221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
912476
Ruồi "hành" dân sống gần bãi rác Đông Thạnh, TP.HCM
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Ruồi 'hành' dân sống gần bãi rác Đông Thạnh, TP.HCM
,

(VietNamNet) - Dịch ruồi hoành hành quanh khu vực dân cư gần bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn, TP.HCM) sau khi nơi đây mở cửa tiếp nhận phân hầm cầu.  

>>>Xử lý nước thải hầm cầu tại TP.HCM: Không lối thoát!

>>>TP.HCM: Băn khoăn "lối ra" cho 500m3 chất thải hầm cầu/ngày

Tập thể người dân sống gần khu vực bãi rác Đông Thạnh bức xúc cho biết thời gian gần đây, khi bãi rác tiếp tục tiếp nhận xử lý phân hầm cầu thì khu vực này lại tiếp tục ô nhiễm nặng. Dịch ruồi hoành hành, mùi hôi từ bãi rác và các xe bồn chở hầm cầu phát tán rất khó chịu.

Như VietNamNet đã nêu ở những bài báo trước, sau khi Cơ sở sản xuất phân bón Hoà Bình, nơi duy nhất tiếp nhận khoảng 500m3/ngày chất thải hầm cầu tại TP.HCM buộc phải đóng cửa, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng nêu lo ngại về khả năng bùng phát dịch bệnh.

f
Cơ sở sản xuất phấn bón Hòa Bình, nơi tiếp nhận phân hầm cầu tại TP.HCM đã bị đóng cửa.

Theo cảnh báo này, khi cơ sở duy nhất tiếp nhận chất thải phân hầm cầu ngưng hoạt động, các tài xế xe rút hầm cầu sẽ đổ xuống kênh rạch, gây nguy cơ bùng phát các bệnh như dịch tả, kiết lỵ…

Đến thời điểm trước Tết, Sở Tài nguyên môi trường đã có chủ trương chuyển khối lượng chất thải này về bãi rác Đông Thạnh. Đơn vị trực tiếp thực hiện việc chuyên chở là Công ty Môi trường đô thị thành phố.

Sáng 22/3, trả lời người dân về bức xúc nêu trên, ông Trần Thế Ngọc, giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết sau khi Cơ sở sản xuất phân bón Hoà Bình tạm ngưng để chuẩn bị di dời, Bãi chôn lấp Đông Thạnh trở thành nơi tiếp nhận duy nhất lượng phân hầm cầu của người dân toàn thành phố.

Ông Ngọc lý giải: “Nếu không, lượng phân hầm cầu không có nơi tiếp nhận, xử lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng đổ tràn lan xuống kênh rạch gây ô nhiễm trên diện rộng”.

Theo thống kê của Công ty Môi trường đô thị, trong hơn 2 tháng qua (từ 1/1/2007 đến 15/3/2007), bình quân mỗi ngày bãi rác này phải tiếp nhận từ 350 - 400m3 phân hầm cầu.

Ông Ngọc lý giải: “Mùi hôi phát sinh theo phản ảnh của một số hộ dân là do các chủ phương tiện (chủ yếu là tư nhân), thiếu ý thức”. Trước khi tiếp nhận bùn hầm cầu tại Đông Thạnh, Sở Tài nguyên môi trường đã yêu cầu Công ty Môi trường đô thị xây dựng và thực hiện phương án tiếp nhận, xử lý và giảm thiểu các tác động về môi trường khi tiến hành tiếp nhận bùn hầm cầu tại Đông Thạnh.

Cụ thể, xây dựng các bể tiếp nhận có mái che, hệ thống thu gom nước sau khi tách bùn hầm cầu, sử dụng các chế phẩm khử mùi, sử dụng hoá chất diệt ruồi, yêu cầu các phương tiện thu gom phân hầm cầu khi ra vào bãi chôn lấp phải có biện pháp giảm thiểu mùi hôi đối với các phương tiện của mình. Công ty Môi trường đô thị cũng đã tăng cường phun xịt các loại hoá chất diệt ruồi nhằm hạn chế sự phát sinh của ruồi muỗi xung quanh khu vực.

Theo ông Ngọc, hiện nay Công ty phân bón Hoà Bình đang gấp rút triển khai xây dựng trạm tiếp nhận và xử lý bùn hầm cầu tại Đa Phước, Bình Chánh, dự kiến sẽ tiếp nhận bùn hầm cầu vào tháng 7/2007. Khi đó, việc tiếp nhận xử lý phân hầm cầu tại Đông Thạnh sẽ chấm dứt.

  • Trần Duy
    Ý kiến của bạn đọc:
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,