221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
904078
Hà Nội: 100% hàng rong không đảm bảo vệ sinh
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hà Nội: 100% hàng rong không đảm bảo vệ sinh
,

“100% hàng rong bán len lỏ trong các ngõ ngách không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những kiểu hàng rong đó chỉ có một cách xử lý duy nhất là loại trừ triệt để” - Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thể hiện quan điểm về vấn nạn vệ sinh thức ăn đường phố hiện nay.

Soạn: HA 1046873 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hàng rong ở Hà Nội.

Ông đánh giá thế nào về thực trạng mua, bán thức ăn đường phố ở Hà Nội hiện nay?

- Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, cho đến bây giờ ý thức của người kinh doanh thực phẩm vẫn chưa thay đổi nhiều. Mặc dù quy định về Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VSATTP) đã khá chặt chẽ nhưng việc chấp hành các quy định đó còn hạn chế.

Rất nhiều người sản xuất chế biến thực phẩm không có chút kiến thức nào về an toàn, vệ sinh thực phẩm cũng như các quy định liên quan. Có thể khẳng định rằng 100% hàng rong bán len lỏ các ngõ ngách trong thành phố không đảm bảo VSATTP.

Mặc dù trong năm vừa qua, Hà Nội chưa có vụ ngộ độc tập thể lớn nào xảy ra nhưng hàng ngày Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai vẫn phải tiếp nhận các trường hợp ngộ độc thức ăn. Ngoài ra thức ăn không đảm bảo vệ sinh còn gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Đã có gợi ý rằng, thủ đô chúng ta nên kiểm soát hàng rong bằng cách cấp giấy phép và thường xuyên kiểm tra các chủ hàng kinh doanh kiểu này. Theo ông, phương án này có khả thi?

- Rất khó quản lý theo cách này bởi việc giám sát nguồn gốc hàng hóa của người bán rong khó có thể đạt hiệu quả vì người bán có thể khai là mua hàng ở một nơi, nhưng khi bán hết lại mua ở nơi khác thì cũng không ai có thể kiểm soát nổi. Hơn thế, với một số loại thực phẩm ăn ngay đòi hỏi phải có bát đĩa như bún, bánh cuốn... thì chắc chắn các gánh hàng rong không thể đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh.

Một số phường điểm của thành phố đã từng thí điểm mô hình quản lý các biện pháp tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng cũng đành chịu. Cán bộ quản lý thậm chí không thể biết chính xác là phường mình có bao nhiêu đối tượng bán hàng rong, họ cũng chưa cấp được một giấy chứng nhận nào cho thực phẩm bán rong vì đây là một việc quá khó.

Theo tôi với những loại hình bán hàng rong kiểu này, không thể xem xét cấp giấy được vì dù thế nào cũng không đủ điều kiện, chỉ có cách loại trừ triệt để.

Chính vì vậy, ông cho rằng Hà Nội cần quy hoạch lại những khu vực bán thức ăn đường phố kiểu như Thái Lan, Singapore…?

- Đúng vậy, chúng tôi đang trình lên lãnh đạo thành phố để được thử áp dụng mô hình quản lý kiểu này. Nghĩa là, Hà Nội sẽ không cho phép gánh hàng di động trên vỉa hè đường phố mà có những tuyến phố được phép bán hàng rong theo kiểu tập trung và tuân thủ giờ giấc quy định.

Những quầy hàng này phải giấy phép kinh doanh, chứng nhận VSATTP và có mái che hẳn hoi. Nếu quy định được tiến hành chặt chẽ sẽ không còn đất sống cho những hàng rong mất vệ sinh và người dân sẽ quen dần với nếp sống mới này.

Nhưng trước khi những thử ngiệm này được áp dụng tỏ ra có hiệu quả và được áp dụng chặt chẽ thì vẫn cẫn những biện pháp hạn chế tác hại của các hàng bán rong mất vệ sinh vẫn được bày bán tràn lan hiện nay ở khắp nơi?

- Dù chúng tôi vẫn cố gắng thường xuyên kiểm tra VSATTP các hàng quán trong thành phố nhưng do lực lượng thanh, kiểm tra của chúng tôi vẫn còn mỏng nên dù có dốc sức cũng không xuể! Chính vì vậy, cần tăng cường biện pháp tuyên truyền để người mua nhận thức được sự nguy hiểm và độc hại của thức ăn mất vệ sinh. Chính sự chấp nhận của những người mua đã tạo điều kiện cho hàng rong “bẩn” hoạt động.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Dân Trí)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,