3-5, ông Trần Quang Trung, Thanh tra Bộ Y tế đã báo cáo Bộ Y tế về kết quả thanh tra giá thuốc tại TPHCM và Hà Nội.
>>Mua bán lòng vòng, giá thuốc đội trần
>>Các doanh nghiệp phải kê khai lại giá thuốc
Theo ông Trần Quang Trung, trong 1 tháng qua, các đoàn thanh tra liên ngành (gồm Bộ Y tế, Thương mại, Tài chính, Công an) đã đột xuất thanh tra giá thuốc của 54 cơ sở dược, trong đó 5 công ty nhập khẩu, 2 cơ sở sản xuất, 28 cơ sở kinh doanh dược phẩm trung gian, 5 nhà thuốc công ty, 10 khoa dược, nhà thuốc bệnh viện, 4 nhà thuốc.
Giá bán có thể chênh lệch tới 300% (Ảnh VietnamNet)
Kết quả thanh tra cho thấy:
Cơ sở kinh doanh thuốc đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng từ và hóa đơn thuế hợp lệ, nhưng vẫn còn tình trạng kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc (đơn cử nhà thuốc Hòa Hảo tại Trung tâm Khám bệnh Medic, TPHCM kinh doanh thuốc Aspirin không rõ nguồn gốc).
Phần lớn các nhà thuốc chưa lưu hóa đơn mua hàng theo quy định; có dấu hiệu mua bán thuốc lòng vòng nhằm nâng giá bán cao hơn nhiều lần giá đã kê khai trong hồ sơ xin cấp giấy đăng ký lưu hành tại Cục Quản lý dược VN (điển hình là thuốc Difosfen 30 viên/hộp, do Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hà Nội nhập khẩu mua bán qua 5 cơ sở, nâng giá bán lên gấp 300% so với giá kê khai). Về thực hiện các quy định quản lý giá thuốc, kết quả thanh tra cho thấy, nhiều cơ sở chỉ niêm yết giá bán thuốc một số loại.
Đặc biệt, khi kiểm tra ngẫu nhiên một số mặt hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu thực tế thường thấp hơn giá kê khai, cá biệt có loại giá nhập khẩu chỉ bằng 50% giá kê khai. So sánh giá nhập khẩu một số mặt hàng với giá bán tại nhà thuốc bệnh viện, công ty TNHH có sự chênh lệch cao tới 300%. Đối với các mặt hàng do công ty độc quyền phân phối thuốc thì tỷ lệ chênh lệch giữa giá thuốc mua vào và giá bán ra thường từ 20%-60%, tuy nhiên cá biệt có mặt hàng cao tới 279%.
Qua kết quả thanh tra, đoàn thanh tra nhận định, giá thuốc có biến động tăng nhẹ từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến bán buôn, bán lẻ và cung ứng vào bệnh viện. Việc tăng giá của một số nhà cung cấp nước ngoài là chưa phù hợp, các DN này chỉ điều chỉnh lại giá bán bất hợp lý khi bị Bộ Y tế “sờ gáy”.
(Theo SGGP)