221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1261986
Bị tiêu chảy vì ăn hến sống, uống nước sông
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bị tiêu chảy vì ăn hến sống, uống nước sông
,

- Theo người nhà em Nít cho biết, trước khi con phát bệnh đã ăn hến sống ướp muối phơi khô và mọi sinh hoạt ăn uống của gia đình đều từ nước sông. Hơn một giờ sau khi ăn thì đã bị ói mửa liên tục và tiêu chảy.

Ăn hến sống, uống nước sông

Ông Võ Huy Danh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang cho biết, tính từ ngày 19/1 đến nay tỉnh đã tiếp nhận 56 ca tiêu chảy cấp.

Trong đó 14 ca là người sinh sống ở hai tỉnh Tà Keo và tỉnh Cần Đan, Campuchia sang điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện An Phú (An Giang), 42 ca tiêu chảy cấp còn lại là người dân ở các xã vùng ven huyện An Phú, giáp với Campuchia.
Kết quả xét nghiệm đã có 5 ca dương tính với phẩy khuẩn tả, 2 ca đang chờ kết quả của viện Pasteur. Tất cả ca dương tính đều là người Campuchia.

Một ca bị tiêu chảy đang được cấp cứu tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: Thanh Huyền.
Được biết trước đó, ngày 19/1 bệnh viện An Phú tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên là bé gái 9 tuổi tên Nít (ngụ xã Cô-thô-lốt, huyện Ăng-cô Prây, tỉnh Tà Keo, Campuchia) trong tình trạng truỵ tim mạch, huyết áp bằng 0 rất nguy kịch. Ba ngày sau bệnh viện tiếp nhận hai bệnh nhân tên Nin và Sat cũng từ Campuchia sang, trong tình trạng giống Nít. Kết quả xét nghiệm cả 3 em đều dương tính với phẩy khuẩn tả.

Theo người nhà em Nít cho biết, trước khi con phát bệnh đã ăn hến sống ướp muối phơi khô và mọi sinh hoạt ăn uống của gia đình đều từ nước sông. Hơn một giờ sau khi ăn thì đã bị ói mửa liên tục và tiêu chảy.

Ông Trần Văn Sang, Giám đốc bệnh viện An Phú, cho biết: Các ca dương tính với phẩy khuẩn tả được bệnh viện theo dõi nghiêm ngặt. Hiện nay sức khoẻ của các bệnh nhân đã ổn định. 15 ca nhập viện đầu tiên đã khoẻ và xuất viện.

Sau khi phát hiện các ca dương tính phẩy khuẩn tả tái phát trên địa bàn, ngành y tế tỉnh An Giang đã tăng cường công tác phòng ngừa dịch bùng phát lan rộng. Tuy nhiên điều đáng lo là hàng ngày tại các bệnh viện trên địa bàn huyện An Phú đều có người bị tiêu chảy cấp là người địa phương nhập viện.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết, bệnh tả diễn biến rất nhanh, chỉ trong vòng 1-2 giờ, bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ bị mất nước, tụt huyết áp nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay trong vùng đã có dịch tả tái phát nguy cơ lây lan rất cao, đặc biệt vào dịp Tết nguy cơ tái phát dịch rất cao nếu các địa phương không dùng biện pháp đề phòng nghiêm ngặt.

Không được dùng thuốc cầm tiêu chảy

Tại thời điểm này, trung bình mỗi ngày, khoa Khám của bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) phát hiện khoảng 160 trẻ bị bệnh tiêu chảy. Mỗi ngày, có tới 40 bệnh nhi tiêu chảy mới nhập viện.

Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM nhận định trong vài tháng gần đây trẻ mắc bệnh tiêu chảy cũng nhiều hơn bình thường. Bệnh viện dự báo, trong dịp Tết này, nhóm bệnh về đường tiêu hóa vẫn ở mức cao.

Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu Hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, tiêu chảy là bệnh hay gặp ở trẻ, được chăm sóc tốt trẻ có thể phục hồi nhanh. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh cũng dễ gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.

Một cách để phòng bệnh tiêu chảy hữu hiệu nhất là ăn uống hợp vệ sinh (ăn đồ nấu chín và uống nước sôi). Trẻ nhỏ phải được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng. Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi, nên cho trẻ ăn uống bằng ly, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi cữ bú.

Khi con bị mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước nên cha, mẹ cần cho uống tăng cường các loại nước trái cây, nước dừa, nước khoáng, nên tránh những loại nước giải khát có nhiều đường, quá ngọt.

Bác sĩ Phúc khuyên, phụ huynh tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy. Thuốc này không chữa khỏi tiêu chảy mà chỉ làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Phân ứ lại trong ruột trẻ sẽ gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược nên cần được ăn đầy đủ các thức ăn dinh dưỡng như thường. Phụ huynh có thể chia nhỏ số lần ăn để trẻ hấp thu được tốt hơn.

Cha, mẹ phải theo dõi và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế ngay khi thấy một trong các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục, co giật, nôn ói nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu … (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hóa).

  • Thanh Huyền - Sa Quỳnh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,