221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
877850
Hà Nội "làm sạch" giao thông: Cấp tập đổi, cấm nhiều "thứ"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hà Nội 'làm sạch' giao thông: Cấp tập đổi, cấm nhiều 'thứ'
,

(VietNamNet) - Giám đốc Sở GTCC Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết Sở vừa đưa ra hàng loạt giải pháp cấp bách nhằm tổ chức lại giao thông Thủ đô. Sẽ xoá nhiều bãi đỗ xe dưới đường, chuyển nhiều điểm dừng, đỗ xe buýt, xén hàng loạt hè đường và... cấm nhiều "thứ".

  • Hà Nội: Ra quân "làm sạch" giao thông
  • Phát động cuộc thi “9X- Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”
  • "Đi chậm lại 10 phút mỗi ngày thì có hại gì đâu!"
  • Cháu muốn tự thiết kế slogan"Tôi không phóng nhanh vượt ẩu"!
  • "Tôi không muốn phóng nhanh, vượt ẩu"
  • Lời tha thiết của hiệu trưởng Marie Curie gửi học trò
  • Nói không với phóng nhanh vượt ẩu!
  • Cháu tin 9X không phóng nhanh, vượt ẩu
  • Đau xót quá, anh Đạo ơi!
  • Nhiều bạn đọc hưởng ứng "nói không với phóng nhanh vượt ẩu"
  • Từ GS bị xe máy đâm, nhìn lại ý thức giao thông
  • Từ vụ GS bị tai nạn nghĩ về ý thức người Việt
  • GS hàng đầu thế giới bị xe máy đâm tại Hà Nội
  • Nhiều tuyến phố sẽ bị xén vỉa hè để lòng đường thông thoáng hơn.

    Rà soát nhiều điểm dừng xe buýt, xoá một số bãi đỗ xe

    Bắt đầu từ ngày 1/1/2007, Sở GTCC sẽ cắm biển và vận hành một số tuyến đường một chiều cho xe ôtô trên các tuyến Đoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Huy Tự - Lê Quý Đôn.

    Trong ngày 25/12, Sở sẽ thu hồi tất cả các văn bản cho phép đỗ xe dọc đường Đoàn Trần Nghiệp (từ khu Liên cơ Vân Hồ đến phố Huế). Đồng thời, thu hồi hai đảo giao thông tại Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng và đảo giao thông Yên Phụ - An Dương trước ngày 22/12, theo đề nghị của phòng CSGT.

    Lãnh đạo Sở GTCC cũng yêu cầu các phòng nghiệp vụ của Sở, Trung tâm quản lý điều hành GTĐT, Thanh tra GTCC khảo sát để di chuyển điểm dừng, đỗ xe buýt dưới gầm cầu Long Biên vào đường dải phân cách giữa để đảm bảo an toàn, giảm ùn tắc; điểm dừng thứ hai là Lê Trực - Tây Sơn phải di chuyển xong trước ngày 5/1/2007. Một số tuyến phố khác sau khi khảo sát cũng đã được yêu cầu xén hè các điểm dừng xe buýt trong tháng 1/2007 là tuyến phố Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Khâm Thiên.

    Trong tháng 12/2006, Ban Quản lý dự án GTĐT Hà Nội đã bàn giao các nút đèn tín hiệu đã hoàn thành cho Công an thành phố. Sở GTCC đã yêu cầu phòng GTĐT phối hợp với CSGT điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông theo giờ cao điểm và bình thường. Sở cũng yêu cầu triển khai lắp 11 cụm đèn tín hiệu giao thông bao gồm nút Yên Phụ - Tân Ấp, nút Nguyễn Du - Yết Kiêu, Trường Chinh - phố Vọng, Giải Phóng - Kim Đồng, Hàng Đậu - Trần Nhật Duật, Lạc Trung - Thanh Nhàn, Ngô Thì Nhậm - Lê Văn Hưu, Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, Giải Phóng - Trương Định, Giải Phóng - Linh Đàm, Trần Nhật Duật - Hàng Muối.

    Một số tuyến như QL5, đường Nguyễn Văn Cừ sẽ thực hiện cắm bổ sung biển báo hạn chế tốc độ, phân luồng xe trên cầu Chương Dương. Sở cũng sẽ trình Bộ GTVT cho phép ô tô con đi vào đường thô sơ của cầu Thăng Long trong giờ cao điểm, tổ chức lại giao thông trên các tuyến Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân, đê Hữu Hồng, đường Hoàng Hoa Thám, đặc biệt là nút giao thông Văn Cao - Tam Đa. Sở GTCC cũng sẽ yêu cầu di chuyển toàn bộ bãi đỗ xe tải trên đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải ra ngoài vành đai II, đồng thời sẽ hạn chế các điểm đỗ xe con trên các tuyến phố nội đô chuyển ra khu vực này.

    Thí điểm cầu vượt cho người đi bộ

    Hà Nội đang đối diện với những bức xúc về giao thông đô thị - (Ảnh: Minh Quân)

    Trên tuyến đường Đại Cồ Việt (trừ chỉ giới mở nút Kim Liên) sẽ thực hiện ngay xén dải phân cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ trước ngày 30/1/2007. Tiếp đến, đoạn đầu đường Đào Duy Anh cũng sẽ được xén hè. Toàn bộ dải hộ lan trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (đoạn Hoàng Quốc Việt - đường 69) sẽ được dỡ bỏ xong trước ngày 30/12/2006.

    Từ nay đến cuối tháng 12, tất cả các sơn kẻ vạch cho người đi bộ bị mờ, cũ, biển báo hiệu cho người đi bộ còn thiếu trên địa bàn 9 quận, huyện sẽ được sơn kẻ lại mới và cắm thêm biển báo. Ngoài ra, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận sẽ hoàn thiện phương án sơn kẻ, biển báo và tổ chức giao thông.

    Đặc biệt, Sở GTCC Hà Nội cũng đã giao cho Ban QLDA duy tu GTĐT phối hợp với Công an thành phố Hà Nội khảo sát thiết kế một cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn trước cửa trường Đại học Luật hoặc Học viện hành chính quốc gia) trong quý I/2007. Riêng vấn đề cầu cạn, đây là vấn đề đáng ra Hà Nội phải triển khai từ rất lâu. Với điều kiện thực tế của Hà Nội, người dân sẽ ngại những gì án ngữ ở mặt tiền. Tuy nhiên, ý kiến một lãnh đạo ngành GTCC cho rằng không nên xây cầu cạn kiên cố mà cần lắp đặt những cầu sắt với những module, khẩu độ khác nhau và khi cần thì có thể tháo lắp dễ dàng.

    Đây cũng là vấn đề công an Hà Nội đề nghị với thành phố trước tình trạng người đi bộ bị TNGT tăng nhanh (mới nhất là vụ tai nạn với 2 giáo sư nổi tiếng). Lực lượng công an kiến nghị, trong năm 2007, Hà Nội sớm có quy định xây dựng cầu cạn cho người đi bộ tập trung tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân (vì tai nạn liên quan đến đi bộ chiếm tới 16% ở các quận này).

    Sẽ cấm nhiều "thứ"!

    Cần nhiều giải pháp cho giao thông tại thủ đô Hà Nội.

    Sở GTCC cũng từng có đề nghị ''đánh vào kinh tế''. Đó là các phương tiện vào thành phố phải tính giá, nghĩa là thu tiền như phương tiện hoạt động trên các quốc lộ, bởi lẽ sự phá hoại hạ tầng quá nhanh của các phương tiện.

    Tuy nhiên, lực lượng CSGT không đồng ý với ý kiến này vì nếu các phương tiện dừng lại mua vé, sẽ lại ùn ứ giao thông.

    Tiếp đến là hạn chế đăng ký phương tiện. Về tuổi thọ xe máy cần quy định rõ với lộ trình từ nay đến năm 2010 phải giảm 70% số phương tiện cá nhân này. Cụ thể xe máy Trung Quốc chỉ sử dụng 3 năm, xe máy Nhật bản dùng 7 năm để từ đó sẽ thanh loại phương tiện cá nhân. Ngoài ra, cũng có đề nghị cần có những tuyến đường cấm hoàn toàn xe máy như tuyến đường Lê Duẩn - Giải Phóng; Kim Mã - Cầu Giấy. Theo tính toán, đây là những tuyến đường có tới trên 3.000 lượt xe buýt hoạt động, do đó cần cấm hoàn toàn xe máy lưu thông.

    Trước đó, tại cuộc họp với lãnh đạo thành phố, Công an Hà Nội cũng chính thức có kiến nghị về những giải pháp cho giao thông HN. Cụ thể, công an thành phố yêu cầu không cắt điện cấp cho đèn chỉ huy giao thông. Một yêu cầu tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng cho việc điều khiển giao thông vì theo Phòng CSGT, có đợt mất điện liên tục (từ 1/10-22/10 có 38 lượt mất điện các nút đèn giao thông).

    CSGT cũng đề nghị cần có quy định cho xe vận chuyển du lịch từ 26 chỗ trở xuống hoạt động 24/24h với tỉ lệ 15% tổng số đầu xe của DN để đưa khách đi sân bay. Tần suất xe buýt cũng được đề nghị thay đổi. Cụ thể, tại quận Đống Đa, Thanh Xuân giảm 30% tần suất xe buýt và điều chỉnh luồng tuyến xe buýt theo nguyên tắc: Xe trên 30 chỗ không hoạt động ở các tuyến đường từ 10m trở xuống; xe trên 30 chỗ ngồi chạy tuyến 10m khi muốn vào phố nhỏ thì phải trả khách đi bộ. Đặc biệt, các điểm dừng xe buýt phải cách ngã ba, ngã tư ít nhất là 200m và điểm dừng xe buýt cách nhau 1.000m. Công an thành phố còn kiến nghị UBND TP kiểm tra hoạt động của taxi và quy định các hãng có từ 100 đầu xe mới được hoạt động, đồng thời tạm dừng cấp phép hành nghề taxi. 

    Lãnh đạo Sở GTCC khẳng định, tất cả những biện pháp cấp bách về tổ chức giao thông sẽ phải thực hiện với tiến độ nhanh nhất để đảm bảo trật tự ATGT cho thủ đô.

    • Thế Lê Vinh

    Bạn nghĩ gì về các giải pháp "làm sạch" giao thông nói trên?

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,