221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
895378
Tràn dầu từ các giàn khoan ngoài khơi miền Trung?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Tràn dầu từ các giàn khoan ngoài khơi miền Trung?
,

(VietNamNet) – Theo GĐ Trung tâm Ứng cứu sự cố dầu tràn khu vực 2, nguồn gốc sự cố tràn dầu trên biển miền Trung có thể từ các giàn khoan ngoài khơi!

 

>> Miền Trung: Huy động máy bay tìm nguyên nhân tràn dầu

>> Hỏi chuyện người thị sát dầu tràn từ máy bay...

>> Nhiều vết dầu loang ven biển miền Trung

>> Dầu đã lan đến vùng biển TT- Huế, Quảng Trị?

 

 

Có khả năng tràn dầu từ các giàn khoan thăm dò

 

Soạn: HA 1025785 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Hà Sơn Hải, GĐ Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2

Đến sáng 3/2, sự cố tràn dầu vẫn tiếp tục lan rộng trên vùng biển miền Trung. Sau khi có thông tin dầu xuất hiện ở TT - Huế, Quảng Trị thì đến thời điểm này, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2 cho biết, dầu cũng đã bắt đầu lan vào đến Dung Quất (Quảng Ngãi).

 

Trong khi đó, các nỗ lực truy tìm nguyên nhân gây nên sự cố tràn dầu này vẫn chưa đem lại hiệu quả. PV VietNamNet đã có cuộc trao đối với ông Hà Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2 để nắm rõ thêm tình hình.

 

Xin ông cho biết tình hình mới nhất về sự cố tràn dầu trên vùng biển miền Trung hiện nay?

 

Ông Hà Sơn Hải: Đến sáng nay, chúng tôi nhận được thông tin dầu đã lan vào đến Dung Quất (Quảng Ngãi). Có ý kiến cho rằng có thể do tàu nước ngoài nào đó đi qua vùng biển của mình tranh thủ xả dầu cặn, nhưng theo chúng tôi thì rất ít xảy ra khả năng này. Vì dầu cặn cũng là dầu, tức cũng là tiền, không ai dại gì ném xuống biển cả. Chưa kể, việc xả dầu cặn trên biển như vậy có thể bị ảnh vệ tinh chụp được thì hậu quả sẽ rất khó lường.

 

Từ các mẫu dầu thu gom, chúng tôi khẳng định đây là dầu thô. Có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân: chìm tàu chở dầu trên biển hoặc rò rỉ từ các giàn khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển ngoài khơi miền Trung. Tuy nhiên, dầu thô này thuộc vùng nào, hàm lượng có giống dòng dầu VN hay không, hay dầu của nước ngoài… thì phải chờ kết quả xét nghiệm của Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường khu vực 3. Liên doanh dầu khí Việt – Xô cũng đã cử người ra để xem xét vấn đề này. Còn hiện nay chưa kết luận được gì cụ thể.

 

Theo Cảng vụ Đà Nẵng, với các tàu lớn như tàu chở dầu, nếu xảy ra chìm tàu sẽ có thông báo ngay, chí ít là qua hệ thống thông báo tự động gắn trên tàu. Nhưng đến nay Cảng vụ Đà Nẵng chưa hề nhận được thông tin về một vụ chìm tàu như thế. Vây xin ông nói rõ thêm về khả năng các giàn khoan trên biển gây ra sự cố tràn dầu hiện nay?

 

Ông Hà Sơn Hải: Chúng tôi đang rất lưu ý đến hoạt động thăm dò của một số giàn khoan trên vùng biển ngoài khơi miền Trung. Trong cơn bão số 6 vừa qua, đã có một giàn khoan xin vào trú ẩn ở Đà Nẵng. Có thể xảy ra khả năng sau khi phát hiện ra dầu, đơn vị thăm dò rút mũi khoan nhưng không bịt kỹ, áp lực từ dưới lòng đất đẩy dầu bục lên.

 

Nếu xảy ra tình hình này thì rất nguy hiểm, vì không biết chỗ nào để triển khai các biện pháp xử lý. Cũng không biết khi nào dầu bục lên. Có thể vài hôm nữa áp lực giảm, dầu sẽ không phun lên nữa, nhưng sau đó áp lực tăng, dầu phun trở lại thì sao?

 

Vì vậy, chúng tôi đã kiến nghị với Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có công điện yêu cầu Petro VN tiến hành ngay việc kiểm tra, khảo sát tình hình thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển ngoài miền Trung, nhất là về công tác phòng chống sự cố dầu phun trào.

 

Ông đánh giá tính chất, mức độ của sự cố lần này như thế nào?

 

Ông Hà Sơn Hải: Theo tôi là rất nghiêm trọng, ở chỗ chưa xác định được nguyên nhân mà đã thấy dầu tràn khắp nơi, trải trên một diện rất rộng, không biết chỗ nào mà lường. Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân thì khả năng sự cố tràn dầu này sẽ còn lan rộng hơn nữa!

 

Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2 có biện pháp gì khả thi để nhanh chóng khắc phục sự cố này?

 

Ông Hà Sơn Hải: Cách tốt nhất hiện nay là tổ chức cho người dân các vùng ven biển tham gia thu gom dầu tràn vào bờ. Trung tâm sẽ hướng dẫn cách thức thu gom ứng  chi phí thực hiện việc này cho các địa phương trả cho người dân. Sau khi xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu, nếu trách nhiệm thuộc đơn vị nào thì chúng tôi sẽ buộc đơn vị đó phải bồi thường.

 

Phải tiến hành thu gom một cách triệt để, nếu để các hạt dầu lẫn vào đất, khi gặp nắng sẽ tan ra thì không có loại hải sản nào có thể chịu nổi. Lượng dầu sau khi thu gom phải chuyển về khu xử lý của Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2 tại Hoà Cầm (Đà Nẵng) để đốt, tuyệt đối không chôn xuống đất sẽ gây nguy hại về lâu dài và rất nặng nề.

 

Soạn: HA 1025787 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trước mắt, Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2 sẽ chi trả kinh phí thu gom dầu tràn vào bờ biển miền Trung Ảnh: HC

Đầu tư thiếu đồng bộ, không phát huy được hiệu quả

 

Vì sao không triển khai thu gom dầu ngay từ trên biển, không cho tràn vào bờ để giảm thiểu nguy hại?

 

Ông Hà Sơn Hải: Không thể ngăn chặn ngay từ ngoài biển được vì không rõ nguyên nhân, không biết nó xuất phát từ đâu. Chúng tôi hiện có 2km phao quây dầu, trong khi sự cố tràn dầu hiện nay đã lan ra trên 100km bờ biển thì biết ngăn ở chỗ nào là chính xác đây?

 

Là đơn vị duy nhất trên địa bàn có chức năng tìm kiếm, xác định nguyên nhân các sự cố tràn dầu trên vùng biển miền Trung. Nhưng tại sao đã nhiều ngày rồi mà nguyên nhân này vẫn chưa được làm rõ?

 

Ông Hà Sơn Hải: Trung tâm của chúng tôi có chức năng phát hiện nguyên nhân gây nên sự cố tràn dầu, xử lý ngay tại chỗ và tiến hành các biện pháp khắc phục về sau. Tuy nhiên trước diễn biến tình hình như hiện nay thì chúng tôi chỉ có thể tập trung cho công tác khắc phục, vì sự cố diễn ra trên diện quá rộng, lại không xác định được nguyên nhân.

 

Trước đây miền Trung cũng đã xảy ra một số sự cố tràn dầu. Như tàu của Tổng cục Hậu cần với 350 tấn dầu bị sự cố, Công ty Xăng dầu khu vực 5 bơm dầu quá tải đường ống… đều được chúng tôi xử lý ngay. Còn đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng chưa rõ nguyên nhân mà đã thấy dầu tràn khắp vùng biển, nên việc xử lý, khắc phục cũng gặp rất nhiều khó khăn.

 

Sáng 2/2, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Quốc phòng đã điều cả trực thăng bay thám không mà vẫn không xác định được nguồn gốc dẫn tới sự cố. Riêng với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2, hiện có đầy đủ thiết bị như phao quây, máy hút dầu, máy phân ly dầu và nước, chất dung môi xử lý dầu ngấm xuống đất để tái tạo đất… Song rất tiếc lại chưa có tàu chuyên dụng làm công tác tìm kiếm, phát hiện nguyên nhân dẫn tới sự cố tràn dầu.

 

Chúng tôi hiện chỉ có một tàu dầu, khi nào biết chắc chắn nguyên nhân, địa điểm xảy ra sự cố thì mới ra xử lý khẩn cấp, không để lây lan rộng ra. Còn với việc truy tìm nguyên nhân dẫn tới sự cố tràn dầu hiện nay thì tàu này không thể thực hiện được.

 

Nói như vậy là việc đầu tư cho Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu khu vực 2 chưa hiệu quả?

 

Ông Hà Sơn Hải: Ở VN hiện nay có 3 Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Trong đó, hai trung tâm ở Hải Phòng và Vũng Tàu hầu như chưa có gì, chưa đi vào hoạt động. Trung tâm ở Đà Nẵng có thể nói đi đầu trong cả nước. Tuy nhiên việc đầu tư cho Trung tâm 2 chưa đồng bộ. Chính phủ cấp trang thiết bị, nhưng lại không có tàu chuyên dụng. Nơi làm việc, lương bổng... của hơn 30 cán bộ, nhân viên Trung tâm đều do Công ty Sông Thu (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) tự lo.

 

Hiện Công ty Sông Thu đang tiến hành đóng chiếc tàu ứng cứu sự cố tràn dầu, đến tháng 6 sẽ hạ thuỷ. Thế nhưng chiếc tàu này còn khá nhỏ, vốn đầu tư khoảng 35 tỉ đồng. Với lượng giãn nước 750 tấn, tàu này chỉ có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 4 - 5 mà thôi.

 

Hơn nữa, theo kế hoạch thì chiếc tàu này sẽ bố trí tại Vân Phong. Chúng tôi đang kiến nghị cho bố trí tàu này trực tại Đà Nẵng – Dung Quất vì chương trình Dung Quất rất lớn. Dự kiến mỗi năm có khoảng 6 triệu tấn dầu qua lại, mà xác suất xảy ra sự cố tràn dầu là 1/1.000, cứ 1.000 tàu đi qua thì có khả năng 1 tàu bị sự cố, nên phải chuẩn bị năng lực ứng cứu sự cố tràn dầu thật tốt.

 

Thế còn việc đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu?

 

Ông Hà Sơn Hải: Đúng là Chính phủ đã có chủ trương và Bộ Quốc phòng cũng đã quyết định giao cho Công ty Sông Thu đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu, phục vụ chương trình Dung Quất. Đây sẽ là chiếc tàu hiện đại, trang bị ra đa dò tìm, phát hiện sự cố dầu tràn trên biển cách vài km cả ban ngày lẫn ban đêm. Với lượng dãn nước 1.700 tấn, tàu này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thu gom dầu kể cả lúc bão tố, sóng to gió lớn…

 

Tổng vốn đầu tư cho chiếc tàu này khoảng 200 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện Chính phủ mới chỉ cấp 30 tỉ đồng. Bộ Quốc phòng đang đề nghị Chính phủ cấp thêm 120 tỉ đồng để triển khai dự án. Dự kiến khoảng tháng 7 – 8/2007 mới có thể làm lễ đặt ky để bắt tay vào việc đóng tàu, và phải khá lâu sau mới hoàn thành.

 

Soạn: HA 1025789 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu ứng phó sự cố tràn dầu có lượng giãn nước 750 tấn đang được đóng tại Công ty Sông Thu Ảnh: HC

Chỉ giải quyết ở phần ngọn thì không hiệu quả!

 

Theo phán đoán của ông thì sự cố tràn dầu hiện nay sẽ còn kéo dài bao nhiêu lâu nữa?

 

Ông Hà Sơn Hải: Nếu dầu không tiếp tục tràn nữa thì với sản lượng dầu thu gom được và công suất đốt của khu xử lý tại Hoà Cầm hiện nay là 24 tấn/ngày, khoảng 10 ngày nữa sẽ đốt hết. Khu xử lý này hoạt động đã 10 năm, trong điều kiện kín, áp dụng công nghệ Nhật Bản. Định kỳ 3 tháng một lần được Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng kiểm tra, xác nhận mức độ an toàn.

 

Tuy nhiên, do không tìm ra nguyên nhân nên không thể nói sự cố lần này còn kéo dài bao lâu nữa. Nếu là sự cố chìm tàu, có thể căn cứ vào lượng dầu chứa trong tàu để ước tính dầu sẽ tràn bao nhiêu lâu thì hết. Nhưng nếu là sự có dầu phun trào từ các giàn khoan thăm dò, lúc này phun, lúc khác ngưng, không biết địa điểm chính xác thì đành chịu.

 

Trước tình hình này, ông có kiến nghị gì?

 

Ông Hà Sơn Hải: Chúng tôi đề nghị Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan chức năng Trung ương, kể cả Petro VN, triển khai các biện pháp quyết liệt để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự cố tràn dầu hiện nay. Phải tìm ra nguyên nhân để xử lý tận gốc, chứ cách xử lý như hiện nay chỉ là ở phần ngọn, không có hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, chúng tôi kiến nghị Chính phủ trước mắt nên đầu tư tập trung, đồng bộ cho một Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu đủ khả năng đáp ứng trước mọi tình huống. Cách đầu tư như hiện nay còn quá dàn trải, mỗi nơi một ít nhưng lại không phát huy được.

 

Ở Thuỵ Điển, bình quân 200km bờ biển có một Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu. Khi xảy ra sự cố là họ lập tức có mặt, quây phao quanh khu vực dầu tràn để xử lý. Nếu để trễ sau 12 tiếng đồng hồ thì phao không còn tác dụng vì khi đó dầu đã lan rộng. Nước ta có mấy ngàn km bờ biển song chỉ mới có 3 trung tâm, lại không được đầu tư đồng bộ thì rất khó ứng cứu có hiệu quả đối với mọi tình huống tràn dầu.

 

Nếu có tàu chuyên dụng, chúng tôi đã triển khai truy tìm nguyên nhân gây ra sự cố rồi chứ không ngồi chờ như thế này. Hiện chúng tôi đang đề xuất cấp thẩm quyền cho phép sử dụng tàu Cảnh sát biển (của lực lượng Hải quân) vào việc này. Mọi trang thiết bị chúng tôi đều đã sắp đặt sẵn, chỉ chờ có ý kiến đồng ý là đưa lên tàu đi ngay!

 

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

  • Hải Châu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,