nhập thừa do thiết kế cơ sở của TRIUNE không chính xác.

 

Một “lãng phí” nữa cần phải nhắc tới là kiểm tra 11 hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị có chi phí cho Đoàn Việt Nam ta nước ngoài giám sát, chế tạo, giám sát giao hàng chi phí 161.189 USD được phía nước ngoài chi hộ người nhập khẩu; từ đó đối chiếu với chế độ chi tiêu cho cán bộ, nhân viên ngành dầu khí ra nước ngoài theo quy định, khoản chi vượt này là 83.325 USD, chiếm 51,69% tổng chi phí.

 

Kiểm tra việc trang bị hệ thống PCCC cũng phát hiện nhiều sai phạm, Cty thiết bị điện tử giao thông (TRAECO) được “ưu ái” nhận lắp đặt hệ thống PCCC nhưng thực tế không đủ năng lực, máy móc để thực hiện thi công…đành phải thuê một đơn vị khác làm thay ? Hạng mục do TRAECO nhận kéo dài thêm 21 tháng (thay vì 10 tháng trong hợp đồng) làm tăng chi phí 220.000 USD do phải mời chuyên gia thiết kế lại cấu hình và cài đặt phần mềm. Ngoài ra TRAECO còn cho nhập vật tư (hệ thống PCCC) có giá trị cao hơn thiết kế dự toán 147.353 USD, mua ông 14” thay thế hàng nhập nhằm đảm bảo tiến độ nhưng thực tế không đảm bảo tiến độ, tăng chi phí đầu tư là 13.834 USD; chi phí vận chuyển bằng máy bay cũng gây lãng phí 48.919 USD vì không cam kết bảo đảm đúng tiến độ.

 

Quá trình san lấp nền công trình LPG cũng xảy ra những sai phạm. Hai Cty được giao thực hiện san lấp 108.000 m2 kho cảng là Cty thiết kế - xây dựng dầu khí và Cty xây dựng dầu khí không chịu đứng ra thi công mà “nhượng lại” cho hai đơn vị là Xí nghiệp sửa chữa công trình dầu khí và Xí nghiệp xây dựng số 2. Thế nhưng hai thầu phụ này không trực tiếp làm mà giao lại cho 12 tổ chức cá nhân khác thực hiện; trong số này không ít trường hợp chưa từng có giấy phép hành nghề khai thác vật liệu, không có kinh nghiệm, máy móc san lấp..Nên trong quá trình thực hiện, một số đơn vị cá nhân cấu kết với nhau tự ý thay đổi vật liệu (đất, cát) không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, gây ra tình trạng lún sụt tại công trình.

 

Khâu quyết toán công trình tuyến, ống, cảng LPG cũng bộc lộ nhiều sai phạm. Đến thời điểm thanh tra chủ đầu tư, tổng thầu mới lập hồ sơ và chấp nhận quyết toán cho 37 hạng mục, công việc với trị giá 141,556.197 tỷ đồng. Chỉ riêng việc kiểm tra một số hạng mục: san lấp, xử lý nền đắp bù lún, xử lý bờ taty, xử lý móng Bullets, chi phí Ban quản lý dự án, nghiệm thu các hạng mục đưa vào khấu hao tài sản cố định đã phát hiện sai phạm về tài chính 134,371 tỷ đồng

 

Số tiền này bao gồm: quyết tóan sai đơn giá, thanh quyết toán cao hơn chứng từ 2,036 tỷ đồng; tổng thầu thu phí của nhà thầu phụ sai chế độ 2,928 tỷ đồng, truy nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 129,407 tỷ đồng do thực hiện khấu hao tài sản có định đường ống, kho, cảng khi hạng mục công trình còn đang hoặc chưa thi công xây dựng. Đó là chưa kể việc kéo dài thi công vượt 24 tháng so với kế hoạch gây lãng phí 4,240 triệu USD và 50,272 tỷ đồng (tăng chi phí lãi vay ngân hàng 30 tỷ đồng), tăng chi phí cho Ban quản lý dự án 8,272 tỷ đồng, chi phí xử lý sự cố lún nền gối đỡ ống công nghệ 12 tỷ đồng, thuê chuyên gia tư vấn tăng 4,240 triệu USD…

 

  • Hoài Nguyễn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,