221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1236926
Hiệp hội vận tải: “CII có dấu hiệu vi phạm pháp luật”
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Trạm thu phí tại xa lộ Hà Nội:
Hiệp hội vận tải: “CII có dấu hiệu vi phạm pháp luật”
,

 – Đó là khẳng định của ông Thái Văn Chung – Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM  khi trao đổi với VietNamNet những bất cập xung quanh trạm thu phí tại xa lộ Hà Nội.

Trạm thu phí cũ đặt tại xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Cát Lái) thuộc địa bàn quận 2, do Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) quản lý việc thu phí.

Từ năm 2001, vị trí trạm thu phí tại xa lộ Hà Nội được UBND TP.HCM chuyển nhượng quyền thu phí cho CII, dự kiến CII sẽ tiến hành thu phí đến năm 2012 chấm dứt việc thu phí.

Ngày 28/8/2009, CII đã chính thức đưa trạm thu phí mới (được đặt đoạn gần cầu Rạch Chiếc, Q.9) thay thế trạm cũ. 

Việc này khiến nhiều doanh nghiệp phản ứng quyết liệt. Họ cho rằng CII thu phí bất hợp pháp, ở cả hai vị trí trạm thu phí cũ và mới.

“Cần chấm dứt việc thu phí bất hợp pháp”

Trạm thu phí tại xa lộ Hà Nội (vị trí cũ) được CII quản lý, thu phí nhằm hoàn vốn cho dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và đường Hùng Vương nối dài. Như vậy, phí dịch vụ sẽ được thực hiện trên 2 tuyến đường này. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, CII đặt trạm thu phí tại xa lộ Hà Nội (Q.2) và tiến hành thu phí những phương tiện qua lại.

Ông Lương Hoàng Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải nói: “CII đặt trạm thu phí ở đâu chúng tôi không cần biết. Tuy nhiên, CII cần phải phân loại được phương tiện nào của chúng tôi có sử dụng hai tuyến đường đó để thu phí. Nhưng đằng này, chúng tôi hoàn toàn không sử dụng hai tuyến đường đó vẫn phải đóng phí là hoàn toàn vô lý trong nhiều năm qua”.

Trạm thu phí tại vị trí mới (Q.9) được CII đưa vào sử dụng ngày 28/8 vừa qua. Ảnh: Tử Trực

Ngày 28/8/2009, CII tiến hành dời trạm thu phí ra vị trí mới (đoạn gần cầu Rạch Chiếc, Q.2) sau khi CII được phép đầu tư xây mới cầu Rạch Chiếc, mở rộng Liên tỉnh lộ 25B, mở rộng xa lộ Hà Nội. Tuy nhiên, những dự án này đều được khởi công trong năm 2009 và chưa hoàn thành.

“Về nguyên tắc, khi chưa thi công xong không có quyền thu phí. Thế nhưng các phương tiện vận tải của chúng tôi đi từ cảng Cát Lái ra xa lộ Hà Nội về hướng Đồng Nai, Vũng Tàu… không đi qua đường Điện Biên Phủ và Hùng Vương nối dài (hai tuyến đường CII được quyền thu phí - PV) vẫn phải đóng phí. Việc làm này rõ ràng vi phạm pháp luật: không sử dụng dịch vụ vẫn phải đóng phí” - ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải nói.

Đồng thời ông Chung khẳng định: “CII có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chiếm giữ tài sản trái phép. CII phải chấm dứt việc thu phí bất hợp pháp, đồng thời hoàn trả lại toàn bộ chi phí đã thu sai trong nhiều năm qua”. 

Các doanh nghiệp cho rằng, CII đã thu phí bất hợp pháp tại vị trí trạm cũ trong nhiều năm qua. Ảnh: Tử Trực


Ban lãnh đạo CII đang “tung hỏa mù”?

Về phía Hiệp hội vận tải, họ cho rằng CII trả lời Hiệp hội vận tải  và nhiều phương tiện thông tin hoàn toàn không thuyết phục. “Phải chăng CII đang tung hỏa mù gây ngộ nhận với nhiều người?”.

Theo công văn của ông Lê Vũ Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty CII gửi HHVT, ông Hoàng nêu rõ: “UBND chỉ chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và đường Hùng Vương nối dài, không chuyển nhượng quyền thu phí tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, nên chất lượng đường Nguyễn Hữu Cảnh không liên quan đến dự án này”.

Tuy nhiên, ông Lê Quốc Bình, Giám đốc tài chính của CII lại nói rằng: “Trạm thu phí xa lộ Hà Nội không chỉ thu phí riêng cho tuyến đường Điện Biên Phủ mà còn thu phí hoàn một phần vốn đầu tư cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh”.

Đồng thời, ông Hoàng khẳng định với Hiệp hội vận tải , trạm thu phí xa lộ Hà Nội đặt tại vị trí cũ hay mới cũng đều đang thu phí hoàn vốn cho dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và không tổ chức thu phí cho các dự án chưa hoàn thành.

“Như vậy thì không thể gọi là hợp pháp như lời của ông Lê Quốc Bình nói trước đó. Bởi thực tế, chúng tôi không sử dụng dịch vụ vẫn phải đóng phí” – ông Lương Hoàng Trung giải thích.

“Quản lý Nhà nước yếu trong việc kiểm tra, quản lý”

Hiện nay các trạm thu phí giao thông không công bố thông tin cho nhân dân biết về hoạt động thu phí giao thông đường bộ. Theo quy định về phí và lệ phí, chúng tôi yêu cầu các trạm thu phí phải có bảng ghi rõ chủ đầu tư là ai, trạm thu phí cho đường nào, thời hạn thu phí, mức phí cụ thể từng loại xe. Cần thực hiện đúng quy định dự án đầu tư ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó, tránh tình trạng đầu tư đường này lại đặt trạm thu phí ở đường khác. Ông Thái Văn Chung -Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM nêu rõ.

Tại điều 2, Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 về Phí và Lệ phí có quy định: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ…”.

Đồng thời, Theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ra ngày 5/11/2004 quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tại điều 31 có nêu rõ: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị trong phạm vi địa phương. Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông công chính được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường tỉnh”.

Đối chiếu hai văn bản pháp lệnh nói trên, việc thu phí của CII có hợp lý khi các doanh nghiệp cho rằng không sử dụng dịch vụ vẫn phải đóng phí? Trách nhiệm thuộc về ai, sau khi UBND TP.HCM chuyển nhượng cho CII quản lý quyền thu phí?

Vấn đề này ông Thái Văn Chung cho rằng, việc thu phí được phân công cho UBND cấp tỉnh, thành phố. Vì vậy UBND có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên việc đặt trạm thu phí không hợp lý và kéo dài gần chục năm nay cho thấy  “rõ ràng quản lý Nhà nước yếu trong việc kiểm tra, quản lý”.

  • Tử Trực
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,