221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
886554
"Làm sạch" giao thông: "Không còn đường lùi!"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Làm sạch' giao thông: 'Không còn đường lùi!'
,

(VietNamNet) - Trao đổi với báo giới chiều 12/1, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận: tổ chức giao thông Việt Nam còn nhiều bất ổn; dịp"làm sạnh" mạnh mẽ này là cơ hội để sắp xếp lại; các ban ngành và nhân dân "không còn đường lùi nữa!".

2007: Xếp quy hoạch hàng đầu, xây cảng biển tầm cỡ!

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói ngành giao thông phải đặt vấn đề quy hoạch lên hàng đầu! - Ảnh: Phạm Hải

Chiều nay (12/1), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự Tổng kết ngành GTVT và chỉ đạo ngành giao thông sớm hoàn thiện chiến lược giao thông trong thế hội nhập mới.

Theo Phó Thủ tướng, hạ tầng giao thông Việt Nam đang ở mức yếu kém, các ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy đều phát triển ở mức thấp, không đáp ứng nhu cầu. Đến năm 2020, khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế lớn, đòi hỏi sử dụng giao thông công cộng lớn.

Một trong những lĩnh vực giao thông quan trọng trong thời kỳ hội nhập mà PTT Nguyễn Sinh Hùng quan tâm chỉ đạo Bộ GTVT là cảng biển: "Chúng ta chưa có cảng biển tầm cỡ, mặc dù có nhiều cảng, tàu cá ra biển gặp gió cấp 6 đã lao đao. Bởi vậy, phải tìm cách xây dựng chiến lược phát triển không chỉ dựa vào ngân sách hoặc vốn ODA".

PTT Thường trực chỉ đạo trong năm 2007, ngành giao thông phải đặt vấn đề quy hoạch lên hàng đầu để phục vụ giai đoạn CNH, HĐH đất nước.

Tổ chức giao thông chưa ổn!

Cũng trong chiều 12/1, bên lề Hội nghị Tổng kết ngành GTVT, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã trao đổi cởi mở với báo chí về các vấn đề liên quan đến ATGT hiện nay.

- Thưa Bộ trưởng, có ý kiến cho rằng chế tài của mình chưa đủ mạnh để tạo sức răn đe?

- Đúng như vậy, chế tài chưa đủ mạnh. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều kiện thu nhập của người dân còn thấp, nếu áp dụng biện pháp phạt hành chính cao quá thì cũng không hợp lý. Tuy nhiên, nhìn chung dư luận cũng cho rằng chế tài như vậy chưa đủ sức răn đe. Sắp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu để sửa đổi Nghị định 152 xử phạt hành chính người vi phạm ATGT theo hướng tăng hình thức phạt lên.

Nhưng cơ bản, bên cạnh việc tăng mức phạt ấy, phải có những hình thức như thế nào để cho người vi phạm thấy thấm thía hơn chứ không phải tập trung vào việc phạt tiền. Ví dụ như, bắt người vi phạm học lại Luật, có hình thức tạm giữ phương tiện như thế nào cho khác, không cho hành nghề trong một khoảng thời gian nào đấy. Nhiều biện pháp kết hợp lại, họ sẽ thấm thía với việc nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của mình.

Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng trả lời báo chí - Ảnh: Thiên Đình

- Quy hoạch vận tải hiện nay có nhiều lỗ hổng và đôi khi nó đã tạo ra áp lực cho lái xe khi tham gia trên đường như lúc phải đi nhanh, lúc phải đi chậm, ông nghĩ như thế nào?

- Đó cũng là một trong những nguyên nhân. Vấn đề tổ chức giao thông ở mình bộc lộ nhiều bất cập. Đó là quá trình của hàng chục năm nay rồi, đã thành thói quen rồi. Nghĩa là, giao thông của mình bây giờ là giao thông hỗn hợp, giao thông trộn dòng. Đủ các loại phương tiện đi trên một dòng.

Lâu nay, có dư luận trách xe buýt, điều đó cũng đúng vì nó có nhiều hiện tượng ẩu, gây tai nạn... Nhưng cũng phải thấy rằng nếu cứ tổ chức giao thông như thế này thì xe buýt cũng bị ức chế khi phải lách giữa người đi bộ, xe máy...

Vì thế, tổ chức vận tải bây giờ phải làm sao giảm được phương tiện cá nhân và tổ chức tốt việc tăng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe khách. Đồng thời, phải tổ chức phân luồng, phân tuyến cho từng loại phương tiện trên đường thì dần dần mới có thể cải thiện được.

Không còn đường lùi!

- Thưa Bộ trưởng, vừa qua VietNamNet có đưa thông tin về một cách làm hay của tỉnh Hải Dương. Đó là vi phạm ATGT bị báo về cơ quan, địa phương và lấy đó làm một trong những tiêu chí xét thi đua. Ngoài ra, khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ, người dân cũng phải trả lời các câu hỏi về Luật Giao thông của CSGT. Bộ trưởng nghĩ như thế nào về phương pháp này, liệu Bộ GTVT có nhân rộng mô hình này ra không?

- Tôi cho rằng đó là một mô hình tốt! Tôi hoan nghênh các biện pháp này! Bên cạnh xử phạt thì mình vẫn phải có những hình thức khác như Hải Dương đã áp dụng. Gần đây Hà Nội cũng yêu cầu những người vi phạm ATGT phải học những lớp học lại về Luật Giao thông. Mô hình của Hải Dương cần phải được nhân rộng và cũng phải tìm kiếm thêm những biện pháp tương tự để áp dụng đại trà.

- Công tác tuyên truyền có tác dụng mạnh trong lĩnh vực ATGT. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chỉ từ khi 2 giáo sư nổi tiếng bị TNGT, báo chí đồng loạt lên tiếng thì mới tạo dư luận. Có phải trước đó, công tác tuyên truyền về ATGT chưa đạt hiệu quả?

- Tôi cho rằng, trong thời gian vừa qua, về công tác tuyên truyền mình đã có nhiều cố gắng. Không phải vì có 2 giáo sư nổi tiếng bị tai nạn thì thông tin tuyên truyền mới nhiều lên. Trước đó, Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT, Bộ Công an cũng đã có rất nhiều hình thức liên kết, hợp tác với các cơ quan báo chí và các đoàn thể quần chúng như thanh niên, MTTQ, phụ nữ. Tuy nhiên, tôi cũng công nhận rằng khi có những vấn đề bức xúc thì nó tạo đà để chúng ta nhìn nhận vấn đề ATGT một cách mạnh mẽ hơn, gây được sự đồng thuận lớn hơn trong xã hội.

- Thưa Bộ trưởng, có thể coi đây là thời cơ để chúng ta đẩy mạnh vấn đề ATGT?

- Đây là một thời cơ, thời điểm đúng lúc để chúng ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATGT. Về phía lãnh đạo Bộ GTVT, chúng tôi rất quyết tâm. Phải thực hiện, không còn con đường lùi nữa!

Đưa ATGT vào chỉ tiêu từng địa phương?

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng vấn đề tổ chức giao thông ở Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập! - Ảnh: Phạm Hải

- Trung ương thì rất quyết tâm nhưng ở các địa phương thì sao? ATGT có được đưa vào chỉ tiêu phát triển của địa phương không?

- Chúng tôi có kiến nghị với Chính phủ là đưa ATGT vào như một chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế xã hội của địa phương. Tôi nghĩ Chính phủ sẽ hoan nghênh ý kiến này và sắp tới sẽ có chỉ đạo cụ thể. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi cũng đã có ý kiến với HĐND và UNBD các tỉnh để đưa ATGT vào chỉ tiêu của HĐND, UBND để điều hành và thực hiện từng tháng, quý.

Sắp tới, chúng tôi sẽ theo dõi thống kê và cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng xem các địa phương thực hiện như thế nào.

- Có ý kiến cho rằng, vì góp ý qua Internet nên diễn đàn hiến kế của Bộ GTVT và Uỷ ban ATGT Quốc gia đang làm chỉ tập trung ở thành phố, như vậy thì việc tuyên truyền ATGT cho vùng núi, vùng nông thôn như thế nào?

- Đó cũng là vấn đề chúng tôi suy nghĩ! Bây giờ chúng tôi đang nghiên cứu để bổ sung thêm hình thức diễn đàn mà không phải sử dụng Internet nhưng người dân vẫn tham gia được ví dụ như thư tín, bài viết qua báo chí...

- Trong diễn đàn hiến kế của Bộ GTVT đang kêu gọi, nội dung nào được người dân quan tâm ''hiến'' nhiều ''kế'' nhất, thưa Bộ trưởng?

- Một trong những vấn đề người dân quan tâm nhất là việc giảm phương tiện cá nhân. Tiếp theo là tăng cường ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Tôi nghĩ giảm phương tiện cá nhân là cần thiết nhưng phải có lộ trình.

- Bộ trưởng nghĩ như thế nào về việc Hà Nội đang chuẩn bị xây cầu cạn để phục vụ người đi bộ?

- Rất cần thiết! Chúng ta bây giờ đang rất thiếu vị trí cho người đi bộ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông và TNGT. Vỉa hè thì bị xâm chiếm, dưới đường thì nhiều phương tiện.

- Cám ơn Bộ trưởng!

  • Thế Lê Vinh (thực hiện)

Tin liên quan:

>> Bộ GTVT: Năm 2007, giảm 10-12% người chết TNGT
>> Nhật ký "Bất ổn giao thông HN": Phạm luật trước "mũi" CSGT!
>> Hãy cùng viết, vẽ, tạo slogan...vì những con đường VN yên lành!
>> Bộ trưởng GTVT: Đã đến lúc mạnh tay giảm tai nạn!
>> Chính phủ đề nghị báo chí mở diễn đàn về ATGT
>>
Phát động cuộc thi “9X- Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”
>> Hà Nội: Ra quân giải toả 66 điểm ùn tắc giao thông
>> "Đi chậm lại 10 phút mỗi ngày thì có hại gì đâu!"
>> Cháu muốn tự thiết kế slogan "Tôi không phóng nhanh vượt ẩu"!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,